Danh mục

Hợp đồng trong hoạt động thương mại - TS Châu Quốc An

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.22 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn chung, về bản chất hợp đồng là gắn kết chặt chẽ giữa hai yếu tố, đó là sự tự do thỏa thuận và mục đích của hợp đồng. Hay nói các khác, hợp đồng chính là sự tự do thoả thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp đồng trong hoạt động thương mại - TS Châu Quốc An Tóm tắt nội dung bài giảng Lưu hành nội bộ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ths. Châu Quốc An Khoa Kinh tế, ĐHQGTPHCM. Đối tượng: SV lớp không chuyên luật Tài liệu tham khảo chủ yếu: - Bộ Luật Dân Sự 2005 (phần giao dịch dân sự và hợp đồng dân dự) - Luật Thương mại 2005. - Giáo trình Luật Thương Mại, ĐH Luật Hà Nội, tập 2, NXB CAND 2006. 1. Khái niệm hợp đồng 1.1 Khái niệm và bản chất của hợp đồng: Trong cuộc sống, không ai không một lần nghe tới thuật ngữ “hợp đồng”, thậm chí sử dụng nó trong đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh doanh của mình. Vậy hợp đồng là gì ? Các tình huống nào sau đây được gọi là hợp đồng ? a. A và B rủ nhau đi ăn trưa. b. B bồi thường cho A, vì chó của B đã cắn A. Để giải quyết tình huống trên, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm và bản chất hợp đồng. Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hợp đồng: - Điều 1010 BLDS Pháp: là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó. 1 Tóm tắt nội dung bài giảng Lưu hành nội bộ - BLDS Nhật Bản: một loại hợp đồng thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích thường làm phát sinh nghĩa vụ. - Luật HĐ Trung Quốc: HĐ là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể bình đẳng. - Hoa Kỳ: HĐ là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên có mục đích hợp pháp, theo đó mỗi bên có cách hành động theo cách xử sự nhất định hoặc cam kết làm hay không làm một việc theo cách xử sự đó. - LTM 2005 Việt Nam: Không định nghĩa. - BLDS VN 2005: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nhìn chung, về bản chất hợp đồng là gắn kết chặt chẽ giữa hai yếu tố, đó là sự tự do thỏa thuận và mục đích của hợp đồng (làm phát sinh hậu quả pháp lý). Hay nói các khác, hợp đồng chính là sự tự do thoả thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Thảo luận tại lớp tình huống trên và trả lời tiếp câu hỏi (7 phút): 1. Theo pháp luật Việt Nam, Hôn ước có phải là hợp đồng ? 2. A đi chợ mua rau và trả tiền cho người bán rau B. Quan hệ mua bán A - B là quan hệ hợp đồng? Hình thức của hợp đồng? tên gọi của loại hợp đồng trên. - Gợi ý: Hợp đồng trên có tên gọi là hợp đồng mua bán, hợp đồng dân sự 3. A và B thỏa thuận với nhau trên văn bản về việc thành lập công ty TNHH mà ở đó mỗi người góp 50% vốn. Vậy sự thỏa thuận đó có là hợp đồng? nếu là hợp đồng thì hình thức của hợp đồng trên là gì? 2 Tóm tắt nội dung bài giảng Lưu hành nội bộ Lưu ý: Từ việc thực tế gọi văn bản ký kết giữa các bên là hợp đồng, khái niệm hợp đồng dưới góc độ hình thức: HĐ là hình thức pháp lý thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền về nghĩa vụ. 1.2 Hợp đồng trong hoạt động thương mại (tạm gọi tắt là Hợp đồng thương mại) Trong hoạt động thương mại 1 , hợp đồng là phương tiện không thể thiếu để các chủ thể kinh doanh thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Từ điều 1, 2 của LTM 2005 có thể định nghĩa: Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân với nhau hoặc với người liên quan nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại . Lưu ý: Người có liên quan ở đây không phải là thương nhân, tham gia hợp đồng không nằm mục đích sinh lợi nhưng có liên quan đến thương mại và có lựa chọn luật áp dụng là Luật Thương mại. 2. Đặc điểm chung của hợp đồng trong hoạt động thương mại: - Chủ thể: ít nhất một bên phải là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân hoặc là tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến TM. - Mục đích: ít nhất một bên có mục đích TM. - Hình thức: do thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật bắt buộc phải thành lập bằng văn bản. Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản. 1 Hoạt động thương mại là khái niệm rộng khác với cách hiểu truyền thống chỉ là hoạt động mua bán. Hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. 3 Tóm tắt nội dung bài giảng Lưu hành nội bộ - Lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng: lĩnh vực thương mại, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. - Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng trong hoạt động thương mại: chủ yếu là Luật thương mại và Luật chuyên ngành. Những vấn đề nào Luật thương mại 2005 và luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng Bộ luật dân sự 2005. Trong mối quan hệ giữa Luật Thương Mại và Luật chuyên ngành thì Luật chuyên ngành được ưu tiên điều chỉnh trước. Đối với hợp đồng thương mại quốc tế thì ngoài các quy định trên còn ưu tiên áp dụng các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc Luật của nước mà các bên thỏa thuận áp dụng. 3. Phân loại: - Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích vật chất giữa các bên ...

Tài liệu được xem nhiều: