Huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội khoa tại khoa săn sóc đặc biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 244.28 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) ở bệnh nhân nội khoa tại khoa săn sóc đặc biệt (ICU). Nghiên cứu thực hiện trên 54 bệnh nhân nhập khoa săn sóc đặc biệt nội (ICU) từ 7/2007 đến 12/2008 vì một bệnh lý nội khoa cấp tính, được định lượng D-Dimer và siêu
âm duplex tĩnh mạch 2 chi dưới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội khoa tại khoa săn sóc đặc biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU Ở BỆNH NHÂN NỘI KHOA TẠI KHOA SĂN SÓC ĐẶC BIỆT (ICU) BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Huỳnh Văn Ân*, Ngô Văn Thành* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) ở bệnh nhân nội khoa tại Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU). Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiền cứu. 54 bệnh nhân nhập Khoa Săn Sóc Đặc Biệt Nội (ICU) từ 7/2007 đến 12/2008 vì một bệnh lý nội khoa cấp tính, được định lượng D-Dimer và siêu âm Duplex tĩnh mạch 2 chi dưới. Kết quả: 46% bệnh nhân ICU có HKTMS sau 1 tuần nằm viện và thêm 17% bệnh nhân còn lại sau tuần thứ 2. Kết luận: Bệnh nhân nội khoa tại Khoa ICU thuộc nhóm nguy cơ cao có HKTMS. Cần chú trọng việc phòng ngừa HKTMS ở nhóm bệnh nhân này. Từ khóa: Tỷ lệ mới mắc, Huyết khối tĩnh mạch sâu. ABSTRACT DEEP VENOUS THROMBOSIS (DVT) IN MEDICAL INTENSIVE CARE (ICU) PATIENTS IN NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL Huynh Van An, Ngo Van Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 127 – 134 Purpose: To determine the incidence of Deep Venous Thrombosis (DVT) in medical intensive care (ICU) patients. Materials and method: Cross sectional, Descriptive and Prospective Study. 54 patients were admitted ICU from July, 2007 to December, 2008 due to an acute internal disease. They were evaluated the quantitative DDimer and the venous duplex Doppler ultrasound of the inferior limbs. Results: 46% of the overall patients got the Deep Venous Thrombosis after 1 week admitted ICU. In the 2nd week, there were 17% of the rest patients got this disease. Conclusion: The patients admitted ICU due to internal diseases have a higher risk of Deep Venous Thrombosis. Therefore, the preventive Treatment of DVT should be applied on those patients. Key words: Incidence, Deep Venous Thrombosis ĐẶT VẤN ĐỀ Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là hiện tượng huyết khối làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ tĩnh mạch sâu, thường gặp ở những bệnh nhân nằm viện. HKTMS là bệnh lý nghiêm trọng do các biến chứng cấp tính và lâu dài của chúng. Biến chứng cấp tính của HKTMS là thuyên tắc phổi có thể dẫn đến tử vong, còn các biến chứng mạn tính như hội chứng sau viêm tĩnh mạch và loét tĩnh mạch mạn tính đều gây thương tật cho bệnh nhân bị HKTMS. Phần lớn HKTMS thường không có triệu chứng nhưng có thể gây thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong nên phòng ngừa HKTMS là vấn đề cần được đặt ra. 127 HKTMS là bệnh lý thường gặp ở người da trắng. Các hướng dẫn điều trị và dự phòng HKTMS của các quốc gia Bắc Mỹ và Châu Âu đều khuyến cáo dự phòng ở cả bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa, nhưng tại Châu Á việc dự phòng HKTMS không được chú trọng vì các bác sĩ lâm sàng vẫn cho rằng HKTMS ở Châu Á là hiếm gặp. Năm 1998, ở Hong Kong tỷ lệ mới mắc HKTMS là 2,7/10.000 bệnh nhân, tương tự tại Kuala Lumpur, Malaysia là 2,8/10.000 bệnh nhân nhập viện năm 1990. Năm 1992, Kueth (Singapore) công bố tỷ lệ mới mắc HKTMS tại bệnh viện Đa Khoa Singapore là 7,9/10.000 bệnh nhân(6). Tỷ lệ HKTMS thấp tại Châu Á có lẽ do việc ghi nhận các trường hợp HKTMS và thuyên tắc là chưa đầy đủ, hoặc bác sĩ lâm sàng không nghĩ đến nên không chẩn đoán ra. Hiện nay, tại Việt nam, số liệu thống kê về HKTMS là rất hạn chế cả trên bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỷ lệ mới mắc HKTMS bằng siêu âm duplex trên những bệnh nhân nội khoa tại Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định vì một bệnh lý nội khoa cấp tính. Kế đến, mô tả những yếu tố nguy cơ của HKTMS và xem xét mối tương quan của chúng với chẩn đoán HKTMS. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn nhận bệnh Bệnh nhân nam hay nữ, tuối từ 18 trở lên, nhập viện vào khoa Săn Sóc Đặc Biệt, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định vì một bệnh lý nội khoa cấp tính và dự kiến nằm viện trong ít nhất 6 ngày. Thời gian từ đầu tháng 7/2007 đến hết tháng 12/2008 (18 tháng). Tiêu chuẩn loại trừ Có tiền sử bị HKTMS, thuyên tắc phổi trong vòng 12 tháng trước đó. Đang sử dụng hay dự định sử dụng các biện pháp dự phòng HKTMS bằng thuốc như heparin không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp hay kháng đông uống. Bệnh nhân đang sử dụng heparin hay heparin trọng lượng phân tử thấp để điều trị bệnh nội khoa không phải HKTMS hoặc warfarin trên 48 giờ. Bệnh nhân vừa trãi qua phẫu thuật lớn hay chấn thương nặng trong vòng 3 tháng trước và phải nhập viện. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Tiến hành Bệnh nhân hội đủ các tiêu chuẩn nhận bệnh và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào sẽ được thu nhận vào lô nghiên cứu. Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu để làm xét nghiệm D-dimer và thực hiện siêu âm duplex vào ngày thứ 7 kể từ lúc nhập viện. Khi kết quả siêu âm duplex lần đầu không phát hiện được HKTMS (kết quả âm tính), siêu âm duplex lần thứ hai sẽ được tiếp tục thực hiện 7 ngày sau lần thứ nhất. 128 Bệnh nhân nhập viện vì một bệnh nội khoa cấp tính và có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội khoa tại khoa săn sóc đặc biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU Ở BỆNH NHÂN NỘI KHOA TẠI KHOA SĂN SÓC ĐẶC BIỆT (ICU) BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Huỳnh Văn Ân*, Ngô Văn Thành* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) ở bệnh nhân nội khoa tại Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU). Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiền cứu. 54 bệnh nhân nhập Khoa Săn Sóc Đặc Biệt Nội (ICU) từ 7/2007 đến 12/2008 vì một bệnh lý nội khoa cấp tính, được định lượng D-Dimer và siêu âm Duplex tĩnh mạch 2 chi dưới. Kết quả: 46% bệnh nhân ICU có HKTMS sau 1 tuần nằm viện và thêm 17% bệnh nhân còn lại sau tuần thứ 2. Kết luận: Bệnh nhân nội khoa tại Khoa ICU thuộc nhóm nguy cơ cao có HKTMS. Cần chú trọng việc phòng ngừa HKTMS ở nhóm bệnh nhân này. Từ khóa: Tỷ lệ mới mắc, Huyết khối tĩnh mạch sâu. ABSTRACT DEEP VENOUS THROMBOSIS (DVT) IN MEDICAL INTENSIVE CARE (ICU) PATIENTS IN NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL Huynh Van An, Ngo Van Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 127 – 134 Purpose: To determine the incidence of Deep Venous Thrombosis (DVT) in medical intensive care (ICU) patients. Materials and method: Cross sectional, Descriptive and Prospective Study. 54 patients were admitted ICU from July, 2007 to December, 2008 due to an acute internal disease. They were evaluated the quantitative DDimer and the venous duplex Doppler ultrasound of the inferior limbs. Results: 46% of the overall patients got the Deep Venous Thrombosis after 1 week admitted ICU. In the 2nd week, there were 17% of the rest patients got this disease. Conclusion: The patients admitted ICU due to internal diseases have a higher risk of Deep Venous Thrombosis. Therefore, the preventive Treatment of DVT should be applied on those patients. Key words: Incidence, Deep Venous Thrombosis ĐẶT VẤN ĐỀ Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là hiện tượng huyết khối làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ tĩnh mạch sâu, thường gặp ở những bệnh nhân nằm viện. HKTMS là bệnh lý nghiêm trọng do các biến chứng cấp tính và lâu dài của chúng. Biến chứng cấp tính của HKTMS là thuyên tắc phổi có thể dẫn đến tử vong, còn các biến chứng mạn tính như hội chứng sau viêm tĩnh mạch và loét tĩnh mạch mạn tính đều gây thương tật cho bệnh nhân bị HKTMS. Phần lớn HKTMS thường không có triệu chứng nhưng có thể gây thuyên tắc phổi dẫn đến tử vong nên phòng ngừa HKTMS là vấn đề cần được đặt ra. 127 HKTMS là bệnh lý thường gặp ở người da trắng. Các hướng dẫn điều trị và dự phòng HKTMS của các quốc gia Bắc Mỹ và Châu Âu đều khuyến cáo dự phòng ở cả bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa, nhưng tại Châu Á việc dự phòng HKTMS không được chú trọng vì các bác sĩ lâm sàng vẫn cho rằng HKTMS ở Châu Á là hiếm gặp. Năm 1998, ở Hong Kong tỷ lệ mới mắc HKTMS là 2,7/10.000 bệnh nhân, tương tự tại Kuala Lumpur, Malaysia là 2,8/10.000 bệnh nhân nhập viện năm 1990. Năm 1992, Kueth (Singapore) công bố tỷ lệ mới mắc HKTMS tại bệnh viện Đa Khoa Singapore là 7,9/10.000 bệnh nhân(6). Tỷ lệ HKTMS thấp tại Châu Á có lẽ do việc ghi nhận các trường hợp HKTMS và thuyên tắc là chưa đầy đủ, hoặc bác sĩ lâm sàng không nghĩ đến nên không chẩn đoán ra. Hiện nay, tại Việt nam, số liệu thống kê về HKTMS là rất hạn chế cả trên bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỷ lệ mới mắc HKTMS bằng siêu âm duplex trên những bệnh nhân nội khoa tại Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định vì một bệnh lý nội khoa cấp tính. Kế đến, mô tả những yếu tố nguy cơ của HKTMS và xem xét mối tương quan của chúng với chẩn đoán HKTMS. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn nhận bệnh Bệnh nhân nam hay nữ, tuối từ 18 trở lên, nhập viện vào khoa Săn Sóc Đặc Biệt, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định vì một bệnh lý nội khoa cấp tính và dự kiến nằm viện trong ít nhất 6 ngày. Thời gian từ đầu tháng 7/2007 đến hết tháng 12/2008 (18 tháng). Tiêu chuẩn loại trừ Có tiền sử bị HKTMS, thuyên tắc phổi trong vòng 12 tháng trước đó. Đang sử dụng hay dự định sử dụng các biện pháp dự phòng HKTMS bằng thuốc như heparin không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp hay kháng đông uống. Bệnh nhân đang sử dụng heparin hay heparin trọng lượng phân tử thấp để điều trị bệnh nội khoa không phải HKTMS hoặc warfarin trên 48 giờ. Bệnh nhân vừa trãi qua phẫu thuật lớn hay chấn thương nặng trong vòng 3 tháng trước và phải nhập viện. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Tiến hành Bệnh nhân hội đủ các tiêu chuẩn nhận bệnh và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào sẽ được thu nhận vào lô nghiên cứu. Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu để làm xét nghiệm D-dimer và thực hiện siêu âm duplex vào ngày thứ 7 kể từ lúc nhập viện. Khi kết quả siêu âm duplex lần đầu không phát hiện được HKTMS (kết quả âm tính), siêu âm duplex lần thứ hai sẽ được tiếp tục thực hiện 7 ngày sau lần thứ nhất. 128 Bệnh nhân nhập viện vì một bệnh nội khoa cấp tính và có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Nghiên cứu y học Tỷ lệ mới mắc Huyết khối tĩnh mạch sâu Bệnh lý nội khoa cấp tính Định lượng D Dimer Siêu âm duplex tĩnh mạch 2 chi dưới.Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 311 0 0 -
5 trang 305 0 0
-
8 trang 259 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 248 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 231 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 220 0 0 -
8 trang 200 0 0
-
13 trang 199 0 0
-
5 trang 198 0 0
-
9 trang 193 0 0