Thông tin tài liệu:
Ý tưởng về sự tồn tại của inhibin đã được hình thành từ đầu những năm 1920, nhưng chỉ trong những năm gần đây thì sự tồn tại của nó mới được khẳng định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoocmon inhibin trong điều hoà sinh sản ở gia súc cái Hoocmon inhibin trong điều hoà sinh sản ở gia súc cáiÝ tưởng về sự tồn tại của inhibin đãđược hình thành từ đầu những năm 1920,nhưng chỉ trong những năm gần đây thìsự tồn tại của nó mới được khẳng định.Inhibin lần đầu tiên được các nhómnghiên cứu độc lập chiết suất ở dạng tinhkhiết vào năm 1985. Đến nay cácđặc tính hoá học và sinh học, các gen mãhoá các tiểu phần của inhibin đã đượcxác định và vai trò sinh lý học của nócũng được nghiên cứu một cách chi tiết.Inhibin là một hóc môn tham giavào quá trình điều hoà sự phân tiết FPS(Follicle Stimulating Hormone). Do vậy,nắm được các khía cạnh liên quan đếnhócmôn này sẽ có ý nghĩa quan trọngtrong việc điều khiển sinh sản ở gia súcĐặc điểm phân tử của inhibinMỗi phân tử inhibin gồm hai tiểu phần khác nhau được gọi là α và β nối với nhaubằng các cầu nối disulfid (Knight et al ...1987). Thực tế có hai dạng đồng phân của inhibin đã được phân lập ở các loài khác nhau (Ling et al .. 1985). Hai đồng phân này có tiểu phần α giống hệt nhau, nhưng tiểu phần β thì hơi khác nhau và đượcgọi làβA và βB. Các nhóm nghiên cứu khác nhau đã đưa ra các trọng lượng khác nhaucủa inhibin cùng loài hay khác loài. Tuynhiên, điều này có thể được giải thích làdo inhibin có các hình thái phân tử khácnhau. Dạng tiền thân (Pre - Pro - hormone) của inhibin có phân tử lượng khoảng 100 000, dạng trung gian đã được tách lớp ngoài cùng (Pro - hormone) có phân tử lượng khoảng 60 000, và phân tử lượng có trọng lượng 60 000 này lại có thể tách từ ngoài vào thànhmột protein (hormone) có phân tử lượng32 000 và có hoạt lực sinh học (de Jong,1987, Knight, 1991). Tiểu phần α củainhibin đã thành thựccó chứa điểm nối N - glycosyl (Tiểuphần β không có điểm như thế), nêninhibin là một phần tửkhá ưa nước và có thiên hướng gắn với các protein khác có chứa trong các dịch thô (Steinbexger et al.. 1988; Knight,1991)Nguồn gốc và điều tiết inhibinNồng độ inhibin cao ở các dịch noãn baocủa tất cả các loài đã được kiểm tra chứng tỏ noãn bao là một nguồn chính sản sinh ra inhibin(Tsonis et al..1984, Mann et al.. 1989). Nhiều nhà nghiên cứu cho thấyrằng ở gia súc cái noãn bao có xoang (antral follicle) là nguồn sinh sản inhibin duy nhất (Baird et al..1991). Dường như nó do các tế bào hạt (granulosa cell) tiết ra bởi vì chỉ có các tế bào hạt lấy từ các noãnbao của buồng trứng là tiết inhibin in vitro, còn các tế bào nền (thecal cell) và cáctế bào liên kết thì không.Cơ chế điều hoà sự phân tiết inhibin quasuốt chu kỳ sinh dục chưa được hiểu biếtđầy đủ, đặc biệt là ở gia súc. Kết quả nghiên cứu nhiều lúc còn trái ngược nhau. Một số nhà nghiên cứu (Franchinont et al.,1983,Bisack et al.,1986, Baird et al.,1991, McNeilly et al ., 1991b, Guthrie et al ., 1992) cho thấy rằng khi các tế bào hạt của noãn bao bị thể vàng hoá và tăng tiết progesterone thì sự tiết inhibin bị giảm xuống. Oestradiol dường như không có ảnh hưởng gì đến hoạt động tiết inhibin. Vai trò của các hocmôn gonadotropin còn phải được tiếp tục để nghiên cứu thêm.Vai trò sinh lý học của inhibin trongsinh sản của gia súc cáiInhibin đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà chu kỳ sinh dục và rụng trứng ở gia súc cái thông qua sự điều tiết của nó trong cơ chế ức chế ngược đốivới sự phân tiết FSH. ở bò và cừu, inhibin hoạt động phối hợp với oestradiol để ức chế tuyến yên tiết FSH (Martin et al., 1988). Inhibin là nhân tố ức chế FSH thường xuyên, còn oestradiol đóng vai trò nhưlà một nhân tố ức chế tức thời thông quatác động hiệp đồng với inhibin trong giaiđoạn trước khi rụng trứng (Taya etal.,1991).Baird et al. (1991) giải thích cơ chế tácđộng của inhibin phối hợp với oestradiolvà các hocmôn gonadotropin trong quátrình điều hoà chu kỳ sinh dục như sau.Inhibin với một chu mộtbán huỷ dài và được toàn bộ các noãn bao có xoang tiết ra có thể ức chế sự phân tiết FSH và đóng góp vào hiệu ứng ức chếngược nói chung sao cho nồng độ của FSH được giữ ở dưới mức cần để hoạt hoá các noãn bao có xoang nhỏ, nhưng nằm trên mức cần để duy trì sự phát triển củacác noãn bao rụng trứng.Mặt khác, oestradol dường như quyết định sự dao động hằng ngày của FSH vàđiều này đóng một vai trò rất quan trọngđối với việc hoạt hoá các noãn bao rụng trứng (ovulatoryfollicle). Khi các tế bào hạt của các noãn bao trước khi rụng trứng đã có được hoạt lực tối đa của enzim acromataza (chuyển hoá androgen thành oestradiol) dưới ảnh hưởng của FSH thì lượng oestradiol được sinh ra từ đó về sau trong pha noãn bao (Follienlar phase) sẽ được quyết định bởi nguồn cungcấp các androgen tiền thân của nó là từcác tế bào nền dưới sự kíchthích của LH (không bị ức chế bởi inhibin ). Do vậy mà các noãn bao có khả năng thoát ra khỏi vòng ức chế ngược liên quan đến FSH và các hocmôn buồng trứng vào lúc cần ...