Thông tin tài liệu:
Tổng quan về xây dựng mô hình và phân tích rủi ro Crystal Ball là một công cụ phân tích bằng cách thực hiện việc mô phỏng trên mô hình bảng tính và từ đó cung cấp các thông tin cần thiết để hỗ trợ cho người ra quyết định một cách chính xác hơn, hiệu quả hơn và tin cậy hơn. Trong phần này sẽ trình bày sơ lược về các khái niệm phân tích rủi ro và lập mô hình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn sử dụng Crystal Ball – Phần 4
Hướng dẫn sử dụng Crystal Ball – Phần 4
1.5. Tổng quan về xây dựng mô hình và phân tích rủi ro
Crystal Ball là một công cụ phân tích bằng cách thực hiện việc mô phỏng trên mô
hình bảng tính và từ đó cung cấp các thông tin cần thiết để hỗ trợ cho người ra
quyết định một cách chính xác hơn, hiệu quả hơn và tin cậy hơn. Trong phần này
sẽ trình bày sơ lược về các khái niệm phân tích rủi ro và lập mô hình.
Rủi ro và phân tích rủi ro
Sự không chắc chắc thường liên quan đến rủi ro, mà ở đó bao gồm khả năng xuất
hiện các sự kiện không mong muốn rất lớn. Ví dụ như doanh số kỳ vọng tháng tới
sẽ cao hơn tổng giá trị tháng hiện hành (sự kiện kỳ vọng), khi đó sẽ có nhiều đơn
hàng hơn và sẽ làm giảm lượng hàng tồn kho. Nếu lượng hàng tồn kho giảm quá
nhiều thì sẽ làm chậm trễ việc chuyển giao các đơn hàng (sự kiện không chắc
chắn). Sự trỳ hoãn này có thể dẫn đến việc đánh mất các đơn đặt hàng và điều này
có khả năng gây nên một sự rủi ro. Khi sự không chắc chắn và rủi ro tăng lên, việc
ra quyết định sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Có hai điểm phải nhớ khi phân tích rủi ro đó là:
Rủi ro ở đâu?
Mức độ mà rủi ro gây nên như thế nào?
Hầu hết các sự thay đổi tốt hoặc xấu đều tiềm ẩn các rủi ro. Sự phân tích chúng
thông thường sẽ giúp phát hiện các vùng mà rủi ro tiềm ẩn như là: các chi phí
ngoài giờ, sự thiếu hụt hàng tồn kho, doanh số tương lai, các kết quả khảo sát địa
chất, sự thay đổi bất thường về nhân sự, nhu cầu không thể dự báo, sự thay đổi
trong chi phí lao động, các quyết định của chính phủ, những sự liên doanh liên kết
tiềm ẩn, các luật mới sắp ban hành,…
Khi bạn đã xác định được các rủi ro của mình, một mô hình phù hợp có thể giúp
bạn định lượng được chúng. Sự định lượng rủi ro có nghĩa là sự xác định các thay
đổi mà rủi ro có thể xảy ra và tổn thất mà nó có thể gây ra. Điều này sẽ giúp bạn
quyết định xem có đáng phải chấp nhận rủi ro đó hay không nhằm đạt đ ược mục
tiêu mong muốn. Ví dụ như, nếu bạn có 5% khả năng bị trễ tiến độ và nếu trễ thì
bạn phải trả khoản tiền phạt tới $10.000 thì khi đó bạn có chấp nhận rủi rỏ này hay
không.
Việc tìm kiếm một sự chắc chắn để đạt được một kết quả xác định nào đó thông
thường chính là mục tiêu của mô hình phân tích. Phân tích rủi ro sử dụng một mô
hình và xem xét các biến nào ảnh hưởng đến mục tiêu cần phân tích. Phân tích rủi
ro có thể:
Giúp thoát khỏi tình trạng “không điều khiển” và giúp việc ra quyết định tốt
hơn bằng cách khảo sát nhanh tất cả các tình huống có thể xảy ra.
Nhận dạng được yếu tố hoặc biến nào ảnh hưởng nhiều nhất lên mục tiêu
dự báo.
Làm sáng tỏ các yếu tố không chắc chắn trong mô hình giúp cho thông tin
về các rủi ro được nắm bắt tốt hơn.
Mô hình là gì?
Crystal Ball làm việc với mô hình trên bảng tính, đặc biệt là mô hình bảng tính
Excel. Bảng tính của bạn có thể có sẵn một mô hình tùy thuộc vào loại thông tin
mà bạn có trên bảng tính và cách mà bạn sử dụng nó.
Dữ liệu đối lập với sự phân tích:
Nếu bạn chỉ sử dụng bảng tính để lưu trữ dữ liệu: dữ liệu về doanh thu, dữ liệu
hàng tồn kho, dữ liệu kế toán, … thì bạn chưa có một mô hình trên bảng tính.
Thậm chí khi bạn có sử dụng các công thức tính toán trên dữ liệu thì có thể bạn
vẫn chưa có một mô hình phù hợp cho việc mô phỏng.
Một mô hình là một bảng tính mà ở đó có tổ chức về dữ liệu phù hợp cho một
công cụ phân tích. Một mô hình phải biểu diễn được sự quan hệ giữa các biến đầu
vào và đầu ra bằng cách sử dụng phối hợp các công thức, các hàm và dữ liệu.
Các phân tích truyền thống trên bảng tính
Khi tạo một mô hình bạn phải xác định được các biến biến đổi của mô hình bằng
cách tự đặt câu hỏi cho mình “Tôi cảm thấy giá trị của nó (biên) chắc chắn như thế
nào? Nó có biến đổi hay không? Nó có được ước lượng tốt nhất hay chưa hay nó
là một sự việc đã được biết rồi?”. Từ đó, bạn có thể thấy được trong mô hình của
mình có một vài yếu tố biến đổi mà bạn không xác định được một cách chắc chắn.
Điều đó, có thể là do bạn vẫn chưa có dữ liệu thực tế (số liệu về doanh số tháng
này) hoặc là do sự biến đổi không thể dự báo được (chi phí đơn vị sản phẩm).
Phân tích truyền thống trên bảng tính cố gắng kiểm soát sự khôn g chắn chắn này
bằng 3 cách:
Ước lượng điểm: Là cách ước lượng các giá trị mà bạn cho là đại diện tốt
nhất cho các biến không chắc chắn. Ước lượng này thì dễ thực hiện nhưng
có thể dẫn đến các kết quả sai lầm.
Ước lượng khoảng: Là việc phân chia thành 3 tình huống phân tích – tình
huống tốt nhất, tình huống xấu nhất và tình huống kỳ vọng. Các kết quả
phân tích cũng thể hiện giá trị dạng khoảng nh ưng không biết được xác suất
xuất hiện của các kết quả này.
Phân tích nhân quả: Là dạng phân tích nhằm trả lời câu hỏi “điều gì sẽ xảy
ra … nếu như … ” (what – if). Phân tích này xem xét yếu tố đầu vào nào là
quan trọng nhất (yếu tố mang tính chất rủi ro) ảnh hưởng đến kết quả bài
toán (lợi nhuận hoặc chi phí). Trong Excel hỗ trợ phân tích độ nhạy 1 chiều
và hai chiều, nghĩa là chỉ đánh giá được tối đa 2 yếu tố rủi ro. Phân tích độ
nhạy không xét đến mối quan hệ tương quan giữa các biến.
Tuy nhiên các phương pháp phân tích trên có hai điểm hạn chế chính:
Một lần bạn chỉ có thể thay đổi một ô bảng tính. Nh ư thế, bạn gần như
không thể khảo sát tỉ mỉ toàn bộ dãy kết quả có thể có. Thực tế, bạn không
thể xác định được lượng rủi ro đang tác động vào kết quả phân tích.
Phép phân tích nhân quả luôn luôn dẫn đến những ước lượng điểm đơn,
không cho biết khả năng đạt được một kết quả cụ thể nào đó. Trong khi
những ước lượng điểm đơn cho bạn biết cái gì có thể xảy ra thì chúng lại
không cho bạn biết cái gì có lẽ đúng.
Mô phỏng bằng Crystal Ba ...