Huỳnh Thúc Kháng là một trong ba người con ưu tú của vùng đất Quảng Nam xưa tiêu biểu cho xu hướng canh tân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Là sản phẩm của sự tiếp xúc Đông - Tây diễn ra mạnh mẽ ở nước ta trong khoảng thời gian này, Huỳnh Thúc Kháng dường như đã thổi vào trong những bài viết của mình cả lối nghĩ thâm sâu của một nhà Nho thuận cách lẫn cách nghĩ biến hóa đầy linh hoạt của một bậc Tây học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huỳnh Thúc Kháng với cuộc đấu tranh trên mặt trận báo chí cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 94-99 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HUỲNH THÚC KHÁNG VỚI CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN BÁO CHÍ CUỐI THẾ KỈ XIX, ĐẦU THẾ KỈ XX Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Việt Nam học – Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Huỳnh Thúc Kháng là một trong ba người con ưu tú của vùng đất Quảng Nam xưa (bên cạnh chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh và Trần Quý Cáp) tiêu biểu cho xu hướng canh tân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Là sản phẩm của sự tiếp xúc Đông - Tây diễn ra mạnh mẽ ở nước ta trong khoảng thời gian này, Huỳnh Thúc Kháng dường như đã thổi vào trong những bài viết của mình cả lối nghĩ thâm sâu của một nhà Nho thuận cách lẫn cách nghĩ biến hóa đầy linh hoạt của một bậc Tây học. Để từ đây, từ một nhà nho uyên thâm, ông đã sớm trở thành một nhà báo hiện đại xuất chúng, một chiến sĩ “cách mạng công khai” đấu tranh không mệt mỏi trên mặt trận tư tưởng. Từ khóa: Huỳnh Thúc Kháng, báo Tiếng Dân, quyền tự do, chủ quyển biển đảo.1. Mở đầu Huỳnh Thúc Kháng là người con ưu tú của vùng đất Quảng Nam. Từ chỗ khởi nguồnlà một nhà Nho thuần khiết, ngay từ thuở nhỏ đã được hấp thu tinh thần Nho giáo, trongsuốt những năm đầu thế kỉ XX Huỳnh Thúc Kháng đã không ngừng tự trang bị cho mìnhvốn kiến thức, học vấn Tây phương. Chính điều này đã giúp ông vừa am tường Nho học,phóng chiếu nó để thức ngộ được đời sống và cảnh tình của nhân dân trong nước, vừa cóđược một lối tư duy cao thoáng, một sự phán đoán cởi mở không bị gò mình trong cái áoNho giáo vốn đang trở nên lỗi thời và chật hẹp. Để từ đây, với những gì học được trongsách vở cùng những trải nghiệm thực tế (thậm chí là những chiêm nghiệm đau thương từgia đình, quê hương, cuộc đời và cả những suy niệm của chính mình trong những thángnăm dài ở nhà tù Côn Đảo. . . ), Huỳnh Thúc Kháng đã từ một nhà Nho uyên thâm, trởthành một nhà báo hiện đại xuất chúng, một chiến sĩ “cách mạng công khai” đấu tranhkhông mệt mỏi trên mặt trận tư tưởng.Ngày nhận bài 1/6/2012. Ngày nhận đăng 25/12/2012.Liên lạc Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, e-mail: myhanhvnh@gmail.com94 Huỳnh Thúc Kháng với cuộc đấu tranh trên mặt trận báo chí cuối thế kỉ XIX...2. Nội dung nghiên cứu Ngày 10/08/1926, tờ báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng chính thức ra đời ởHuế. Ngay khi mới xuất bản, Huỳnh Thúc Kháng đã nêu bật một cách sáng rõ mục đíchcủa tờ báo này. Trong lời phi lộ ngày 10/06/1927, ông đã từng viết rằng: “. . . chân rắn vẫnthừa mà ruột tằm chưa dứt, mong bổ cứu một đôi chút trong muôn phần nên phải ứng thếmà xuất hiện. . . Theo tâm lí chân chính của quốc gia mà phô bày trên tờ giấy trắng, cốtgiữ gìn cái đạo đức có sẵn của ông bà mà dung hợp với học thuyết tư tưởng mới để mởrộng đường tri thức. . . Công lí là hướng đi, công lợi là nơi quy túc. Đối với đồng bào xinlàm vị thuốc đắng. . . với chính phủ xin làm người bạn ngay. . . ” [2;263]. Theo đó, tờ báoTiếng Dân sẽ đi trên con đường truy tìm Công Lý, là tiếng nói của dân và vì dân đúng nhưtựa đề của nó. Trong bối cảnh phải luôn chịu sự kiểm soát khắt khe của thực dân Pháp,con đường ấy ắt hẳn sẽ trải qua không ít thử thách, chông gai. Nhưng một khi mục đíchđã đề ra, ông sẽ quyết tâm hành trạng và 16 năm hoạt động trong vai trò chủ bút tờ báoTiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng đã hiện thực hóa mục đích ấy. Tiếp nối mục tiêu đã đề ra, cũng ngay từ số đầu tiên, chủ bút Huỳnh Thúc Khángđã đưa ra lời tuyên ngôn hàm súc mà vô cùng độc đáo, đầy dõng dạc cho tờ báo của mình:“Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều ngườita buộc nói” [3]. Có đặt trong điều kiện xã hội của chế độ thực dân thời bấy giờ, chúngta mới thấy hết bản lĩnh, khí tiết của nhà chiến sĩ cách mạng công khai – Huỳnh ThúcKháng. Lời tuyên ngôn được đưa ra tựa như như một tiếng súng sắc gọn. Chỉ ngần ấy chữthôi nhưng nó đã hàm chứa bao điều muốn nói. Tuyên ngôn quả thực là một lời tố cáođanh thép và công khai chế độ xã hội đương thời – một xã hội mà ở đó, con người khôngcó quyền được nói, không có quyền tự do, đồng thời nó cũng khẳng định một cách đầythách thức mà lại không thể bắt bẻ vào đâu được cái quyền rất riêng của những nhà báo,thứ quyền không ai có thể tước đi được: Đó là quyền không phải nói những điều người tabuộc nói. Câu văn thật đỗi hàm súc, hừng hực khí tiết không gì lay chuyển nổi của mộtbậc thâm Nho! Hai năm sau đó, trong số báo ngày 01/05/1929, Huỳnh Thúc Kháng một lần nữa lạikhẳng định chắc chắn cái quyền bị tước mất và cái quyền không ai tước đi được của mình:“Vì rằng ta không có quyền tự do nói những điều nên nói, mà ta lại có quyền tự do khôngnói những cái không nên nói” [2;266]... Đó là Tôn chỉ và cũng là khí tiết mà Huỳnh ...