Hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua việc giảng dạy phần công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân lớp 11
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 269.44 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Cùng với những nỗ lực của mình, tác giả hy vọng đề tài này sẽ là phương hướng giúp giáo viên dạy môn GDCD có những phương pháp nhằm trang bị cho các em học những vấn đề quan trọng về lĩnh vực kinh tế trong quá trình dạy học phần Công dân với kinh tế, chương trình GDCD lớp 11.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua việc giảng dạy phần công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân lớp 11 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Trần Thị Sen (SV năm 4, Khoa GD Chính trị) GDHD: ThS Lê Thanh Hà 1. Mở đầu Trong bất kỳ hoạt động nào, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Chính vì thế, vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu. Với một vị trí và công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất, đóng góp toàn diện nhất cho gia đình, xã hội. Thực tế hiện nay có rất nhiều HS đang bị mất phương hướng và rất lúng túng trong việc chọn ngành nghề sao cho phù hợp. Đề tài “Hướng nghiệp cho học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) thông qua việc giảng dạy phần Công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân (GDCD) lớp 11” được xây dựng nhằm phần nào hỗ trợ công tác giáo dục hướng nghiệp, đó là trang bị những tri thức về lĩnh vực kinh tế giúp các em HS có những hiểu biết thêm về lĩnh vực này, kích thích tư duy cũng như sự hứng thú của các em, đặc biệt đối với những HS không có khả năng đậu vào các trường đại học, cao đẳng và có điều kiện làm kinh tế; góp phần vào sự phát triển kinh tế cho bản thân, gia đình và làm giàu cho xã hội. Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Cùng với những nỗ lực của mình, chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ là phương hướng giúp giáo viên dạy môn GDCD có những phương pháp nhằm trang bị cho các em học những vấn đề quan trọng về lĩnh vực kinh tế trong quá trình dạy học phần Công dân với kinh tế, chương trình GDCD lớp 11. 2. Những vấn đề lý luận về hướng nghiệp và nhu cầu hướng nghiệp của HS THPT Trong chương này, tác giả trình bày những lý luận về hướng nghiệp. Trong đó, đi sâu làm rõ khái niệm hướng nghiệp trên những bình diện khác nhau; đồng thời tác giả cũng nêu lên ý nghĩa, chức năng và nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp đối với từng khía cạnh khác nhau. Qua việc phân tích phiếu điều tra, tác giả cũng nói lên nhu cầu về hướng nghiệp của HS ở các trường THPT. Bên cạnh đó, cũng qua tìm hiểu thực tế ở 194 Năm học 2010 – 2011 các trường THPT, tác giả cũng nêu lên thực trạng hướng nghiệp cho HS THPT trong những năm gần đây. 2.1. Hướng nghiệp và vai trò của hướng nghiệp đối với HS THPT 2.1.1. Hướng nghiệp là gì? Khi nghiên cứu về hướng nghiệp, đã có rất nhiều quan điểm và quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung người ta đề cập đến hướng nghiệp trên những bình diện sau: Hướng nghiệp trên bình diện xã hội Hướng nghiệp có thể hiểu như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học, v.v… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Hướng nghiệp trên bình diện trường THPT Trong trường THPT, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên (GV), tập thể sư phạm có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. 2.1.2. Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp đối với HS THPT Công tác hướng nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người nói chung và với HS THPT nói riêng về tất cả mọi lĩnh vực. Nó định hướng cho HS về tương lai nghề nghiệp sau này, nó quyết định phần nào sự thành công của các em trong nghề nghiệp của mình. Nhìn chung, công tác hướng nghiệp có những ý nghĩa sau: Ý nghĩa giáo dục Hướng nghiệp là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của HS, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội. Ý nghĩa kinh tế Công tác hướng nghiệp luôn hướng vào việc sử dụng hợp lí tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó, nâng cao năng suất lao động của xã hội. Ý nghĩa chính trị Công tác hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiện thực hóa đường lối giáo dục trong đời sống xã hội. Ý nghĩa xã hội Xét ở bình diện xã hội, hướng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông qua việc giảng dạy phần công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân lớp 11 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Trần Thị Sen (SV năm 4, Khoa GD Chính trị) GDHD: ThS Lê Thanh Hà 1. Mở đầu Trong bất kỳ hoạt động nào, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Chính vì thế, vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu. Với một vị trí và công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất, đóng góp toàn diện nhất cho gia đình, xã hội. Thực tế hiện nay có rất nhiều HS đang bị mất phương hướng và rất lúng túng trong việc chọn ngành nghề sao cho phù hợp. Đề tài “Hướng nghiệp cho học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) thông qua việc giảng dạy phần Công dân với kinh tế trong môn Giáo dục công dân (GDCD) lớp 11” được xây dựng nhằm phần nào hỗ trợ công tác giáo dục hướng nghiệp, đó là trang bị những tri thức về lĩnh vực kinh tế giúp các em HS có những hiểu biết thêm về lĩnh vực này, kích thích tư duy cũng như sự hứng thú của các em, đặc biệt đối với những HS không có khả năng đậu vào các trường đại học, cao đẳng và có điều kiện làm kinh tế; góp phần vào sự phát triển kinh tế cho bản thân, gia đình và làm giàu cho xã hội. Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Cùng với những nỗ lực của mình, chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ là phương hướng giúp giáo viên dạy môn GDCD có những phương pháp nhằm trang bị cho các em học những vấn đề quan trọng về lĩnh vực kinh tế trong quá trình dạy học phần Công dân với kinh tế, chương trình GDCD lớp 11. 2. Những vấn đề lý luận về hướng nghiệp và nhu cầu hướng nghiệp của HS THPT Trong chương này, tác giả trình bày những lý luận về hướng nghiệp. Trong đó, đi sâu làm rõ khái niệm hướng nghiệp trên những bình diện khác nhau; đồng thời tác giả cũng nêu lên ý nghĩa, chức năng và nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp đối với từng khía cạnh khác nhau. Qua việc phân tích phiếu điều tra, tác giả cũng nói lên nhu cầu về hướng nghiệp của HS ở các trường THPT. Bên cạnh đó, cũng qua tìm hiểu thực tế ở 194 Năm học 2010 – 2011 các trường THPT, tác giả cũng nêu lên thực trạng hướng nghiệp cho HS THPT trong những năm gần đây. 2.1. Hướng nghiệp và vai trò của hướng nghiệp đối với HS THPT 2.1.1. Hướng nghiệp là gì? Khi nghiên cứu về hướng nghiệp, đã có rất nhiều quan điểm và quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung người ta đề cập đến hướng nghiệp trên những bình diện sau: Hướng nghiệp trên bình diện xã hội Hướng nghiệp có thể hiểu như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học, v.v… nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Hướng nghiệp trên bình diện trường THPT Trong trường THPT, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên (GV), tập thể sư phạm có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. 2.1.2. Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp đối với HS THPT Công tác hướng nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người nói chung và với HS THPT nói riêng về tất cả mọi lĩnh vực. Nó định hướng cho HS về tương lai nghề nghiệp sau này, nó quyết định phần nào sự thành công của các em trong nghề nghiệp của mình. Nhìn chung, công tác hướng nghiệp có những ý nghĩa sau: Ý nghĩa giáo dục Hướng nghiệp là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của HS, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội. Ý nghĩa kinh tế Công tác hướng nghiệp luôn hướng vào việc sử dụng hợp lí tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó, nâng cao năng suất lao động của xã hội. Ý nghĩa chính trị Công tác hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiện thực hóa đường lối giáo dục trong đời sống xã hội. Ý nghĩa xã hội Xét ở bình diện xã hội, hướng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên Học sinh trung học phổ thông Giáo dục hướng nghiệp Giảng dạy phần công dân Giáo dục công dân lớp 11Gợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 300 0 0
-
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 228 0 0 -
Đề xuất tiêu chí đánh giá một số giá trị sống của học sinh trung học phổ thông
5 trang 169 0 0 -
78 trang 151 0 0
-
299 trang 121 0 0
-
Phương pháp triển khai ứng dụng ERP
7 trang 88 0 0 -
9 trang 48 0 0
-
11 trang 45 0 0
-
Giáo dục hướng nghiệp thời 4.0: Phần 1
157 trang 42 0 0 -
Giáo dục hướng nghiệp thời 4.0: Phần 2
138 trang 42 0 0