Thông tin tài liệu:
Thay đổi nhanh chóng Việt Nam đang ở vào thời kỳ tăng trưởng nhanh về kinh tế. Điều đó được thể hiện qua cái nhìn hướng ngoại và rộng mở của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, những người năng động và luôn chủ động khám phá những cơ hội mới. Một trong những ví dụ về thế hệ doanh nhân trẻ hiện đại và thành công ở Việt Nam hiện nay là A-lan Dương, chủ sở hữu một chuỗi cửa hàng nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Là một nhà thiết kế thời trang chuyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn tuổi trẻ và tương lai đất nước Hướng dẫn tuổi trẻ và tương lai đất nước Thay đổi nhanh chóng Việt Nam đang ở vào thời kỳ tăng trưởng nhanh về kinh tế. Điều đó được thểhiện qua cái nhìn hướng ngoại và rộng mở của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, nhữngngười năng động và luôn chủ động khám phá những cơ hội mới. Một trong những vídụ về thế hệ doanh nhân trẻ hiện đại và thành công ở Việt Nam hiện nay là A-lanDương, chủ sở hữu một chuỗi cửa hàng nằm tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Là một nhàthiết kế thời trang chuyên nghiệp, mặc dù mới 30 tuổi song nữ chủ nhân của dãy cửahàng bán quần áo và phụ kiện này tỏ ra có vốn hiểu biết khá dày dạn trong lĩnh vựckinh doanh. Cô có thể nói trôi chảy tiếng Anh và từng đi khắp thế giới để tiếp thị chosản phẩm thời trang của mình. Thuộc thế hệ thanh niên sinh ra sau chiến tranh, chiếm60% trong 83 triệu dân số Việt Nam hiện nay, A-lan Dương biết nhìn vào quá khứ đểnuôi dưỡng khao khát đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo. “Việt Nam sẽ còn tiến rấtxa. Đây là nơi lý tưởng cho công việc kinh doanh và cũng là nơi tuyệt vời để sống vàlàm việc”, cô nói. Những cảm nhận về sự thay đổi của Việt Nam còn được hiện thực hóa bằngnhững số liệu. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng gần 8%/năm trong vòngnửa thập niên qua, mức tăng chỉ đứng sau Trung Quốc tại châu Á. Năm 1993, có tới58% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Thế nhưngvào năm 2004, con số này đã giảm xuống 20%. Nữ chuyên viên kinh tế Ke-ry Tớc củaNgân hàng Thế giới (WB) cho biết: “So với hồi tôi ở đây vào thập niên 1990, ViệtNam dường như đã thay da đổi thịt hoàn toàn”. Khi lần đầu tiên đến Việt Nam, bà Tớcđã phải bay đến Băng Cốc (Thái Lan) để mua những vật dụng sinh hoạt cá nhân nhưxà phòng, bàn chải đánh răng… Thế nhưng hiện nay, diện mạo Việt Nam đã thay đổi“chóng mặt” với sự xuất hiện hàng loạt cửa hàng lớn nhỏ bán các mặt hàng cao cấp,quán cà phê Internet không dây và những nhà hàng sang trọng. “Đó là tốc độ tăngtrưởng lạ thường với những tiêu chuẩn quốc tế được đáp ứng tốt. Khó có thể tìm đượcmột người Việt Nam nào nói rằng họ thích cuộc sống 10 năm trước đây hơn”. Cơ hội công việc rộng mở Niềm lạc quan vào tương lai của đất nước không chỉ có ở tầng lớp trung lưu,ngay cả những người nghèo cũng có những mơ ước của riêng mình, ví dụ như trườnghợp của chị Nguyễn Thị Hà, sống cùng chồng tại một ngôi làng cách thủ đô Hà Nội30km. Vài tuần một lần, chị Hà vào thành phố để bán đu đủ và chuối do chị trồng trênvườn nhà và kiếm được khoảng 400.000 đồng sau mỗi lần bán. “Tôi thấy lạc quan vềtương lai. Cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng vẫn khá hơn nhiều năm trước. Bây giờchúng tôi đã mua được ti-vi và sắp tới vợ chồng tôi sẽ mua thêm máy điện thoại”-chịcho biết. Hai sự kiện lớn diễn ra ở Việt Nam vừa qua như việc Việt Nam tổ chức thànhcông Hội nghị APEC 14 tại Hà Nội, được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) sẽ trở thành những động lực quan trọng giúp nền kinh tếViệt Nam bay cao và xa hơn. Những người Việt trẻ như anh Nguyễn Vĩnh Tiến, mộtkiến trúc sư 33 tuổi, là một trong số hàng triệu thanh niên Việt Nam may mắn đượcchứng kiến và chắp cánh cho những vận hội mới của đất nước. Vài thập niên trướcđây, khi Việt Nam còn trong thời kỳ bao cấp và các lĩnh vực tư nhân chưa phát triển,anh Tiến đã khởi đầu công việc của mình trong một cơ quan nhà nước. Thế nhưnghiện nay, anh đã có thể chọn lựa cho mình những việc làm phù hợp hơn với khả năng.“Thị trường tư nhân đang ngày càng mở rộng”- anh đưa ra ý kiến khi nói về nhữngbản thiết kế khách sạn, nhà máy và các khu công nghiệp mà anh đang phác họa. Hòa chung nhịp thở với đời sống quốc tế Việt Nam không chỉ thay đổi về kinh tế mà còn trên lĩnh vực xã hội. Nhà thiếtkế A-lan Dương là một mẫu người tiêu biểu minh chứng cho sự đổi thay này. “Cáchđây nhiều năm, việc trở thành người mẫu rất khó được chấp nhận song hiện nay tưduy đã thay đổi. Các bậc phụ huynh mong muốn con cái mình làm việc trong các cơquan nhà nước, song nhiều thanh niên lại muốn thử sức tại các công ty nước ngoài”-Chị A-lan Dương nhận xét về hoài bão của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Những thay đổi về kinh tế đồng nghĩa với sự đô thị hóa nhanh chóng và lànsóng người nhập cư từ nông thôn tới thành thị tìm việc làm. Chị Phạm Thị Diệp vừarời vùng quê nghèo Hà Nam của mình để lên thành phố kiếm sống với nghề bán bánhmỳ. Chị thấy nhớ con của mình ở quê song vẫn tỏ ra hy vọng: “Ít nhất giờ đây tôi cóthể gửi tiền về quê giúp các con đi học”. Bất chấp sự phân hóa giàu nghèo khi nềnkinh tế tăng trưởng, nhiều người Việt Nam vẫn tỏ ra tin tưởng vào tương lai phát triểncủa đất nước. Để kết luận bài viết, tác giả dẫn lời kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến:“Trước đây, mơ ước của thế hệ trẻ là làm cho sếp hài lòng, nhưng đó là giấc mơ củanhững người làm công. Hiện nay, mọi người muốn học tiếng Anh và Pháp, có đượcthu nhập cao và hòa chung nhịp thở với đời sống quốc tế”. ...