Tập mở đầu Kể chuyện danh nhân Việt Nam sẽ là hành trình "về nguồn" cùng tìm hiểu về những tên tuổi gắn liền với một ngành nghề nhất định cùng những công đức, đóng góp của những Tổ nghề ấy cho những ngành nghề truyền thống của dân tộc. Trong phần này của ebook, các bạn sẽ được biết về Công chúa Thiều Hoa: Tổ nghề dệt lụa, Phùng Khắc Khoan: Tổ nghề dệt lượt và nghề trồng ngô, Phạm Đôn Lễ: Tổ nghề dệt chiếu, Lê Công Hành: Ông tổ nghề thêu,…và nhiều nhân vật nữa sẽ được đề cập trong ebook này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 1): Phần 2 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Công chúa Thiều Hoa Tổ nghề dệt lụa Khi khảo sát các ngành nghề truyền thống, ta cần hiểu rằng,không phải chỉ khi có vị Tổ truyền nghề thì ở nước Nam ta mới cónghề ấy. Mà thật ra ngay từ thuở bình minh dựng nước, tổ tiên tađã biết thành thạo các ngành nghề ấy. Đã đành các vị Tổ là ngườicó công dạy nghề cho dân, nhưng những người thợ tài hoa có côngcải tiến nghề, đem lại lợi ích cho cộng đồng thì cũng được tôn vinhlà tổ nghề. GS Vũ Ngọc Khánh hoàn toàn có lý khi khẳng định: “Tổnghề (tổ sư hay thánh sư) không nhất thiết là con người thực, do đó, gạtbỏ những nhân vật huyền thoại, là không đúng với thực tế, nhất là sự thựcở tấm lòng và ở cảm quan thẩm mỹ của người dân”. Tổ nghề dệt lụa làtrong trường hợp này. Theo truyền thuyết thì công chúa Thiều Hoa, con gái thứ sáu củavua Hùng Vương chính là người đầu tiên tìm ra con tằm và phátminh ra nghề dệt lụa. Hiện nay, nhiều làng nghề dệt lụa truyền thốngvẫn thờ bà và tôn bà là Tổ của nghề. Chuyện kể rằng: Công chúalà một người có tài sắc, hiền lành nhưng không chịu lấy chồng, biếtnói chuyện với chim với bướm. Một ngày kia vào rừng, công chúagặp hội bướm đủ sắc màu sặc sỡ, riêng bướm nâu chỉ đậu một chỗngắm bạn bè. Công chúa ngạc nhiên hỏi tại sao thì bướm nâu trả lời: - Em không quen bay lượn múa hát, em khác với các bạn bướm kia. Công chúa hỏi gặng: - Khác như thế nào? 98 TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Bướm nâu nhỏ nhẹ: - Em không biết ăn lá lúa, lá ngô, chỉ ăn lá dâu để đẻ ra một loạitrứng, trứng nở ra sâu. Sâu nhả ra sợi tơ vàng rất óng mượt. Sợ công chúa không tin, bướm nâu bèn dẫn công chúa ra bãidâu ở ven sông, thấy hàng ngàn con sâu đang làm kén. Có đượcnhững sợi tơ óng nuột, công chúa đã nghĩ ra cách đan những sợitơ thành tấm vải mỏng và may áo mặc rất đẹp, rất mát. Công chúađã đặt tên cho bướm nâu là ngài, sâu nhả tơ thì gọi là tằm và loạivải may xong gọi là lụa. Với truyền thuyết này chúng ta thấy na nánhư chuyện kể về công chúa Si-linh-shi trên Trung Hoa được phonglà thủy tổ nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa. Chiết tự của chữ “tằm”là “thiên” và “trùng” - nghĩa là sâu trời, còn “dâu” từ chữ “tang”mà ra. Do đó khi nói tằm tang là để chỉ việc trồng dâu nuôi tằm.Truyền thuyết về công chúa Thiều Hoa cho thấy nghề dệt đã xuấthiện từ buổi bình minh dựng nước. Lụa này thật lụa Cổ Đô Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng. Nghề này ngày càng phát triển và nhân dân đã dệt thêm nhiềuhuyền thoại để tôn vinh nghề. Tục truyền rằng, vào xuân 1011, vuaLý Thái Tổ ngự thuyền chơi trên sông Tô Lịch, khi thuyền đến bếnGiang Tân (nay là làng Tân gần chợ Bưởi) thấy bến có căng mộttấm lĩnh dệt hình con rồng uốn khúc. Nhà vua dừng thuyền lại hỏi,dân làng thưa là có biết hai nghề dệt lụa và làm giấy, nay tự dệttấm lụa này để đón vua. Vua khen là làng có nghĩa và từ đó làngDâu có tên là Nghĩa Đô; và xóm Bãi đổi tên là Bái Ân. Huyền thoạinày cho thấy nghề dệt thời đó rất được trọng vọng. Ca dao có câu: Thuyền rồng mái đẩy đi đâu Thiếp thương phận thiếp hái dâu một mình. Một đêm trăng sáng, muôn mảnh ngọc sáng lấp loáng mặt sông,thuyền của chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) đang trôi. Đêm ấy,Nguyễn Phúc Lan (sau này là chúa Thượng) có theo hầu cha, nghe 99 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAMtiếng hát mà lòng rạo rực. Thế tử bèn dò theo tiếng hát để tìm rõ tungtích. Sau khi gặp nhau thì cô gái hái dâu quê ở huyện Diên Phước(Quảng Nam) trở thành Hiểu chiêu Hoàng hậu – vợ của NguyễnPhúc Lan. Hiện nay ở Chiêm Sơn (Duy Xuyên) có lăng thờ cô háidâu năm xưa – mà đêm ngày còn văng vẳng tiếng hò trong trẻo: Duy Xuyên có lụa mỹ miều Buổi mai mắc cửi, buổi chiều tơ giăng Còn Ỷ Lan nguyên phi cũng vốn là người hái dâu, dệt lụa. Năm1062, vua Lý Thánh Tông dự hội chùa Dâu (Thuận Thành) lúc mọingười đổ xô ra đón vua thì bà vẫn điềm nhiên hái dâu. Vua thấylàm lạ, cho gọi đến, thấy bà xinh đẹp lại ăn nói dịu dàng, thôngminh, bèn đưa về cung phong làm Ỷ Lan phu nhân. Dưới đời vuaLê Thánh Tông, có vợ chồng ông Trần Vĩ đã già mà chưa có con,luôn khấn nguyện Trời Phật ban con. Một hôm ông nằm mộng thấymình bay lên trời, Ngọc Hoàng cho biết là công chúa Liễu Hạnh đãxuống trần rồi, còn một công chúa nữa nên cho đầu thai vào nhàTrần Vĩ. Sau giấc mộng này, vợ chồng ông sinh con và đặt tên làQuỳnh Hoa. Lớn lên Quỳnh Hoa mở mang nghề trồng dâu nuôitằm, giúp cho đời sống nhân dân sung túc. Khi mất bà được tôn làbà chúa tằm, được tôn thành hoàng ở Nghi Tàm và các vùng lân cận. Ở làng Trinh Tiết (thuộc Hà Đông cũ) lại tôn bà Trần Thị Thanhlà Tổ nghề của làng – vì đã có công đưa nghề này từ đất Ái châuvề vùng ven sông Đáy này – từ thế kỷ VI sau công nguyên. ...