Huy động nguồn lực tài chính từ đất phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị: Nghiên cứu thực tế tại Hà Nội
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 328.71 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Huy động nguồn lực tài chính từ đất nói chung và cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) nói riêng đóng vai và ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai và cũng như giúp giảm áp lực về vốn đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng trong thời gian tới ở Việt Nam. Nghiên cứu này, tập trung rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn thiện một số nội dung có liên quan đến các cơ chế chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình huy động nguồn lực tài chính cho đất phục vụ CSHT giao thông như là: Cơ chế BT, cơ chế tạo quỹ đất và cơ chế giá đất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huy động nguồn lực tài chính từ đất phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị: Nghiên cứu thực tế tại Hà Nội HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT PHỤC VỤ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ: NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI HÀ NỘI ThS. Nguyễn Thanh Lân TS. Phạm Lan Hương ThS.Vũ Thành Bao ThS. Nguyễn Thắng Trung ThS. Trần Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Huy động nguồn lực tài chính từ đất nói chung và cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) nói riêng đóng vai và ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai và cũng như giúp giảm áp lực về vốn đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng trong thời gian tới ở Việt Nam. Thời gian qua, việc huy động nguồn lực tài chính từ đất ở nước ta đã đạt những kết quả quan trọng nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém lớn, làm cho nguồn lực đất đai không được khai thác đầy đủ, hiệu quả, từ đó gây ra thoát thoát và lãng phí. Nghiên cứu này, tập trung rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn thiện một số nội dung có liên quan đến các cơ chế chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình huy động nguồn lực tài chính cho đất phục vụ CSHT giao thông như là: Cơ chế BT, cơ chế tạo quỹ đất và cơ chế giá đất. Từ khóa: Cơ sở hạ tầng; Đô thị; Giá đất; Tài chính đất đai; Thu hồi giá trị đất đai. 1. Đặt vấn đề Đối với các đô thị, để phát triển đô thị hiện đại thì vấn đề đầu tư và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống CSHT luôn có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, việc đầu tư CSHT là việc làm thường xuyên, liên tục và đi trước; đồng thời đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn cho đầu tư CSHT tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, thách thức; do đó, nguồn đầu tư CSHT nói chung (trong đó có CSHT tại các đô thị) cần phải dựa vào các nguồn vốn khác - ngoài ngân sách. Về phương diện lý thuyết, có một số nguồn lực chủ yếu mà nhà quản lý và hoạch định chính sách cần quan tâm, huy động cho phát triển đô thị nói chung và đầu tư CSHT đô thị nói riêng như là nguồn lực con người, tri thức, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên v.v. Trong đó, đất đai là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể chuyển đổi thành nguồn lực tài chính để phục vụ phát triển đô thị. Về mặt thực tiễn, có nhiều kết quả thực chứng cho thấy, các quốc gia đã có nhiều thành công khi huy động nguồn lực tài chính đất đai trong đầu tư CSHT thông qua các phương thức vốn hoá giá trị đất đai (land value capture) trong quá trình tạo quỹ đất phục vụ các dự án. 511 Bài viết này nhằm phân tích một số cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ đất để đầu tư phát triển CSHT tại đô thị và lấy Thành phố Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu thực nghiệm. 2. Lý luận chung về huy động nguồn lực tài chính từ đất phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị 2.1. Quan niệm về tài chính từ đất Khi xem xét nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị thường quan tâm xem xét ở khía cạnh nguồn lực tài chính, bao gồm nguồn vốn đầu tư và nguồn lực từ chính từ đất. Cụ thể, trong đó, nguồn lực tài chính từ đất có thể hiểu là giá trị được vốn hóa, thu hồi phục vụ mục đích đầu tư cở sở hạ tầng đô thị. Về mặt lý luận, huy động nguồn lực tài chính từ đất là phạm trù có nội hàm khá rộng, bao gồm các biện pháp và công cụ để thu hồi giá trị từ đất đai của cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền trung ương và địa phương. Đây là quá trình cơ quan quản lý thực hiện việc thu hồi giá giá trị đất đai (land value capture) để đạt mục tiêu quản lý. Tuy nhiên, quá trình tạo lập và huy động tài chính từ đất được thường sử dụng theo 02 cách tiếp cận phổ biến, đó là: (i) Nhấn mạnh vào mục đích sử dụng - với hàm ý loại chính sách hoặc công cụ pháp lý để thu hồi phần giá trị của đất đai (bất kể nguyên nhân nào làm thay đổi giá trị đất đai); (ii) Nhấn mạnh vào kết quả của quá trình đầu tư, sử dụng đất hoặc các quy định chính sách của nhà nước làm thay đổi giá trị đất đai – Đây là cách được sử dụng trực tiếp, đề cập đến sự cải thiện (betterment) làm gia tăng giá trị đất đai [Peterson (2009) và Alterman. R (2012)]. Nhìn từ góc độ khoa học quản lý đất đai, có thể thể thấy rằng huy động nguồn lực tài chính từ đất được xác định như là một trong bốn trụ cột của công tác quản lý đất đai đó là: Xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách đất đai; Xây dựng quy hoạch hoạch sử dụng đất, điều tiết cung đất đai cho các mục đích sử dụng; Xây dựng hệ thống tài chính đất đai – để định giá và định thuế, điều chỉnh quan hệ lợi ích từ đất; Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai, hệ thống hồ sơ địa chính nhằm tạo lập phương tiện để quản lý hành chính về đất đai, thông qua việc lựa chọn các công nghệ, kỹ thuật hình thành hệ thống thông tin đất đai để phục vụ quá trình quản lý đất đai (Steudler, D và các cộng sự, 2004). Đáng chú ý, trong có nguồn lực tài chính từ đất, thuế đất đai (có thể bao gồm thuế đất, nhà ở… một số quốc gia gọi chung là sắc thuế đất đai) là nguồn lực chủ yếu và được đại đa số các nước áp dụng1. Nhìn lại tiến trình phát triển lịch sử, thuế đất đai được ra đời từ khá sớm, với ý tưởng ban đầu của David Ricardo (1821) và của Henry George (1879). Bên cạnh đó, các công cụ huy động nguồn lực tài chính khác từ đất như là: Các công cụ điều tiết chung được đề cập đến chủ yếu bao gồm: Nhà nước trực tiếp kiểm soát đối việc sử dụng các quỹ đất đã được quốc hữu hóa; Thực hiện chế độ thuê đất có thời hạn thay vì giao đất; Thực hiện chế độ dữ dự đất đai thông qua ngân hàng đất đai (land banking); Tái điều chỉnh đất đai (land ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huy động nguồn lực tài chính từ đất phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị: Nghiên cứu thực tế tại Hà Nội HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT PHỤC VỤ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ: NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI HÀ NỘI ThS. Nguyễn Thanh Lân TS. Phạm Lan Hương ThS.Vũ Thành Bao ThS. Nguyễn Thắng Trung ThS. Trần Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Huy động nguồn lực tài chính từ đất nói chung và cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) nói riêng đóng vai và ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai và cũng như giúp giảm áp lực về vốn đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng trong thời gian tới ở Việt Nam. Thời gian qua, việc huy động nguồn lực tài chính từ đất ở nước ta đã đạt những kết quả quan trọng nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém lớn, làm cho nguồn lực đất đai không được khai thác đầy đủ, hiệu quả, từ đó gây ra thoát thoát và lãng phí. Nghiên cứu này, tập trung rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn thiện một số nội dung có liên quan đến các cơ chế chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình huy động nguồn lực tài chính cho đất phục vụ CSHT giao thông như là: Cơ chế BT, cơ chế tạo quỹ đất và cơ chế giá đất. Từ khóa: Cơ sở hạ tầng; Đô thị; Giá đất; Tài chính đất đai; Thu hồi giá trị đất đai. 1. Đặt vấn đề Đối với các đô thị, để phát triển đô thị hiện đại thì vấn đề đầu tư và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống CSHT luôn có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, việc đầu tư CSHT là việc làm thường xuyên, liên tục và đi trước; đồng thời đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn cho đầu tư CSHT tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, thách thức; do đó, nguồn đầu tư CSHT nói chung (trong đó có CSHT tại các đô thị) cần phải dựa vào các nguồn vốn khác - ngoài ngân sách. Về phương diện lý thuyết, có một số nguồn lực chủ yếu mà nhà quản lý và hoạch định chính sách cần quan tâm, huy động cho phát triển đô thị nói chung và đầu tư CSHT đô thị nói riêng như là nguồn lực con người, tri thức, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên v.v. Trong đó, đất đai là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể chuyển đổi thành nguồn lực tài chính để phục vụ phát triển đô thị. Về mặt thực tiễn, có nhiều kết quả thực chứng cho thấy, các quốc gia đã có nhiều thành công khi huy động nguồn lực tài chính đất đai trong đầu tư CSHT thông qua các phương thức vốn hoá giá trị đất đai (land value capture) trong quá trình tạo quỹ đất phục vụ các dự án. 511 Bài viết này nhằm phân tích một số cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ đất để đầu tư phát triển CSHT tại đô thị và lấy Thành phố Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu thực nghiệm. 2. Lý luận chung về huy động nguồn lực tài chính từ đất phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị 2.1. Quan niệm về tài chính từ đất Khi xem xét nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị thường quan tâm xem xét ở khía cạnh nguồn lực tài chính, bao gồm nguồn vốn đầu tư và nguồn lực từ chính từ đất. Cụ thể, trong đó, nguồn lực tài chính từ đất có thể hiểu là giá trị được vốn hóa, thu hồi phục vụ mục đích đầu tư cở sở hạ tầng đô thị. Về mặt lý luận, huy động nguồn lực tài chính từ đất là phạm trù có nội hàm khá rộng, bao gồm các biện pháp và công cụ để thu hồi giá trị từ đất đai của cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền trung ương và địa phương. Đây là quá trình cơ quan quản lý thực hiện việc thu hồi giá giá trị đất đai (land value capture) để đạt mục tiêu quản lý. Tuy nhiên, quá trình tạo lập và huy động tài chính từ đất được thường sử dụng theo 02 cách tiếp cận phổ biến, đó là: (i) Nhấn mạnh vào mục đích sử dụng - với hàm ý loại chính sách hoặc công cụ pháp lý để thu hồi phần giá trị của đất đai (bất kể nguyên nhân nào làm thay đổi giá trị đất đai); (ii) Nhấn mạnh vào kết quả của quá trình đầu tư, sử dụng đất hoặc các quy định chính sách của nhà nước làm thay đổi giá trị đất đai – Đây là cách được sử dụng trực tiếp, đề cập đến sự cải thiện (betterment) làm gia tăng giá trị đất đai [Peterson (2009) và Alterman. R (2012)]. Nhìn từ góc độ khoa học quản lý đất đai, có thể thể thấy rằng huy động nguồn lực tài chính từ đất được xác định như là một trong bốn trụ cột của công tác quản lý đất đai đó là: Xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách đất đai; Xây dựng quy hoạch hoạch sử dụng đất, điều tiết cung đất đai cho các mục đích sử dụng; Xây dựng hệ thống tài chính đất đai – để định giá và định thuế, điều chỉnh quan hệ lợi ích từ đất; Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai, hệ thống hồ sơ địa chính nhằm tạo lập phương tiện để quản lý hành chính về đất đai, thông qua việc lựa chọn các công nghệ, kỹ thuật hình thành hệ thống thông tin đất đai để phục vụ quá trình quản lý đất đai (Steudler, D và các cộng sự, 2004). Đáng chú ý, trong có nguồn lực tài chính từ đất, thuế đất đai (có thể bao gồm thuế đất, nhà ở… một số quốc gia gọi chung là sắc thuế đất đai) là nguồn lực chủ yếu và được đại đa số các nước áp dụng1. Nhìn lại tiến trình phát triển lịch sử, thuế đất đai được ra đời từ khá sớm, với ý tưởng ban đầu của David Ricardo (1821) và của Henry George (1879). Bên cạnh đó, các công cụ huy động nguồn lực tài chính khác từ đất như là: Các công cụ điều tiết chung được đề cập đến chủ yếu bao gồm: Nhà nước trực tiếp kiểm soát đối việc sử dụng các quỹ đất đã được quốc hữu hóa; Thực hiện chế độ thuê đất có thời hạn thay vì giao đất; Thực hiện chế độ dữ dự đất đai thông qua ngân hàng đất đai (land banking); Tái điều chỉnh đất đai (land ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn lực tài chính Huy động nguồn lực tài chính từ đất Đất phục vụ đầu tư Đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị Tài chính đất đai Thu hồi giá trị đất đaiTài liệu liên quan:
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 261 0 0 -
Quy định pháp luật về giá đất đối với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
14 trang 126 0 0 -
9 trang 87 0 0
-
Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp
16 trang 63 0 0 -
Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính thông qua chứng khoán hóa các tài sản bất động sản
4 trang 59 0 0 -
52 trang 51 0 0
-
Tồn tại, bất cập trong định giá đất, định hướng hoàn thiện
6 trang 43 0 0 -
Nghiên cứu khoa học: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện Tuy An
29 trang 42 0 0 -
11 trang 41 0 0
-
Huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
5 trang 40 0 0