Danh mục

KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC - Một dãy núi - Một con đường

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.54 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

V. Một dãy núi - Một con đườngChúng ta đã theo đường quốc lộ số 1, đi từ Bắc vào Nam, chạy qua một chuỗi đồng bằng, dọc theo bờ biển, nhưng từ biển vào, nhiều khi những "khách không mời" lại hay đến chiếm đóng những cánh đồng phì nhiêu, quân Minh vào thế kỷ XV, quân Pháp - Mỹ vào thế kỷ XIX -XX, giao lưu Bắc Nam tắc nghẽn. Phải mở một con đường thứ hai song song với con đường 1- A kia, phải có đường 1-B, huyết mạch của dân tộc phải tiếp tục được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC - Một dãy núi - Một con đường V. Một dãy núi - Một con đườngChúng ta đã theo đường quốc lộ số 1, đi từ Bắc vào Nam, chạy qua một chuỗiđồng bằng, dọc theo bờ biển, nhưng từ biển vào, nhiều khi những khách khôngmời lại hay đến chiếm đóng những cánh đồng phì nhiêu, quân Minh vào thế kỷXV, quân Pháp - Mỹ vào thế kỷ XIX -XX, giao lưu Bắc Nam tắc nghẽn. Phải mởmột con đường thứ hai song song với con đường 1- A kia, phải có đường 1-B,huyết mạch của dân tộc phải tiếp tục được lưu thông.Từ Bắc vào Nam về phía Tây là cả một khối núi rừng kéo dài trên 1.000km, mangmột tên đầy ý nghĩa, dãy Trường Sơn. Núi cao, dốc đứng, rừng rậm âm u, đầy rắnđộc, muỗi vắt, cọp beo, ở đây sốt rét hoành hành, chỉ cần một trận mưa rào là sôngsuối tràn ngập, lôi cuốn tất cả cây cối, người vật không thương tiếc. Chính nhữngrừng núi ấy, bình thường là chướng ngại vật, lại trở thành những con đường giaoliên, mắt địch không thể nhìn thấy, chân địch không thể mò đến, mỗi khi địch cắtngang con đường ven biển.Nếu Lê Lợi mới sử dụng một khúc ngắn của con đường ấy, từ Lam Sơn luồn vềNghệ An, nếu đoàn quân của Hàm Nghi chỉ mở một đoạn từ miền tây Thừa Thiênđến Quảng Bình, nếu đường liên lạc trong kháng chiến chống Pháp mới chạy quarừng núi Trị Thiên và Quảng Bình để nối liền quân khu V và liên khu IV qua HòaBình đi lên Việt Bắc, thì đến kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta đã phải mở mộtcon đường chạy suốt từ Bắc vào Nam. Một con đường mà nay cả thế giới đều biếttên: đường mòn Hồ Chí Minh. Một con đường nhiều người nhắc đến như huyềnthoại vì chưa hình dung nổi nơi đây đã xảy ra những gì. Du lịch đã bắt đầu dẫnkhách tham quan một vài đoạn, nhưng chắc trong vài năm nữa, chúng ta sẽ dễdàng di lại trên con đường ấy, mỗi chúng ta sau khi đi hết đường 1 A rồi bắt buộccũng phải đi hết đường 1 B này để hiểu cho hết đất nước. Chúng ta rời Hà Nội tiếnvề phía tây tới các vùng Chùa Hương, Lương Sơn, Hòa Bình, rồi xuôi nam đến VụBản, Nho Quan, Tam Điệp, Đồng Giao (nơi tiếp giáp hai tỉnh Ninh Bình và ThanhHóa). Đây là vùng rìa của dãy núi Tây Bắc, gồm những núi đá vôi đầy hang động.ở đây, giữa một thung lũng sâu và kín, con người qua lại khó khăn, còn tồn tại mộtkhu rừng nguyên thủy, nay được quy định là rừng cấm quốc gia. Đó là rừng CúcPhương, hầu như chưa bị con người đụng đến, có những cây đến một ngàn tuổi,rừng có bốn - năm tầng cây, cành cây có khi cao đến ba - bốn mét, có những thựcvật, động vật hiếm thấy, đúng là một nơi lý tưởng cho những nhà nghiên cứu vềrừng nhiệt đới. Không xa đó là di tích lịch sử Hoa Lư, cả hai nơi này đều có khảnăng tiếp nhận du khách.Từ Vụ Bản, Lương Sơn đến Hồi Xuân, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) rừng núi ở đây lànơi cư trú của đồng bào Mường. Đây là con đường liên lạc giữa Thanh Nghệ (tứckhu IV) với Việt Bắc vào thời chống Pháp. Từ đây ta tiến về Nghệ An, đến NghĩaĐàn, Phủ Quỳ thăm những nông trường chè, cam, cà phê, cao su vì đây là mộtvùng đất ba dan, rồi vượt qua sông Cả, đi vào đất Hà Tĩnh, theo dọc sông NgànSâu (một chi nhánh của sông Cả), con đường chạy song song với dãy Trường Sơnqua huyện Hương Khê, căn cứ của Phan Đình Phùng. Con đường sắt từ Vinh cũnghướng về phía Tây. tránh những cửa sông lớn và dãy Hoành Sơn để vươn mình đitừ Hà Tĩnh vào Quảng Bình. Vào tỉnh này, gặp vùng núi Kẻ Bàng, khối núi đá vôilớn nhất ở nước ta (10.000 km2), đường xe chạy dưới những vách đá cao đến támtrăm mét, và những người dân sống trong thung lũng sâu phải gùi trên lưng nhữngcon bê, con nghé vào để nuôi. Đây có động Phong Nha, gồm mười bốn buồng nốiliền bởi một hành lang một ngàn năm trăm mét và theo nhiều hành lang phụ, cóthể dẫn tới nhiều hang động khác. Con sông Chài chảy qua các hang động, cónhững nơi chưa ai đặt chân đến. Trong một vài buồng, còn di tích văn bia củangười Chàm xưa. Phía nam núi Kẻ Bàng cũng trong tỉnh Quảng Bình là vùng núiBa Rền, U Bò với những đỉnh trên một ngàn mét. Anh chị em trong thời đánhPháp đi từ khu V ra Bắc đều nhắc lại những chặng đường gian lao qua dốc Ba Rền,U Bò, Khe ngang.Đến Bình Trị Thiên, tiếp những dãy núi cao là vùng núi thấp, vùng nguồn củanhững con sông Bến Hải, Thạch Hãn, sông Hương. Con đường số chín từ ĐôngHà qua đèo Lao Bảo (350) sang Lào đến Sê Pôn, đến cầu Đa-krông, đường Hồ ChíMinh đến ngang đường số chín. Trong vùng có những thung lũng A Lưới, A Sầu,Khe Sanh nổi tiếng trong thời chống Mỹ. Ở đây cũng thấy rõ tác hại của chiếntranh hóa học, cây cỏ, côn trùng, tôm cá đều bị tiêu diệt và để xây dựng lại hệthống thực vật, động vật phải đem giống từ các nơi khác về.Dù sao Mỹ cũng không thể phá hết toàn bộ rừng núi của ta, và Trường Sơn ở dướiđộ cao tám trăm mét, ta vẫn gặp loại rừng kín, được gọi là rừng thường xanh mưanhiệt đới, có nhiều tầng, tầng cao lên ba mươi- bốn mươi mét tạo thành một vùnglá che hết ánh sáng, rồi đến các tầng nhỡ, tầng bụi, và thảm cỏ dại luôn luôn ẩmướt, có nhiều cây đầy gai sắc như dao, những cây ký sinh chận đường, dưới đấtcành lá mục ngổn ngang ẩm ...

Tài liệu được xem nhiều: