Danh mục

Hướng tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày quan điểm về phương pháp tiếp cận trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030. Một số hướng tiếp cận chủ yếu bao gồm: Xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, liên thông tạo cơ hội cho người lao động học tập nghề nghiệp suốt đời; Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với cơ hội việc làm, việc làm bền vững và phát triển bền vững; Đảm bảo chất chất lượng và hiệu quả để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 HƯỚNG TIẾP CẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 Phan Chính Thức* TÓM TẮT: Bài viết trình bày quan điểm về phương pháp tiếp cận trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030. Một số hướng tiếp cận chủ yếu bao gồm: Xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, liên thông tạo cơ hội cho người lao động học tập nghề nghiệp suốt đời; Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với cơ hội việc làm, việc làm bền vững và phát triển bền vững; Đảm bảo chất chất lượng và hiệu quả để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực; Thúc đẩy vai trò chủ thể và động lực của các doanh nghiệp; Chủ động và sáng tạo ứng dụng công nghệ dựa trên thành quả cách mạng công nghiệp 4.0 và sử dụng hiệu quả tài nguyên giáo dục mở; Quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình và đổi mới cách thức quản trị trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Định vị chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong xã hội học tập, môi trường phát triển giáo dục, việc làm bền vững và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Giáo dục nghề nghiệp, phát triển bền vững, việc làm, chất lượng. Raja Roy Singh (Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc -UNESCO) đã khuyến cáo về bốn xu hướng cơ bản đặt các hệ thống giáo dục các quốc gia trước những thách thức mới khi bước vào thế kỷ XXI, một trong số đó là: “Các hệ thống giáo dục có xu hướng đi đến khủng hoảng hơn là định hướng phát triển” và đưa ra khuyến nghị “Để thay đổi giáo dục cho tương lai, việc cấu trúc lại hệ thống giáo dục là cực kỳ quan trọng. Hệ thống giáo dục này phải có khả năng nuôi dưỡng các cơ sở có năng lực sáng tạo có thể thực hiện việc giáo dục một cách hữu hiệu nhất”.192 Hiện nay nhân loại sắp bước vào thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21, các loại chiến lược, quy hoạch trung hạn 5 năm, định hướng dài hạn đến 2030 và tầm nhìn xa hơn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KTXH), việc làm, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo (GDĐT), giáo dục nghề nghiệp (GDNN)....đang được các cơ quan chức năng chuẩn bị xây dựng. * Hiệp hội GDNN&NCTXH Việt Nam Xuân Raja Roy Singh – Education for The Twenty-First century: Asia-pacific Prespectives-UNESCO -1991 (Nền giáo dục 192 cho thế kỷ 21: Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương) 221 Theo kinh nghiệm và truyền thống, các nền giáo dục thường bận tâm với những sức ép hiện tại hơn là những toan tính cho tương lai. Vì vậy sẽ là quá muộn nếu ngay bây giờ không sớm khởi động nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển GDNN trong giai đoạn 2021 - 2030. Để xây dựng Chiến lược có thể nhìn nhận theo một số hướng tiếp cận chủ yếu sau: 1. Giáo dục nghề nghiệp tiếp cận theo theo hướng mở, liên thông tạo cơ hội cho mọi người lao động học suốt đời Tự thân giáo dục và đào tạo nghề từ xa xưa, trong suốt quá trình hình thành và phát triển với các hình thức học trên lưng trâu, kèm cặp theo kiểu cầm tay chỉ việc, truyền nghề, “bình dân học vụ”193, học buổi tối, dạy nghề tại thôn bản buôn sóc, tại nơi sản xuất, tại doanh nghiệp, tại đồng ruộng, học trên luống cầy, học tại công trường, tại chiến trường, học qua tích lũy kinh nghiệm lao động sản xuất, cập nhật kiến thức kỹ thuật công nghệ, học từ xa, đào tạo người lớn tuổi, đào tạo trực tuyến… đã mang tính “mở và linh hoạt” dưới góc độ tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người được thực hiện quyền học tập dưới mọi hình thức, ở mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời trong suốt cuộc đời lao động… Mở và linh hoạt là thuộc tính của giáo dục và rất đậm nét trong hoạt động GDNN. Những năm gần đây dưới góc nhìn mới vị thế, vai trò của GDĐT và GDNN mở, liên thông được nâng lên ở các tầm mức mới: - Về nghiên cứu khoa học (xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về triết lý và lý luận); - Về chủ trương, đường lối: Nghị quyết của Đảng “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo”194. Đối với GDNN định hướng: “Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động”.195 - Về pháp luật: “Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác”.196; “Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”. 197 193 Vũ Đức Đam – Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học và hội nhập quốc tế - Tập 3 194 Nghị quyết 29 ...

Tài liệu được xem nhiều: