Danh mục

IODOPOVIDONE VÀ TALC NHŨ TƯƠNG

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 636.99 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Làm dính màng phổi là một trong những chọn lựa tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính tái phát có triệu chứng. Mục đích của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả, tính an toàn của làm dính màng phổi bằng iodopovidone (IO) và talc nhũ tương (TS) trong điều trị tràn dịch màng phổi ác tính thứ phát lượng nhiều. Đối tượng - Phương pháp: 216 bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính thứ phát lượng nhiều được thu dung vào nghiên cứu từ tháng 6/2005 đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
IODOPOVIDONE VÀ TALC NHŨ TƯƠNG IODOPOVIDONE VÀ TALC NHŨ TƯƠNGTÓM TẮTMục tiêu: Làm dính màng phổi là một trong những chọn lựa tốt nhất để điều trị chobệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính tái phát có triệu chứng. Mục đích của nghiêncứu này là so sánh hiệu quả, tính an toàn của làm dính màng phổi bằng iodopovidone(IO) và talc nhũ tương (TS) trong điều trị tràn dịch màng phổi ác tính thứ phát lượngnhiều.Đối tượng - Phương pháp: 216 bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính thứ phátlượng nhiều được thu dung vào nghiên cứu từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2008 tại khoaC6, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Bệnh nhân được nhận ngẫu nhiên hoặc 20mLiodopovidone 10% hay 5g talc hòa tan trong 60mL NaCl 0,9% bơm qua ống dẫn lưumàng phổi. Bệnh nhân được đánh giá trước và sau khi bơm tác nhân gây dính vàokhoang màng phổi, sau rút ống dẫn lưu màng phổi 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng về cáctriệu chứng và dấu hiệu lâm sàng, hiệu quả làm dính màng phổi.Kết quả: Tỷ lệ thành công của phương pháp làm dính màng phổi bằng IO và TS theothứ tự sau 1 tháng là 83,8% và 93% (p < 0,04), sau 3 tháng là 80,8% và 90,3% (p >0,07), sau 6 tháng là 72,2% và 88,5% (p < 0,03). Tác dụng phụ nói chung là nhẹ: sốt≥ 35oC (5% trong nhóm IO, 32,8% trong nhóm TS, p = 0.000), đau ngực (20% trongnhóm IO, 17,2% trong nhóm TS, p = 0,6), khó thở (10% trong nhóm IO, 9,5% trongnhóm TS, p = 0,9), và không có hội chứng nguy ngập hô hấp cấp tính trong cả 2nhóm.Kết luận: Làm dính màng phổi bằng talc nhũ tương cho thấy hiệu quả hơniodopovidone trong trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính thứ phát lượng nhiều. Cảhai phương pháp này không có tác dụng phụ nặng và đều được dung nạp tốt.ABSTRACTCOMPARISON OF IODOPOVIDONE AND TALC SLURRY PLEURODESISEFFICACY ANDSAFETY IN THE TREATMENT OF MASSIVE SECONDARY MALIGNANTPLEURAL EFFUSIONSNguyen Huu Lan, Đang Van Phuoc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 124 - 132Background - objectives: Pleurodesis is the one of the best options for themanagement of symptomatic, recurent patients with malignant pleural effusion. Theaim of this study was iodopovidone (IO) and talc slurry (TS) pleurodesis efficacy andsafety comparation in the treatment of massive secondary malignant pleural effusions.Methods: 216 patients with massive malignant pleural effusions were prospectivelyassessed from June 2005 to June 2008 in C6 ward, Phạm Ngọc Thạch Hospital. Thepatients were randomized to receive either 20mL 10% iodopovidone or 5g talc dilutedin 60mL saline solution 0.9% through the chest tube. Patients were evaluated beforeand after sclerosing agents instillation, after removal chest tube 1 month, 3 months, 6month regarding clinical symptoms and signs and effectiveness of pleurodesis.Results: Adverse effects were generally mild: fever ≥ 35oC (5% in IO patients, 32.8%in TS patients, p = 0.000), chest pain (20% in IO patients, 17.2% in TS patients, p =0.6), dyspnea (10% in IO patients, 9.5% in TS patients, p = 0.9), and no patient ineither group developed ARDS. The successful rate of IO and TS pleurodesis after 1 mwere 83.8% and 93% (p < 0,04), respectively, those after 3 m were 80.8% and 90.3%(p > 0,07), respectively, and those after 6 m were 72.2% and 88.5% (p < 0.03)respectively.Conclusions: Talc slurry showed more effective than iodopovidone pleurodesis incases of massive secondary malignant pleural effusions. Neither procedure showedany major adverse effect, and both were equally well tolerated.ĐẶT VẤN ĐỀTràn dịch màng phổi ác tính là vấn đề lâm sàng thường gặp(7,33). Tiên lượng của bệnhnhân tràn dịch màng phổi ác tính rất xấu(6,13,19,22,23,25,27), hầu hết không đáp ứng vớihóa trị liệu toàn thân(6,13,28,23,28). Trên 75% bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính cótriệu chứng lâm sàng(4,10,20,32). Khó thở, đau ngực, ho làm xấu đi chất lượng cuộc sốngcủa bệnh nhân(6,19,23,24,26,27). Mặc dù chọc tháo dịch hay đặt ống dẫn lưu màng phổilàm giảm nhanh triệu chứng khó thở, đau ngực, ho do tràn dịch màng phổi gây nên, tỷlệ tái phát tràn dịch màng phổi có thể lên đến 100% sau 1 tháng(4,14,20,30). Chọc tháodịch màng phổi nhiều lần gây cạn kiệt protein, dịch, điện giải, làm xấu dần tổng trạngcủa bệnh nhân(5,23,24,28), làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như tràn mủ màngphổi, tràn khí màng phổi(4,6,30). Vì vậy, mục đích chính của điều trị tràn dịch màngphổi ác tính là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống(5,12,13,17,23,28,29),bằng cách dẫn lưu dịch và làm dính màng phổi(13,17,28,29), nhằm ngăn ngừa tái tụdịch(26,29), do đó làm giảm các triệu chứng và tránh nhập viện nhiều lần để dẫn lưudịch ra ngoài(18,26).Để làm dính màng phổi cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính, talc là chất đượccác hướng dẫn quốc tế khuyến cáo sử dụng(4,9), được sử dụng nhiều nhất(1,13), dễtìm(3,13), rẻ tiền(1,3), có chi phí-hiệu quả điều trị tốt nhấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: