Danh mục

Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý.

Số trang: 52      Loại file: doc      Dung lượng: 271.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, hợp quy luật, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng con người. Con người không thể tồn tại mà thiếu nhu cầu, trước hết là những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, làm việc ..., nhu cầu tinh thần như công việc làm đảm bảo, được mọi người tôn trọng, đảm bảo an toàn cuộc sống, giao tiếp, hoạt động xã hội ... Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. ĐỀ TÀI: 1. Anh/chị hãy nêu hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. 2. Hãy mô tả một trường hợp xung đột trong đơn vị của anh/chị và nêu cách giải quyết trường hợp xung đột đó. Phần I: Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý. NỘI DUNG 1. Khái niệm nhu cầu: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, hợp quy luật, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng con người. Con người không thể tồn tại mà thiếu nhu cầu, trước hết là những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học tập, làm việc ..., nhu cầu tinh thần như công việc làm đảm bảo, được mọi người tôn trọng, đảm bảo an toàn cuộc sống, giao tiếp, hoạt động xã hội ... Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩa, tình cảm và ý chí của con người. Theo A.G.Kôvaliôp: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển”. 2. Vai trò và đặc điểm của nhu cầu: 2.1. Vai trò của nhu cầu: Nhu cầu là nguồn gốc, động lực thúc đẩy hoạt động. 2.2. Đặc điểm của nhu cầu: - Tính đối tượng: Được sản xuất ra trong hợp tác lao động. - Bản chất xã hội: Phương thức thỏa mãn. - Tính chu kỳ. - Tập hợp thành xu hướng nhân cách: Tính thứ bậc 1 3. Học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A. Maslow (1908 – 1966): Học thuyết về thứ bậc của nhu cầu được A. Maslow đưa ra năm 1943 (Paul E. Specter, 2000). Đây là một trong những học thuyết chính về nhu cầu của con người. A. Maslow đã phân chia nhu cầu của con người thành 5 mức: - Nhu cầu Sinh lý cơ bản; - Nhu cầu An toàn; - Nhu cầu Quan hệ xã hội; - Nhu cầu Được kính trọng, ngưỡng mộ; - Nhu cầu Thành đạt, phát huy bản ngã. Sơ đồ: Hệ thống thứ bậc của nhu cầu theo thuyết của A. Maslow Thành đạt, phát huy bản ngã Được kính trọng, ngưỡng mộ Quan hệ xã hội An toàn Sinh lý cơ bản a. Mức thứ nhất - Nhu cầu Sinh lý cơ bản: Đây là những nhu cầu cơ bản để con người duy trì sự tồn tại của mình. Đó là các nhu cầu: ăn, uống, ở, ngủ, nghỉ, thỏa mãn tình dục, sức khỏe ... b. Mức thứ hai - Nhu cầu An toàn: Đó là nhu cầu được đảm bảo an toàn về thân thể, tài sản, thức ăn, nhà ở, việc làm và môi trường làm việc ... c. Mức thứ ba - Nhu cầu Quan hệ xã hội: Đó là nhu cầu giao tiếp với những người khác và mong muốn được người thừa nhận. 2 d. Mức thứ tư - Nhu cầu Được kính trọng, ngưỡng mộ: Khi cá nhân là thành viên của các nhóm xã hội, của tập thể, cá nhân muốn được những người khác tôn trọng, được kính trọng, ngưỡng mộ, muốn có quyền lực, uy tín, vị thế, lòng tự tin trong tổ chức, trong tập thể. g. Mức thứ năm - Nhu cầu Thành đạt, phát huy bản ngã: Đó là những nhu cầu muốn thể hiện khả năng cống hiến của mình cho tổ chức, cho tập thể. Nhu cầu này được xếp ở mức cao nhất. 4. Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý: Với tư cách là nhà quản lý, chúng ta phải biết vận dụng tri thức về nhu cầu của con người để tổ chức các hoạt động nhằm thõa mãn nhu cầu con người trong tập thể như sau: 4.1. Phương diện nhu cầu: Thực tiễn của hoạt động quản lý cho thấy, khi nhà quản lý nắm vững các nội dung nhu cầu, độ rộng, cường độ, tính bền vững và tính hiện thực của nhu cầu thì họ đã nắm được chìa khóa mở ra những tìm năng mới trong việc nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Khi nhà quản lý coi nhẹ những hiểu biết đó sẽ dẫn đến chổ thiếu tin tưởng vào khả năng sáng tạo của mọi người, việc tổ chức triển khai công việc sinh động thay bằng những biện pháp mệnh lệnh hành chính. 4.2. Các mức độ nhu cầu của con người: Khi tìm hiểu nhu cầu của những người thực hiện công việc, nhà quản lý cần phải biết được các mức độ của nhu cầu con người. Ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm có những mức độ nhu cầu khác nhau và trong những thời điểm cụ thể thì nhà quản lý cần thỏa mãn những loại nhu cầu nhất định. Nhà quản lý chỉ thúc đẩy được những người dưới quyền thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao khi nhà quản lý làm thỏa mãn được những nhu cầu mà người dưới quyền mong muốn. Công việc sẽ không hiệu quả cao khi nhà quản lý không đáp ứng được nhu cầu của người dưới quyền. 3 Nhu cầu được phân loại thành: Những nhu cầu ở mức độ thấp – Nhu cầu vật chất và những nhu cầu ở mức độ cao – Nhu cầu tinh thần. Các nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước và là nền tảng cho hoạt động sống của con người. Các nhu cầu vật chất cơ bản nhất là ăn, mặc, ở... ...

Tài liệu được xem nhiều: