Danh mục

KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC - Vài nét về văn hóa Chàm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.31 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

VI. Vài nét về văn hóa ChàmĐi từ Đà Nẵng đến Phan Thiết, không thể không quan tâm đến rất nhiều di tích của một quốc gia và một nền vãn hóa xưa kia đã tồn tại ở vùng này: quốc gia Champa (Chiêm Thành) và văn hóa Chàm (cũng đọc là Chăm). Người Chàm sinh sống ở đây từ trước công nguyên, thuộc tộc Mã Lai - Đa Đảo (Malayô - Pôlynêdi) và thiết lập ở vùng ven biển Nam Trung Bộ những cộng đồng bộ lạc có nền văn minh khá rực rỡ (văn hóa Sa Huỳnh như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC - Vài nét về văn hóa Chàm VI. Vài nét về văn hóa ChàmĐi từ Đà Nẵng đến Phan Thiết, không thể không quan tâm đến rất nhiều di tíchcủa một quốc gia và một nền vãn hóa xưa kia đã tồn tại ở vùng này: quốc giaChampa (Chiêm Thành) và văn hóa Chàm (cũng đọc là Chăm). Người Chàm sinhsống ở đây từ trước công nguyên, thuộc tộc Mã Lai - Đa Đảo (Malayô - Pôlynêdi)và thiết lập ở vùng ven biển Nam Trung Bộ những cộng đồng bộ lạc có nền vănminh khá rực rỡ (văn hóa Sa Huỳnh như các nhà khảo cổ gọi). Trên địa bàn này cóhai bộ lạc Chàm: bộ lạc cư trú trên vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận vàBình Thuận và bộ lạc Dừa cư trú trên vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi và BìnhĐịnh. Từ thế kỷ X, hai bộ lạc này thống nhất thành một quốc gia: Vương QuốcChampa. Vùng đất Quảng Nam được coi là trung tâm của vương quốc ấy, ở đây cónhững kinh đô của nó: Đồng Dương, Trà Kiệu (kinh đô hành chính) và Sơn Mỹ(kinh đô tôn giáo). Quảng Nam là nơi có nhiều vết tích của quốc gia Champa.Thời nhà Hán chiếm Giao Chỉ, người Việt và người Chàm đã có những lúc liênkết với nhau chống lại sự xâm lược. Người Chàm tranh đoạt được độc lập trướcrồi đến thế kỷ X, hai quốc gia Đại Việt và Champa trong mấy trăm năm khi thìhòa hiếu khi thì xung đột nhau, trong nhiều thế kỷ liền và cuối cùng Champa bịĐại Việt chinh phục.Quảng Nam xưa là đất của Chiêm Thành cổ, lại là nơi trung tâm của quốc gia này.Còn giữ lại những di tích lớn của nền văn minh Chàm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn và ĐồngDương. Nhưng trước khi lên đường đi thực địa hãy ghé thăm Viện bảo tàng nghệthuật Chàm ngay trong thành phố Đà Nẵng để có thêm những ý niệm về nghệthuật Chàm, và cũng để thưởng thức những hiện vật không thể tìm thấy được ởđâu khác.Viện bảo tàng độc đáo này thành lập năm 1936 (xây dựng từ 1915) những hiện vậttrưng bày ở đây tìm thấy từ cuối thế kỷ XIX trên các vùng đất cổ của ChiêmThành (từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đến vùng cực nam TrungBộ), nhưng chủ yếu là thu thập từ Trà Kiệu, Mỹ Sơn và Đồng Dương, ba kinh đôcủa Chiêm Thành. Tất cả có khoảng ba trăm hiện vật đều là bản gốc, làm bằngchất liệu sa thạch và đất nung thuộc ba giai đoạn lớn:-Thế kỷ VII - VIII-Thế kỷ IX - XII-Thế kỷ XIII - XIVHiện được bố trí thành bốn phòng:-Phòng Mỹ Sơn- Phòng Trà Kiệu- Phòng Đồng Dương- Phòng Tháp MẫmVà hai hành lang:- Hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Công Tum.- Hành lang Quảng Bình - Bình ĐịnhNghĩa là phân chia theo các vùng mà hiện vật được tìm thấy ở đó. Nhìn chung cáchiện vật gồm hai loại: Những bàn thờ và những tượng thần, những đồ dùng trangtrí (trụ cửa, sư tử, voi, chim, thủy quái). Mỗi phòng trưng bày có nhiều công trìnhnghệ thuật, tất cả đều hết sức phong phú, và để có thể tìm hiểu chu đáo, bạn khôngthể mất một vài ngày. Chỉ cần một bàn thờ ở phòng Mỹ Sơn chẳng hạn, bản thânnó là một tổ hợp nghệ thuật đa dạng: đế bàn thờ hình vuông, có những hình chạmnổi chạy quanh chân đế với những cảnh tu hành, cảnh sinh hoạt dân gian, cảnh vũtrụ, lên phía trên một ít lại là hình những chim thần Garuđa và những vũ nữ thầntiên. Trên đỉnh là tượng thần Scanđa cầm lưỡĩ tầm sét đứng trên một con sông, saulưng là một cái giá gắn vào đuôi công cong lên, tỏa ra... Chỉ một pho tượng vũ nữđủ khiến người xem xúc động mạnh, không thể hình dung nổi tại sao từ nhữngtảng đá vô tri lại có thể tạo nên những đường nét uyển chuyển, sống động dườngnhư trước mặt mình không phải là những tượng đá mà là những con người thật.Chỉ một trụ Lynga ở hành lang Quảng Bình và một tượng Apsara, người xemkhông chỉ khâm phục trước một thứ nghệ thuật trừu tượng, mà còn kinh ngạctrước một vòng vú căng đầy thể hiện sức sống dạt dào của con người. Với nhữnghiểu biết thu nhập được ở bảo tàng Chăm, chúng ta về thăm Mỹ Sơn - kinh đô tôngiáo xưa của Champa. Ông Cadic, chuyên viên Ba Lan đã giúp ta khôi phục lại ditích lịch sử này thường bảo: Theo tôi Mỹ Sơn không kém gì Ăng-Co, tôi khôngnói về qui mô, chỉ nói về ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật.***Từ Đà Nẵng đi Mỹ Sơn, xe theo đường số 1, qua cầu trên sông Thu Bồn khá đẹprẽ về hường tây, theo một đường bộ khác dẫn tới Trà Kiệu - một kinh đô ChiêmThành cổ, rồi lại tiếp đến Mỹ Sơn. Có thì giờ cũng nên dừng lại ở Trà Kiệu, ở đâyvẫn còn một số di tích xưa: một gò cao, mấy đoạn thành và một bộ sưu tập nhữngdi vật cổ, nhất là những đồ dùng sinh hoạt của người Chàm (chốn kinh đô cũ) hiệnchỉ thấy bày ở nhà thờ Trà Kiệu. Trên gò cao này là một nhà thờ Đức Bà xây theokiểu hiện đại, đứng ở đó nhìn quanh bốn phía toàn cảnh Quảng Nam - Đà Nẵnghiện ra với tất cả vẻ diễm lệ của nó. Trà Kiệu cũng là một cơ sở Kitô giáo vàohạng xưa nhất nước ta.Đi khỏi Trà Kiệu chừng 10 km là đến Mỹ Sơn nhưng chưa phải đến ngay, từ nơixe dừng lại ở một trạm bên đường đi vào tận Mỹ Sơn, phải đi bộ qua một lối mòngiữa những truông cây lúp xúp, quanh co lên lên xuống xuống, mất 5 km nữa vàkhi đã băng qua một con suối nhỏ, những cái tháp Mỹ Sơn hiện ra từ những câycối rậm rạp thật độ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: