II. Đất TổMáy bay lượn vòng, sắp hạ cánh xuống Nội Bài. Đủ thì giờ cho chúng ta nhìn qua cảnh vật, trong một vòng sáu mươi đến bảy mươi ki-lô-mét quanh Hà Nội. Một con sông đường bệ, đỏ ngầu, một mạng lưới dày đặc chi lưu kênh mương, hai bờ những con sông lớn nhỏ là những con đê, và rải khắp giữa những đồng ruộng bát ngát, hàng nghìn thôn xóm với lũy tre xanh, những mái ngói mới; bao quanh là những dãy núi đồi không cao lắm, thường gọi là đất trung du. Đồng bằng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC - Đất Tổ II. Đất TổMáy bay lượn vòng, sắp hạ cánh xuống Nội Bài.Đủ thì giờ cho chúng ta nhìn qua cảnh vật, trong một vòng sáu mươi đến bảy mươiki-lô-mét quanh Hà Nội. Một con sông đường bệ, đỏ ngầu, một mạng lưới dày đặcchi lưu kênh mương, hai bờ những con sông lớn nhỏ là những con đê, và rải khắpgiữa những đồng ruộng bát ngát, hàng nghìn thôn xóm với lũy tre xanh, nhữngmái ngói mới; bao quanh là những dãy núi đồi không cao lắm, thường gọi là đấttrung du.Đồng bằng Bắc bộ đấy, một châu thổ (delta) do sông Hồng bồi lên với một lượngphù sa khổng lồ (100 triệu tấn 1 năm), một châu thổ không rộng lắm (15.000km2tức 1,5 triệu héc-ta), một tam giác với ba đỉnh là Việt Trì, Quảng Yên, Phát Diệm.Một miếng đất đỏ đóng vai trò quyết định trong sự hình thành của dân tộc, là cáinôi, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi sinh trường lớn lên của người Việt.Đồng bằng sông Hồng và vành đai đồi núi trung du, nơi đây tổ tiên chúng ta đã tựnghìn xưa xây dựng nền tảng cuộc sống của mình, để từ cái gốc vững mạnh ấyvươn lên với lịch sử.Đồi núi xanh tươi, hay chỉ lơ thơ ít cành sim mua, xóm làng trù phú, “Những cánhđồng thơm ngát, những ngả đường bát ngát, những lòng sông đỏ nặng phù sa”(Nguyễn Đình Thi), nay trông vào người ta dễ có cảm tưởng đất nước này trời đấtsinh ra đã nguyên vẹn như vậy. Không đâu, miếng đất tổ này dựng lên được, giữvững được đã phải bao thế kỷ đổ bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu xương máu.Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.Về nước đúng dịp, bạn sẽ không bỏ lỡ cơ hội cùng nhân dân từ khắp nơi về đềnHùng dự ngày giỗ Tổ; không đúng dịp vẫn nên lên đây ôn lại những bước đi banđầu của dân tộc. Theo quốc lộ 2, xe qua ngã ba Bạch Hạt, nơi ba con sông, sôngThao, sông Đà, sông Lô kết tủa thành con sông Hồng, cũng gọi là sông Cái tứcsông Mẹ, nơi bản lề giữa đồng bằng và đồi núi, ngày nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú, xưalà đất Phong Châu - trung tâm của nước Văn Lang.Rừng cọ đồi chè, có cả những đồi cây sơn, những rặng bạch đàn, đền vua Hùngnằm giữa cảnh trung du quen thuộc ấy. Khắp cả một vùng, đi đâu cũng có đềnmiếu thờ các vua Hùng và các Lạc tướng, cũng nghe nhân dân kể truyền thuyết,nhắc chuyện thời xa xưa ấy. Bốn nghìn năm đã qua mà hàng năm đám người vềgiỗ Tổ vẫn đông nghịt. Uống nước nhớ nguồn, nghìn thu vẫn nghĩa tình trọn vẹn,phải chăng đây là đức tính căn cơ của những người con Hồng cháu Lạc.Bốn nghìn năm, lòng dân còn ghi nhớ công ơn khai sơn phá thạch của tổ tiên; saubao nhiêu năm cặm cụi đi sâu vào lòng đất, ngành khảo cổ đã giúp ta tìm lại dấuvết của người xưa, ngay trên mảnh đất này, xác định rõ ràng cha ông ta đã sinhsống nơi đây mấy nghìn năm rồi, và từ nơi dây tiến về xuôi dần dần dựng nênnước Văn Lang, tiền thân của Đại Việt sau này, là Việt Nam ngày nay.Kể ra trước lúc lên đây, một buổi ghé thăm Bảo tàng Lịch sử xem qua những côngcụ đồ đá, đồ đồng được khai quật lên trong một loạt di chỉ rải ra từ Phong Châuđến tận cuối đồng bằng sẽ làm cho cuộc thăm viếng đền Hùng mang thêm nhiều ýnghĩa. Còn dưới từ đền Hùng, tức đất Phong Châu về dưới đồng bằng, chính làcon đường của cha ông từ vùng đồi núi trung du tiến theo sự hình thành của đồngbằng, mở rộng nơi cư trú và đầy tiến bộ kỹ thuật, nghệ thuật từ đồ đá mài, đồ gốm,đến những trống đồng thật là kỳ diệu. Nhìn vào những hoa văn in trên mặt trống,mang tính nghệ thuật vừa hiện thực vừa cách điệu, ta thấy như tổ tiên còn bêncạnh ta chèo đò, giã gạo, ca múa, chiến đấu với những con vật quen thuộc nhưhươu nai, cò vạc. Công nhân và kỹ sư ngày nay hết sức ngạc nhiên không hiểu làmsao cách đây gần ba nghìn năm rồi mà đã có một kỹ thuật đúc đồng cao như vậy.Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, khảo cổ học đã xác định đượcnhững giai đoạn phát triển văn hóa Lạc Việt từ bốn nghìn năm đến thiên niên kỷthứ nhất.Về đến trung tâm đồng bằng, vào thế kỷ thứ III trước công nguyên lúc đất nước đãmang tên Âu Lạc, đặt dưới quyền trị vì của Thục Phán An Dương Vương, cha ôngta đã xây dựng thành Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội hai mươi ki-lô-mét. Lũythành ngoài dài tám ki-lô-mét nương theo bờ sông Hoàng phía bắc, nối liền nhữnggò đồi tự nhiên, nay còn lại ba vòng: ngoài, giữa và trong cao trung bình bốn đếnnăm mét, có nơi cao mười hai mét, chân lũy hơn hai mươi mét, mặt lũy từ sáu đếnmười mét. Ngoài là hào sâu, thuyền bè qua lại được, chung quanh là đầm hồ. Cácnhà khảo cổ tính ra phải đào đắp trên hai triệu mét khối, đòi hỏi vài triệu ngàycông. Đây là một căn cứ vừa cho bộ binh, vừa cho thủy binh. Năm 1959, phát hiệnra hàng vạn mũi tên bằng đồng nhắc ta câu chuyện nỏ thần và lầm lỗi của AnDương Vương mất cảnh giác, mất cả cơ đồ.Đến Cổ Loa, tất nhiên người ta nhớ đến bi kịch của nàng Mỹ Châu, và cũng khôngnên quên sự tích ông Cao Lỗ, người đã giúp vua An Dương Vương xây thành CổLoa và sáng chế nỏ thần bắn một lần nhiều phát với mũi tên đồng lợi hại. Về saunghe ...