Phương pháp song ánh ( PPSA) là một phương pháp hay để giải một số bài toán đếm. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay có ít bài viết về phương pháp này và chưa tác giả nào đề cập đến việc dạy phương pháp này như thế nào cho đối tượng học sinh (HS) khá giỏi trung học phổ thông (THPT). Chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm dạy các khái niệm ánh xạ (AX), đơn ánh (ĐA), toàn ánh (TA), song ánh (SA). Đồng thời, phân tích một số ví dụ về vận dụng PPSA vào giải một số bài toán đếm để giúp HS hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn học sinh trung học phổ thông khá giỏi sử dụng phương pháp song ánh giải một số bài toán đếm
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
128(14): 127 - 131
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÁ GIỎI SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP SONG ÁNH GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN ĐẾM
Nguyễn Thị Ngọc Ánh*
Trường THPT Chuyên Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phương pháp song ánh ( PPSA) là một phương pháp hay để giải một số bài toán đếm. Tuy nhiên, ở
nước ta hiện nay có ít bài viết về phương pháp này và chưa tác giả nào đề cập đến việc dạy phương
pháp này như thế nào cho đối tượng học sinh (HS) khá giỏi trung học phổ thông (THPT). Chúng
tôi xin chia sẻ kinh nghiệm dạy các khái niệm ánh xạ (AX), đơn ánh (ĐA), toàn ánh (TA), song
ánh (SA). Đồng thời, phân tích một số ví dụ về vận dụng PPSA vào giải một số bài toán đếm để
giúp HS hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Từ khóa: Phương pháp song ánh, bài toán đếm.
MỞ ĐẦU*
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Năm 1992, các tác giả Chen Chuan-Chong và
Koh Khee-Meng đã viết về Nguyên lí Đơn
ánh và Nguyên lí Song ánh trong cuốn
“Những nguyên lí và kĩ thuật trong Tổ hợp”.
Với kí hiệu X là số phần tử của tập hợp X,
nội dung của hai nguyên lí này được tác giả
nêu ra như sau:
Dạy khái niệm AX, ĐA, TA, SA cho HS
khá giỏi THPT:
Nguyên lí Đơn ánh (The Injection Principle):
Cho A và B là hai tập hợp hữu hạn. Nếu có
một đơn ánh từ A đến B, thì A B .
Nguyên lí Song ánh (The Bijection
Principle): Cho A và B là hai tập hợp hữu
hạn. Nếu có một song ánh từ A đến B, thì
A B .
Phương pháp vận dụng hai nguyên lí trên vào
giải toán gọi là PPSA [1, tr - 230]. Phương
pháp này đã được đề cập đến trong các tài
liệu: [1], [3], [4], [5], [7]. Tuy nhiên, chưa tác
giả nào đề cập đến việc phải dạy PPSA như
thế nào cho HS khá giỏi THPT. Qua bài viết
này, chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm vận
dụng PPSA ở trường THPT với đối tượng là
HS khá giỏi. Để vận dụng phương pháp này
hiệu quả trước tiên chúng ta phải giúp HS
phân biệt được các khái niệm AX, ĐA, TA,
SA, sau đó hướng dẫn các em vận dụng tính
chất của các AX vừa học vào các ví dụ nhằm
từng bước hình thành PPSA.
*
Email: anhtoan416@gmail.com
Khái niệm AX, ĐA, TA, SA
a. Ánh xạ f từ tập hợp X vào tập hợp Y (ký
hiệu f: X Y) là một quy tắc cho tương ứng
mỗi phần tử x X với một phần tử xác định
y Y, phần tử y gọi là ảnh của phần tử x, ký
hiệu y = f(x).
Với mỗi tập A X: f(A) =
gọi là ảnh của tập A.
f ( x)
x A
b. TA là AX từ X vào Y trong đó f(X) = Y.
c. ĐA là AX từ X vào Y thỏa mãn:
x1 , x2 X : x1 x2 f ( x1 ) f ( x2 ) .
d. SA là AX vừa là ĐA, vừa là TA.
Dạy các khái niệm AX, ĐA, TA, SA cho HS
khá giỏi THPT
Trong thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy
HS thường khó phân biệt các khái niệm: AX,
ĐA, TA, SA . Do đó, chúng tôi xin đề xuất
một phương án dạy bốn khái niệm trên thông
qua các hoạt động (HĐ) như sau [2] :
HĐ1: Giáo viên (GV) vẽ hai vòng tròn rời
nhau. GV gọi 3 HS đứng vào vòng 1 và qui
ước đây là tập hợp các con. Gọi 4 HS nữ
đứng vào vòng 2 và qui ước đây là tập hợp
các mẹ đẻ của các con ở vòng kia. Tiếp đó,
GV dùng 3 sợi dây để nối tương ứng giữa con
và mẹ để tạo ra mô hình (MH) 1.
127
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
128(14): 127 - 131
M1
C1
C2
M2
M4
M3
C3
Mô hình 1
HĐ 2: GV đưa ra khái niệm AX, minh họa thông qua MH1 và phân tích:
Tập X : tập các con. Tập Y: tập các mẹ đẻ.
Vậy tương ứng mỗi x X với một phần tử xác định y Y được thể hiện ở đây là tương ứng mỗi
con thuộc tập các con có duy nhất một mẹ đẻ ( biểu thị bằng sợi dây nối), chú ý là không con nào
‘đứng bơ vơ’ vì không có mẹ tương ứng. Đây là điểm cần nhớ của khái niệm AX.
Hđ 3: GV cùng HS lần lượt xây dựng các MH 2, MH 3 và yêu cầu xác định xem MH nào thỏa
mãn khái niệm AX.
C3
C1
M1
C2
M2
Mô hình 2
C1
M1
C2
M2
C3
M3
Mô hình 3
HS trả lời MH2 không phải là AX vì có con
C3 ‘đứng bơ vơ’, MH3 thỏa mãn vì tuy có C2
và C3 chung một mẹ nhưng mỗi con vẫn có
duy nhất một mẹ.
HĐ 4: GV vẽ MH1, MH3 lên bảng và thông
báo cho HS biết MH1 thỏa mãn điều kiện cứ
hai con khác nhau thì có hai mẹ khác nhau
nên là MH của một ĐA. Nhưng MH3 không
thỏa mãn khái niệm ĐA vì con C2 và C3
chung mẹ M2. GV yêu cầu HS thử nêu khái
niệm ĐA và chỉnh sửa lại khi phát biểu của
HS chưa chính xác.
128
HĐ 5: GV thông báo TA là AX thỏa mãn
không có mẹ nào trong tập các mẹ đẻ ‘đứng
bơ vơ’ và yêu cầu HS xây dựng một số MH
minh họa. Từ đó, GV hướng dẫn HS nhớ khái
niệm TA.
HĐ6: Cuối cùng GV đưa ra khái niệm SA và
yêu cầu HS xây dựng MH minh họa.
Sau khi HS đã nắm được bốn khái niệm AX,
ĐA, TA, SA. GV và HS cùng tìm thêm các ví
dụ và phản ví dụ trong toán học và trong thực
tế minh họa cho các khái niệm này. Đồng
thời, giúp các em nêu ra được các tính chất
của các khái niệm đó.
Áp dụng PPSA vào giải một số bài toán đếm
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
128(14): 127 - 131
PPSA được coi là một kỹ thuật đếm nâng cao
được vận dụng trong giải toán tổ hợp. Ý nghĩa
của phương pháp là thay thế cho việc đếm số
phần tử của một tập hợp A nhất ...