Thông tin tài liệu:
Julianus (tiếng Latin: Flavius Claudius Julianus Augustus;[1] 331/332[2] – 26 tháng 6 năm 363), có hỗn danh là Julianus Kẻ bội giáo, hoặc là Julianus Nhà hiền triết, là một Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 355 cho đến năm 363 và là một nhà triết học lừng danh, là một nhà văn viết tiếng Hy Lạp.[3] Ông được coi là một danh nhân lỗi lạc trong lịch sử thời kỳ cổ đại, một trong những vị Hoàng đế có danh tiếng vào thế kỷ 4.[4][5] Ông vẫn tiếp tục lôi cuốn hậu thuế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Julianus - Hoàng đế của Đế quốc La Mã Julianus Hoàng đế của Đế quốc La Mã Pho tượng Hoàng đế Julian. Hoàng đế nhà Constantinus Caesar: 6 tháng 11 năm 355 – tháng 2 năm 360.Trị vì Augustus: tháng 2 năm 360 – 3 tháng 11 năm 361. Augustus duy nhất: 3 tháng 11 năm 361 – 26 tháng 6 năm 363 Constantius II Tiền nhiệm Jovianus Kế nhiệm Hôn phối [hiện][hiện]Hậu duệ Tên đầy đủ Flavius Claudius Julianus (từ khi sinh ra đến lúc làm vua); Flavius Claudius Julianus Caesar (làm Caesar); Flavius Claudius Julianus Augustus (làm Augustus)[hiện]Tước vị Nhà Constantinus Triều đại Julius Constantius Thân phụ Basilina Thân mẫu 331 hoặc là 332 Sinh Constantinopolis, Đế quốc La Mã 26 tháng 6 năm 363 (tuổi 31 hay 32) M ất Maranga, Lưỡng Hà Tarsus An tángJulianus (tiếng Latin: Flavius Claudius Julianus Augustus;[1] 331/332[2] – 26tháng 6 năm 363), có hỗn danh là Julianus Kẻ bội giáo, hoặc là Julianus Nhàhiền triết, là một Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 355 cho đến năm363 và là một nhà triết học lừng danh, là một nhà văn viết tiếng Hy Lạp.[3] Ôngđược coi là một danh nhân lỗi lạc trong lịch sử thời kỳ cổ đại, một trong những vịHoàng đế có danh tiếng vào thế kỷ 4.[4][5] Ông vẫn tiếp tục lôi cuốn hậu thuế trongsuốt những thế kỷ sau khi ông qua đời, khi đó có người coi ông là vị đại anh quân,mà cũng có ngừoi coi ông là tội đồ, v.v... những quan điểm này bắt nguồn từ việcông quyết tâm đưa Đế quốc La Mã trở lại với truyền thống tôn giaó cổ. Nhưng dẫusao đây nữa thì ông vẫn được xem là là một vị Hoàng đế - chiến binh - văn sĩ xuấtsắc, nhưng bi kịch và gắn liền với bối cảnh lịch sử đầy biến động của đất nướcdưới thời ông.[6][7] Ông là vị Hoàng đế đã nỗ lực khôi phục nền văn minh Hy Lạpcổ đại và tiến hành cuộc tranh đấu cuối cùng của Đa Thần giáo trước khi Ki-tôgiáo có thể toàn thắng trong Đế quốc La Mã - đây là một hành động liều lĩnh vàqua đó ông có thể được coi là một vị anh hùng hoài cổ. [7]Ông là một Hoàng thân của Vương triều Constantinus, em trai của ConstantiusGallus - Phó Hoàng đế của Constantius II. Sau khi hành quyết Gallus, Hoàng đếConstantinus II phong ông làm Phó Hoàng đế (Caesar) kế ngôi Gallus vào năm355 và từ đó ông hùng cứ tại các tỉnh miền Tây. Ông vừa là một tri thức vừa làmột người lính.[7] Trong suốt triều đại của mình ông thân hành cầm quân đi đánhthắng được người Alamanni và người Frank. Chiến thắng vang dội nhất của ông làtrận đánh tại Argentoratum (357), tại đó dù quân số ít hơn hẳn người Alamanninhưng ông đã giáng một đòn sấm sét vào man tộc này. Vào năm 360, các chiếnbinh của ông tôn ông làm Augustus, do đó nạn binh lửa bùng nổ giữa ConstantiusII và Julianus. Thế nhưng, Constantius II qua đời trước khi hai ông vua có thể giaochiến với nhau, nhờ đó Julianus nhanh chóng kéo đại binh vào kinh kỳConstantinopolis[8] và trở thành vị Hoàng đế kế tục chính đáng của ông ta. Vàonăm 362, Hoàng đế Julianus thân chinh khởi binh rời khỏi kinh thànhConstantinopolis mà kéo về xứ Antioch, rồi sang năm 363, ông kéo đại quân từthành Antioch tràn vào Đế quốc Ba Tư khi ấy do nhà Sassanid cai trị. Dù đánhthắng được quân Ba Tư, ông bị thương chí mạng, ít lâu sau thì về cõi vĩnh hằngtrên đường lui binh. [9]Julianus là một người có nhân cách vô cùng khó hiểu và phức tạp,[7] đến mức hiếmcó: ông là một nhà chỉ huy quân sự, một tín đồ của thuyết thần trí, một nhà cảicách xã hội, và là một nhà văn.[10] Với cương vị lãnh đạo quân sự, ông được xemlà một vị thống soái tài giỏi và được lòng ba quân, bách chiến bách thắng trong cáccuộc chiến tranh chống người German.[11] Tuy trị vì thiên hạ nhưng ông có đứctính sống thanh đạm.[12] Ông là vị vua cuối cùng không theo đạo Ki-tô của Đếquốc La Mã và đã ra sức đưa Đế quốc quay trở về với những giá trị truyền thốngcủa người La Mã để cứu vãn Đế quốc khỏi lâm vào tình trạng tan rã.[13] Ôngthanh lọc bộ máy Chính phủ từ đầu chí cuối, và quyết tâm hồi phục lại nhữngtruyền thống tôn giáo xưa của người La Mã bằng việc tẩy chay Ki-tô giáo. Đây làmột cuộc cách mạng tôn giáo trong lịch sử Đế chế La Mã.[8] Việc bài trừ Ki-tôgiáo nhằm tâng Đa thần giáo Tân Plato lên của ông đã khiến cho G ...