Danh mục

HONORE DAUMIER: Đã tài thì thời nào cũng đúng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Vâng, vâng, tôi hiểu, thỏa thuận thế nhé… Nhưng sao không để tôi làm một tợp?” – tranh của Daumier 10 tháng Hai là ngày mất của Honoré Daumier (26. 1. 1808 – 10. 2. 1879). Ông là một nhà biếm họa người Pháp, họa sĩ, nhà điêu khắc, người làm tranh in, với các tác phẩm tập trung vào đời sống xã hội và chính trị Pháp thế kỷ 19.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HONORE DAUMIER: Đã tài thì thời nào cũng đúng HONORE DAUMIER: Đã tài thì thời nào cũng đúng SOI dịch “Vâng, vâng, tôi hiểu, thỏa thuận thế nhé… Nhưng sao không để tôi làm một tợp?” – tranh của Daumier 10 tháng Hai là ngày mất của Honoré Daumier (26. 1. 1808 – 10. 2. 1879). Ông là một nhà biếm họa người Pháp, họa sĩ, nhà điêu khắc, người làm tranh in, với các tác phẩm tập trung vào đời sống xã hội và chính trị Pháp thế kỷ 19. Ông vẽ rất nhiều. Trong suốt sự nghiệp, ông vẽ hơn 500 bức tranh, 4000 tranh khắc litho, 1000 tranh khắc gỗ, 1000 bức ký họa, nặn 100 tượng, nhưng nổi tiếng nhất là mảng hí họa, biếm họa. “Triết lý của bợm – bốn lứa tuổi” – tranh của Daumier “Ngửi thử hàng” Dưới triều đại vua Louis Philippe, Daumier làm việc cho tờ La Caricature, vẽ những tranh tấn công vào thói trưởng giả, tệ tham nhũng, cũng như sự yếu kém của triều đình. Vì vẽ bức Gargantua, tả nhà vua “ăn” nhiều, ông bị giam tù 6 tháng, tờ La Caricature cũng bị đình bản. Các bạn có thể xem bức này tại đây. Một bức khác vẽ vua Louis Philippe, có tên “Quá khứ, hiện tại, tương lai” Một thành phần nữa cũng nằm trong tầm ngắm của Daumier: tòa án và những người làm việc trong hệ thống luật pháp thời đó. “Người đi kiện bất bình” Hoặc thói trưởng giả cũng là đích tấn công của Daumier. “Người đẹp ơi, có cần tôi cho một nhát không?” 1858 Daumier cũng thích vẽ về giáo dục. Hồi thế kỷ 19, giáo dục và các phương pháp áp dụng trong giáo dục là một đề tài rất nóng. Daumier có hẳn một series mang tên Thầy và Con nít, nói về quan hệ giữa thầy-trò, phụ huynh-giáo viên. “Giáo dục Achilles”, 1842 “Con ông là niềm hân hạnh của tôi… Thực là một tạo vật đáng yêu!” 1840 “Hậu quả của khởi nghĩa”, 1849 Ông từng đi Trung Quốc, và đất nước này cũng được ông phản ánh lại rất sinh động: “Các quan Trung Quốc dậy sớm đi chầu Hoàng đế” “Các quan dậy sớm đi chầu” “Thỉnh! Thỉnh!” Baudelairenhận xét về Daumier: Một trong những người quan trọng nhất, không chỉ về biếm họa, mà cả về nghệ thuật hiện đại. Bản thân Daumier có một triển lãm hội họa tại trường Mỹ thuật năm 1901. Sáu năm trước khi mất, vào 1873, Daumier gần như mù hoàn toàn. Những năm cuối đời, đề tài mà ông say mê là Don Quijote. . . Ngày nay, tranh của Daumier có ở nhiều bảo tàng hàng đầu thế giới: Louvre, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Rijksmuseum. Năm 2008, nhân 200 năm ngày sinh của Daumier, nhiều triển lãm lớn của ông đã diễn ra ở châu Á, Mỹ, Úc, và châu Âu. “Kẻ ái kỷ đẹp đẽ” “To, béo, và hợp hiến”

Tài liệu được xem nhiều: