Danh mục

Hợp tác giữa 'cơ sở giáo dục - doanh nghiệp' phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nghệ An

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 421.01 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nghệ An trình bày các nội dung: Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp”; Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nghệ An; Thực trạng hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp”; Giải pháp nhằm nâng cao hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Nghệ AnVai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 51 HỢP TÁC GIỮA “CƠ SỞ GIÁO DỤC - DOANH NGHIỆP” PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH NGHỆ AN Đinh Văn Phong(1), Hồ Thị Hiền(2) TÓM TẮT: Trong quá trình xây dựng và phát triển của một địa phương, nhân lực, đặc biệt lànhân lực chất lượng cao luôn có vai trò rất quan trọng, là nhân tố tạo động lực thúcđẩy của quá trình phát triển đó. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xemlà yếu tố nòng cốt, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng, bền vững,ổn định trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức thời đại mới. Vì vậy, để có đượcmột đội ngũ nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động đạt kết quả cao cần phải cónhững chính sách về đào tạo, chính sách về thu hút và phát triển nhân lực, trong đó lýthuyết gắn liền với thực tiễn trong mối quan hệ hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanhnghiệp” nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng sự đổi mới nhanh chóng củacông nghệ hiện đại và ngành, nghề liên quan sau tốt nghiệp. Từ khóa: Hợp tác, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, nguồn nhân lực, Nghệ An. ABSTRACT: In the process of constructing and developing a locality, human resources,especially high-quality ones, play a crucial role as they drive the development processforward. Developing high-quality human resources is regarded as a cornerstone toensure economic growth, extensive integration, sustainability, and stability in theera of modern knowledge-based economics. Consequently, to cultivate a high-performing team of human resources with elevated labor productivity, it is imperativeto establish policies for training, attraction, and development of these resources. Thisincludes intertwining theory with practicality within the collaborative relationship1. Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An.2. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.52 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAbetween educational institutions and enterprises, aimed at honing vocational skillsand swiftly adapting to the advancements of modern technology and relevant fieldspost-graduation. Keywords: Cooperation, educational institutions, enterprise, human resources,Nghe An. 1. Hợp tác giữa “cơ sở giáo dục - doanh nghiệp” Ý tưởng hợp tác, hợp tác giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp được đề xướng bởinhà triết học Đức Wilhelmvon Humboldt. Theo ông, cơ sở giáo dục ngoài chức năngđào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Hợp tácnhà trường - doanh nghiệp được hiểu như sự tương tác, giao dịch giữa cơ sở giáo dụcvới các doanh nghiệp để mang lại lợi ích cho các bên, bao gồm: hợp tác trong nghiêncứu và phát triển (R&D), trao đổi nhân sự (học giả, sinh viên và chuyên gia), thươngmại hóa kết quả R&D, xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời,phát triển doanh nghiệp và quản trị. Các mức độ hợp tác phổ biến là: Tiếp nhận sinh viên đến thực tập, tham quanthực tế, hỗ trợ chi phí và thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Các mức cao hơn là: traođổi chuyên gia, chia sẻ tri thức, công nghệ; đầu tư cho nghiên cứu, triển khai để cùngsở hữu và chuyển giao công nghệ; cùng đầu tư phát triển doanh nghiệp để thươngmại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. Dovậy, các hợp tác này còn được coi là sự hợp tác giữa hai mảng học thuật và sản xuấtkinh doanh. Khi công nghệ ngày càng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế thìhợp tác giữa các trường và doanh nghiệp ngày càng trở thành xu hướng mới. Ngàynay, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và sinh viên có mối liên hệ về mặt lợi ích khá chặtchẽ. Mỗi bên sẽ có được những lợi ích của riêng mình thông qua mối quan hệ hợp tácgiữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trên thế giới, mô hình hợp tác giữa “cơ sở giáo dục đại học - cộng đồng doanhnghiệp” được nghiên cứu nhiều ở Anh, Nhật và Thái Lan. Mô hình hợp tác giữa “cơ sởgiáo dục - doanh nghiệp - chính quyền địa phương” được phát triển không chỉ ở giáodục đại học mà còn được mở rộng đến các cơ sở đào tạo nghề ở Bắc Mỹ và Bắc Âu. Ở Việt Nam, việc triển khai mô hình hợp tác, phối hợp giữa “Nhà nước - nhàdoanh nghiệp - nhà trường” nhằm gắn kết đào tạo với sử dụng trong thời gian vừaqua chưa được triển khai mạnh mẽ. Mặc dù, có nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệpthiết lập mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, hoặc chủ động tìm đến doanh nghiệpđể ký kết các hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Mô hình hợp tác, đối tác “cơ sở giáo dục - cộng đồng doanh nghiệp” là hợp tácgiữa giáo dục chính quy với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo môi trường hỗ trợ sinhviên tích lũy trải nghiệm công việc, kiến thức, kỹ n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: