Hồn thơ Nguyễn Khuyến - Hồn thơ Tú Xương
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 161.40 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hồn thơ Nguyễn Khuyến Chính là "Tiếng sáo vo ve" bên trời "nước vọng", là "bóng trăng trôi"dưới dòng lũ vô tình cuộn xiết, hóa chiếc thuyền thơ cô độc len lỏi trên thi đàn Việt Nam thuở cơn lụt lội nhân tình thế thái ngập tràn xứ sở. Ngay trong hai câu thơ hay đến sững sờ tả cảnh đẹp hun hút, đẹp rờn rợn nổi gai ốc của nước lụt Hà Nam này, Nguyễn Khuyến cũng chỉ cốt mượn nước lụt mà gọi hồn nước về trong từ "nước vọng" để : "Sửa sang việc nước cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồn thơ Nguyễn Khuyến - Hồn thơ Tú Xương Hồn thơ Nguyễn Khuyến - Hồn thơ Tú Xương Hồn thơ Nguyễn Khuyến Chính là Tiếng sáo vo ve bên trời nước vọng, là bóng trăng trôidưới dònglũ vô tình cuộn xiết, hóa chiếc thuyền thơ cô độc len lỏi trên thi đàn Việt Nam thuởcơn lụt lội nhân tình thế thái ngập tràn xứ sở. Ngay trong hai câu thơ hay đến sững sờtả cảnh đẹp hun hút, đẹp rờn rợn nổi gai ốc của nước lụt Hà Nam này, NguyễnKhuyến cũng chỉ cốt mượn nước lụt mà gọi hồn nước về trong từ nước vọng để :Sửa sang việc nước cho yên ổn... Tâm thức nước, nước non, đất nước... có thểnói là tâm thức chủ đạo của Nguyễn Khuyến trong cả thơ nôm và thơ chữ Hán tuy ởđây chúng tôi chỉ mới khảo sát qua thơ nôm của ông mà thôi. Trong bài thơ Tự trào,Nguyễn Khuyến nói thẳng ra điều cốt lõi nhất, đau đớn nhất của ông là nỗi nhục, nỗiđau vong quốc, thông qua nghĩa đen của cuộc chơi cờ :Cờ đương giở cuộc không cònnước. Vì Không còn nước nên vua cũng không còn thực nữa, chỉ là vua hề, chỉ làquan phường chèo thôi : Vua chèo còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ khác chithằng hề ( Lời vợ anh phường chèo). Một vị túc nho lấy trung quân ái quốc làm đầu,phải tự tìm nhọ nồi, muội đèn, tro trấu mà bôi trát lên mặt vua quan thành trò hề nhưthế, với Nguyễn Khuyến hẳn là nỗi đau lớn nhất trong đời? Vì Không còn nước nênsau hơn 12 năm làm quan tới chức Tổng đốc Sơn Tây, lúc vua Tự Đức mất và vuaHàm Nghi ra chiếu cần vương chống Pháp, nhà thơ mượn cớ mắt lòa cáo quan về ẩndật cùng cà thâm dưa khú. Ông buồn lặng hóa mây côi, hóa hạc độc, hóa thành hoa năm ngoái, thành ngỗng nước nào, thành con cuốc gọi hồn nước năm canh,thậm chí hoá thân vào mẹ Mốc, vào gái góa, vào anh giả mù, giả câm giả điếc, thậmchí giả điên kiểu Sở cuồng, làm thơ đả kích giặc và tay sai, như một cách yêu nướckháng Pháp của riêng mình... Nguyễn Khuyến đau đớn nhận ra hoa nở ngoài giậu thucũng không còn là hoa hôm nay của mình nữa, ngỗng kêu trên bầu trời quê hương dĩnhiên là ngỗng nước mình, chứ sao lại là ngỗng nước nào: Mấy chùm trước giậu hoanăm ngoái / Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?( Thu vịnh). Khi Không cònnước nữa thì con ngỗng kia cũng thành vong quốc, vong thân, thành ngỗng nướcnàothôi. Phải chăng ngỗng ấy cũng là ngỗng từ năm ngoái, ngỗng của mình xưa màkhông dám nhận, mà phải đau đớn than là ngỗng nước nào? Rằng người không còngiữ được nước thì bay về làm gì ngỗng ơi? Nhà thơ tủi hổ với cả ngỗng trên trời vàhoa dưới đất, muốn làm con cá lặn khuất dưới ao bèo, ngại cả nỗi cắn câu. Đất đã mấtthì trời phỏng còn ư, mùa thu phỏng còn ư ? Hoa ấy, ngỗng ấy cũng là NguyễnKhuyến như mây côi và hạc độc kia còn bị vong thân, vong quốc huống nữa làtrời đất, con người! Chúng tôi cho rằng, dù viết về phong cảnh mùa thu nông thôn , dùnới rộng đề tài ra từ bản thân mình đến xã hội, từ chim hoa, xóm mạc đến nước non...hồn thơ Nguyễn Khuyến bao giờ cũng toát lên một tinh thần yêu nước sâu xa, yêunước trong đau đớn, tủi buồn, yêu một cách trầm lắng mà sôi sục, quặn thắt mà quanhoài, trào lộng mà trữ tình, kín đáo mà động vang, cô đơn mà hòa nhập, lạnh lùng màbỏng cháy, dữ dội mà dịu êm. Bút pháp nghệ thuật bậc thầy dùng thuỷ nói hỏa, dùngtĩnh tả động, dùng dương tả âm, dùng vật tả tâm, dùng cảnh ngụ tình và ngược lại củaNguyễn Khuyến đã khiến không ít người khi tiếp cận thi ca ông, mới đụng vỏ ngoàiđã tưởng thấu vào gan ruột. Ví như trường hợp ba bài thơ thu của thi hào là bài Thuvịnh, Thu điếu, Thu ẩm được coi là dấu hiệu thiên tài của nhà thơ nông thôn đệnhất Việt Nam mà có người, ngay cả khi viết sách giáo khoa cũng chưa thẩm hết hồnthu Nguyễn Khuyến. Họ nhìn bằng mắt thường nên ngỡ mặt ao thu bình lặng kia làđáy nước, nên bảo nhà thơ viết về mùa thu với tâm trạng thư thái, an nhàn(!) Rằng nhàthơ uống rượu say nhè như anh Chí Phèo say rượu lè nhè vậy...Không, NguyễnKhuyến chỉ hớp một tí rượu trong chén hạt mít lấy hứng, chứ không say lè nhè như aihiểu. Dưới cảnh thu, ngồi nhấp chút rượu thu, câu cá thu, làm thơ thu, nhà thơ chỉmượn bề mặt tĩnh lặng ao thu mà tả sự động vang sôi sục, quặn thắt, u uẩn, buồnthương nơi thẳm đáy lòng mình , đặng gọi hồn nước đã mất về thương hồn thu hiểnhiện. Nói theo kiểu Apollinaire, Nguyễn Khuyến chừng cũng cảm thấy hồn thu đãchết, đã bỏ đi đâu như hoa kia ngỗng nọ, chỉ còn thân xác thu trong veo, cô quạnh,vắng ngắt, bàng bạc như con ve mùa hè nằm chết trong mùa thu sau khi đã hát rỗng cảruột gan. Tả lửa song Nguyễn Khuyến vẽ khói, tả nước mà nói thu, tả nỗi thẹn mình,tủi lây sang thu mà phải mượn tới ông Đào Tiềm đời Tấn. Cũng có thể gọi ba bài thơthu của ông là tiếng chiêu hồn thu, chiêu hồn nước. Ngồi thưởng thu không chút thưnhàn, đau xót quá, cảm thương nước mất mà sao thu vẫn rưng rưng tìm về, nên nhàthơ không đừng lòng được, đành rơm rớm khóc : Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe?Đừng đổ oan cho Nguyễn Khuyến mắt đỏ hoe vì say rượu. Mùa thu trong ba bài thơđẹp đến lạnh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồn thơ Nguyễn Khuyến - Hồn thơ Tú Xương Hồn thơ Nguyễn Khuyến - Hồn thơ Tú Xương Hồn thơ Nguyễn Khuyến Chính là Tiếng sáo vo ve bên trời nước vọng, là bóng trăng trôidưới dònglũ vô tình cuộn xiết, hóa chiếc thuyền thơ cô độc len lỏi trên thi đàn Việt Nam thuởcơn lụt lội nhân tình thế thái ngập tràn xứ sở. Ngay trong hai câu thơ hay đến sững sờtả cảnh đẹp hun hút, đẹp rờn rợn nổi gai ốc của nước lụt Hà Nam này, NguyễnKhuyến cũng chỉ cốt mượn nước lụt mà gọi hồn nước về trong từ nước vọng để :Sửa sang việc nước cho yên ổn... Tâm thức nước, nước non, đất nước... có thểnói là tâm thức chủ đạo của Nguyễn Khuyến trong cả thơ nôm và thơ chữ Hán tuy ởđây chúng tôi chỉ mới khảo sát qua thơ nôm của ông mà thôi. Trong bài thơ Tự trào,Nguyễn Khuyến nói thẳng ra điều cốt lõi nhất, đau đớn nhất của ông là nỗi nhục, nỗiđau vong quốc, thông qua nghĩa đen của cuộc chơi cờ :Cờ đương giở cuộc không cònnước. Vì Không còn nước nên vua cũng không còn thực nữa, chỉ là vua hề, chỉ làquan phường chèo thôi : Vua chèo còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ khác chithằng hề ( Lời vợ anh phường chèo). Một vị túc nho lấy trung quân ái quốc làm đầu,phải tự tìm nhọ nồi, muội đèn, tro trấu mà bôi trát lên mặt vua quan thành trò hề nhưthế, với Nguyễn Khuyến hẳn là nỗi đau lớn nhất trong đời? Vì Không còn nước nênsau hơn 12 năm làm quan tới chức Tổng đốc Sơn Tây, lúc vua Tự Đức mất và vuaHàm Nghi ra chiếu cần vương chống Pháp, nhà thơ mượn cớ mắt lòa cáo quan về ẩndật cùng cà thâm dưa khú. Ông buồn lặng hóa mây côi, hóa hạc độc, hóa thành hoa năm ngoái, thành ngỗng nước nào, thành con cuốc gọi hồn nước năm canh,thậm chí hoá thân vào mẹ Mốc, vào gái góa, vào anh giả mù, giả câm giả điếc, thậmchí giả điên kiểu Sở cuồng, làm thơ đả kích giặc và tay sai, như một cách yêu nướckháng Pháp của riêng mình... Nguyễn Khuyến đau đớn nhận ra hoa nở ngoài giậu thucũng không còn là hoa hôm nay của mình nữa, ngỗng kêu trên bầu trời quê hương dĩnhiên là ngỗng nước mình, chứ sao lại là ngỗng nước nào: Mấy chùm trước giậu hoanăm ngoái / Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?( Thu vịnh). Khi Không cònnước nữa thì con ngỗng kia cũng thành vong quốc, vong thân, thành ngỗng nướcnàothôi. Phải chăng ngỗng ấy cũng là ngỗng từ năm ngoái, ngỗng của mình xưa màkhông dám nhận, mà phải đau đớn than là ngỗng nước nào? Rằng người không còngiữ được nước thì bay về làm gì ngỗng ơi? Nhà thơ tủi hổ với cả ngỗng trên trời vàhoa dưới đất, muốn làm con cá lặn khuất dưới ao bèo, ngại cả nỗi cắn câu. Đất đã mấtthì trời phỏng còn ư, mùa thu phỏng còn ư ? Hoa ấy, ngỗng ấy cũng là NguyễnKhuyến như mây côi và hạc độc kia còn bị vong thân, vong quốc huống nữa làtrời đất, con người! Chúng tôi cho rằng, dù viết về phong cảnh mùa thu nông thôn , dùnới rộng đề tài ra từ bản thân mình đến xã hội, từ chim hoa, xóm mạc đến nước non...hồn thơ Nguyễn Khuyến bao giờ cũng toát lên một tinh thần yêu nước sâu xa, yêunước trong đau đớn, tủi buồn, yêu một cách trầm lắng mà sôi sục, quặn thắt mà quanhoài, trào lộng mà trữ tình, kín đáo mà động vang, cô đơn mà hòa nhập, lạnh lùng màbỏng cháy, dữ dội mà dịu êm. Bút pháp nghệ thuật bậc thầy dùng thuỷ nói hỏa, dùngtĩnh tả động, dùng dương tả âm, dùng vật tả tâm, dùng cảnh ngụ tình và ngược lại củaNguyễn Khuyến đã khiến không ít người khi tiếp cận thi ca ông, mới đụng vỏ ngoàiđã tưởng thấu vào gan ruột. Ví như trường hợp ba bài thơ thu của thi hào là bài Thuvịnh, Thu điếu, Thu ẩm được coi là dấu hiệu thiên tài của nhà thơ nông thôn đệnhất Việt Nam mà có người, ngay cả khi viết sách giáo khoa cũng chưa thẩm hết hồnthu Nguyễn Khuyến. Họ nhìn bằng mắt thường nên ngỡ mặt ao thu bình lặng kia làđáy nước, nên bảo nhà thơ viết về mùa thu với tâm trạng thư thái, an nhàn(!) Rằng nhàthơ uống rượu say nhè như anh Chí Phèo say rượu lè nhè vậy...Không, NguyễnKhuyến chỉ hớp một tí rượu trong chén hạt mít lấy hứng, chứ không say lè nhè như aihiểu. Dưới cảnh thu, ngồi nhấp chút rượu thu, câu cá thu, làm thơ thu, nhà thơ chỉmượn bề mặt tĩnh lặng ao thu mà tả sự động vang sôi sục, quặn thắt, u uẩn, buồnthương nơi thẳm đáy lòng mình , đặng gọi hồn nước đã mất về thương hồn thu hiểnhiện. Nói theo kiểu Apollinaire, Nguyễn Khuyến chừng cũng cảm thấy hồn thu đãchết, đã bỏ đi đâu như hoa kia ngỗng nọ, chỉ còn thân xác thu trong veo, cô quạnh,vắng ngắt, bàng bạc như con ve mùa hè nằm chết trong mùa thu sau khi đã hát rỗng cảruột gan. Tả lửa song Nguyễn Khuyến vẽ khói, tả nước mà nói thu, tả nỗi thẹn mình,tủi lây sang thu mà phải mượn tới ông Đào Tiềm đời Tấn. Cũng có thể gọi ba bài thơthu của ông là tiếng chiêu hồn thu, chiêu hồn nước. Ngồi thưởng thu không chút thưnhàn, đau xót quá, cảm thương nước mất mà sao thu vẫn rưng rưng tìm về, nên nhàthơ không đừng lòng được, đành rơm rớm khóc : Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe?Đừng đổ oan cho Nguyễn Khuyến mắt đỏ hoe vì say rượu. Mùa thu trong ba bài thơđẹp đến lạnh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyễn Khuyến Tú Xương ngữ văn phổ thông văn mẫu lớp 10 tài liệu lớp 10 ôn thi văn lớp 10 bài giảng văn lớp 10Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 66 0 0 -
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học
6 trang 58 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích truyện Tam đại con gà
9 trang 43 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 36 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về lòng yêu thương con người
7 trang 35 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
27 trang 31 0 0 -
Kết Thúc Có Hậu Truyện Tấm Cám...
4 trang 31 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Hình tượng Rama trong Ramayana
7 trang 29 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 29 0 0 -
Tìm hiểu Một thời đại trong thi ca
7 trang 28 0 0