HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG - LƯƠNG VĂN TỰ - 1
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 288.13 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việt Nam đã là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 8 năm. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác thương mại, đầu tư trong APEC, mở rộng quan hệ với từng thành viên. Năm 2006, Việt Nam trở thành nước chủ nhà của APEC với việc tổ chức trên 100 Hội nghị, hội thảo từ cấp chuyên viên đến cấp Bộ trưởng để chuẩn bị cho Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG - LƯƠNG VĂN TỰ - 1 BỘ THƯƠNG MẠI VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN Asia-Pacific Economic Cooperation HỎI ĐÁP VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) Hà Nội, tháng 1 năm 2006 LỜI NÓI ĐẦU Cho tới nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 8 năm. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác thương mại, đầu tư trong APEC, mở rộng quan hệ với từng thành viên. Năm 2006, Việt Nam trở thành nước chủ nhà của APEC với việc tổ chức trên 100 Hội nghị, hội thảo từ cấp chuyên viên đến cấp Bộ trưởng để chuẩn bị cho Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC được tổ chức vào tháng 11/2006. Để có thể chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng theo đường lối của Đảng và Nhà nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp khai thác các cơ hội kinh doanh từ việc đăng cai tổ chức APEC 2006, chúng ta cần phổ biến rộng rãi các thông tin về APEC với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là các doanh nghiệp. Nhằm mục đích đó, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại đã biên soạn cuốn sách Hỏi đáp về APEC với hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc khai thác được những thông tin hữu ích, phục vụ công tác nghiên cứu và kinh doanh. Do thời gian hạn chế, cuốn sách này chắc chắn không tránh khỏi một số thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc ./. Lương Văn Tự Thứ trưởng Bộ Thương mại 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Cụm từ viết tắt APEC có nghĩa là gì? APEC là từ viết tắt tiếng Anh của “Asia-Pacific Economic Cooperation”, nghĩa là Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. 2. APEC được thành lập năm nào? APEC được thành lập năm 1989 tại Canberra (Australia). 3. APEC ra đời trong bối cảnh nào và mục đích của việc thành lập APEC? Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với những thách thức lớn: chủ nghĩa toàn cầu vốn phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan giải với nhiều vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Hiệp Uruguay/WTO; chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh; khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi có tính khách quan cần tập hợp lực lượng của những nền kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt. APEC ra đời là kết quả hội tụ của các yếu tố trên nhằm khắc phục những khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu, đồng thời nhằm liên kết các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Mỹ, Canađa, Australia, Nhật Bản, các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước đang phát triển như Trung Quốc, ASEAN lại với nhau, đưa khu vực này trở thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế thế giới. 1. APEC bao gồm những thành viên nào và họ gia nhập năm nào? Hiện tại, APEC có 21 nền kinh tế thành viên và APEC đang trong thời kỳ tạm đóng cửa không kết nạp thành viên mới (moratorium). Cơ chế tạm đóng cửa này sẽ kết thúc vào năm 2007. Hiện có trên 10 quốc gia/vùng lãnh thổ đang nộp đơn xin gia nhập APEC. 3 Khi mới bắt đầu thành lập năm 1989, APEC có 12 sáng lập viên là Australia, Brunei Darussalam, Canađa, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Mỹ. Tháng 11/1991, APEC kết nạp thêm 3 thành viên nữa là Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Mexico và Papua New Guinea gia nhập tháng 11/1993 và Chi Lê tham gia tháng 11/1994. Tháng 11/1998, Peru, Nga và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC. 2. Mục tiêu hoạt động của APEC là gì? Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao đầu tiên APEC được tổ chức tại Baske Island (1993) và Tuyên bố Bô-go (1994). Theo Tuyên bố Baske Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát triển cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây, hay còn gọi là mục tiêu Bô-go: - Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên tắc và kết quả của WTO để thực hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển những kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối; - Tăng cường tự d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG - LƯƠNG VĂN TỰ - 1 BỘ THƯƠNG MẠI VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN Asia-Pacific Economic Cooperation HỎI ĐÁP VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) Hà Nội, tháng 1 năm 2006 LỜI NÓI ĐẦU Cho tới nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 8 năm. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác thương mại, đầu tư trong APEC, mở rộng quan hệ với từng thành viên. Năm 2006, Việt Nam trở thành nước chủ nhà của APEC với việc tổ chức trên 100 Hội nghị, hội thảo từ cấp chuyên viên đến cấp Bộ trưởng để chuẩn bị cho Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC được tổ chức vào tháng 11/2006. Để có thể chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng theo đường lối của Đảng và Nhà nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp khai thác các cơ hội kinh doanh từ việc đăng cai tổ chức APEC 2006, chúng ta cần phổ biến rộng rãi các thông tin về APEC với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là các doanh nghiệp. Nhằm mục đích đó, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại đã biên soạn cuốn sách Hỏi đáp về APEC với hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc khai thác được những thông tin hữu ích, phục vụ công tác nghiên cứu và kinh doanh. Do thời gian hạn chế, cuốn sách này chắc chắn không tránh khỏi một số thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc ./. Lương Văn Tự Thứ trưởng Bộ Thương mại 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Cụm từ viết tắt APEC có nghĩa là gì? APEC là từ viết tắt tiếng Anh của “Asia-Pacific Economic Cooperation”, nghĩa là Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. 2. APEC được thành lập năm nào? APEC được thành lập năm 1989 tại Canberra (Australia). 3. APEC ra đời trong bối cảnh nào và mục đích của việc thành lập APEC? Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với những thách thức lớn: chủ nghĩa toàn cầu vốn phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan giải với nhiều vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Hiệp Uruguay/WTO; chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh; khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi có tính khách quan cần tập hợp lực lượng của những nền kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt. APEC ra đời là kết quả hội tụ của các yếu tố trên nhằm khắc phục những khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu, đồng thời nhằm liên kết các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Mỹ, Canađa, Australia, Nhật Bản, các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước đang phát triển như Trung Quốc, ASEAN lại với nhau, đưa khu vực này trở thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế thế giới. 1. APEC bao gồm những thành viên nào và họ gia nhập năm nào? Hiện tại, APEC có 21 nền kinh tế thành viên và APEC đang trong thời kỳ tạm đóng cửa không kết nạp thành viên mới (moratorium). Cơ chế tạm đóng cửa này sẽ kết thúc vào năm 2007. Hiện có trên 10 quốc gia/vùng lãnh thổ đang nộp đơn xin gia nhập APEC. 3 Khi mới bắt đầu thành lập năm 1989, APEC có 12 sáng lập viên là Australia, Brunei Darussalam, Canađa, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Mỹ. Tháng 11/1991, APEC kết nạp thêm 3 thành viên nữa là Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Mexico và Papua New Guinea gia nhập tháng 11/1993 và Chi Lê tham gia tháng 11/1994. Tháng 11/1998, Peru, Nga và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC. 2. Mục tiêu hoạt động của APEC là gì? Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao đầu tiên APEC được tổ chức tại Baske Island (1993) và Tuyên bố Bô-go (1994). Theo Tuyên bố Baske Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát triển cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây, hay còn gọi là mục tiêu Bô-go: - Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên tắc và kết quả của WTO để thực hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển những kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối; - Tăng cường tự d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức lịch sử kinh tế thế giới công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 570 12 0 -
2 trang 516 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 470 0 0 -
52 trang 430 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 313 0 0 -
293 trang 301 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 300 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
74 trang 296 0 0