Thông tin tài liệu:
Bài viết này được thực hiện không phải là kết quả của sự thôi thúc bởi những pháthiện mới về văn hoá và văn học Chăm. Nếu có một sự thôi thúc, thì ấy là sự thôi thúcbởi tình cảm của một người yêu mến văn hoá, văn học Chăm, mong muốn được nhìnthấy văn học Chăm hiện diện trong các bộ lịch sử văn học của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VÀI NÉT VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN HỌC CHĂMPA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ LỚP LỊCH SỬ VIỆT NAM K32 ----- µ -----Chuyên đề LỊCH SỬ VĂN MINH CHĂMPABài tiểu luậnVÀI NÉT VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN HỌC CHĂMPA GVHD: TS. Thành Phần SVTH: Nguyễn Văn Hậu MSSV: 0664140 TP. Hồ Chí Minh, Tháng 06 - 2009 Mục Lục TrangLời mở đầu.......................................................................................................... 11. Sơ lược lịch sử vương quốc Chămpa............................................................ 12. Chứng tích của vương quốc Chămpa............................................................ 53. Lịch sử Champa là một bộ phận của lịch sử Việt Nam..............................153.1. Nước Champa trải qua hai giai đoạn phát triển và diệt vong..................163.2. Champa trong quá trình mở mang của nước Việt..................................... 174. Văn hoá Champa là một bộ phận của văn hoá Việt Nam............................ 195. Văn học Champa là một bộ phận không chia cắt củavăn học Việt Nam................................................................................................ 24Kết Luận.............................................................................................................. 32 Lời mở đầu Bài viết này được thực hiện không phải là kết quả của sự thôi thúc bởi những pháthiện mới về văn hoá và văn học Chăm. Nếu có một sự thôi thúc, thì ấy là sự thôi thúcbởi tình cảm của một người yêu mến văn hoá, văn học Chăm, mong muốn được nhìnthấy văn học Chăm hiện diện trong các bộ lịch sử văn học của Việt Nam. Bởi vì, chođến nay, sau hơn 30 năm đất nước và dân tộc đã thống nhất và toàn vẹn, chúng ta vẫnchưa nhìn thấy hình bóng của nền văn học Chăm trong một bộ lịch sử văn học ViệtNam thống nhất và toàn vẹn. Đã đến lúc chúng ta cần khôi phục lại nền văn học này,cần nghiên cứu nền văn học này, và cần trả lại cho nền văn học này vị trí thích đángcủa nó trong lịch sử văn học dân tộc. Để thấy được văn học Champa đang ở đâu, cólẽ trước hết cũng cần phải thấy được lịch sử và văn hoá Champa đang ở đâu. 1. Sơ lược lịch sử vương quốc Chămpa Trên dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đ ạithể thì miền bắc là lãnh thổ Đại Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc Chămpavà miền nam là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Các kết quả nghiên cứuvề khảo cổ học, dân tộc học, sử học… ngày càng chứng minh rõ ràng hơn về cộinguồn của ba quốc gia cổ đại ấy. Có thể nói một cách khái quát là văn minh Đại Việtbắt nguồn từ văn hóa Đông Sơn, văn minh Chămpa phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh, vănminh Phù Nam mà một phần quan trọng là văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóaĐồng Nai. Vào thời ấy cương vực, bờ cõi, biên giới giữa các quốc gia cổ đại luôn làvấn đề không bao giờ rành mạch rõ ràng. Tuy vậy nếu theo phân bố hành chánh ngàynay thì có thể coi các tỉnh ven biển miền Trung – từ Quảng Bình đ ến Bình Thuận– vàcác tỉnh khu vực Tây Nguyên là thuộc địa bàn của vương quốc Chămpa cổ xưa. Trong quá trình phát triển vương quốc Chămpa được ghi chép trong các biên niên sửvới các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, từ thế kỷ IX là Chămpa (hay Chiêm Thành).Vương quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên.Tại khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vuaPaksadarma Vikrantavarma I (nửa đầu thế kỷ VII) ghi lại truyền thuyết về sự hìnhthành vương quốc Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (cónghĩa là người Bàlamôn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga vàsáng lập ra một vương triều. Đây là một huyền thoại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á– như sự hình thành vương quốc Phù Nam cũng là một người Kaudinay lấy nữ chúaLiễu Diệp – huyền thoại thể hiện truyền thống văn hóa bản địa mang đậm tính chấtMẫu hệ có từ trước khi nền văn minh phụ hệ/ phụ quyền từ Ấn Độ ảnh hưởng đếnkhu vực này. Lịch sử vương quốc Chămpa qua sử liệu các quốc gia láng giềng nhưTrung Quốc, Đại Việt, Khmer, Java… phản ánh những nét khái quát như sau. Thư tịchcổ của Trung Quốc đã ghi chép những cuộc nổi dậy của nhân dân huyện Tượng Lâm(huyện cực nam vùng đất mà nhà Hán chiếm đóng những năm đầu công nguyên). Đếnnăm 192 nhân lúc nhà Hậu Hán loạn, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giết huyện lệnh,giành tự chủ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Khu Liên (có thể tên này là ghi âmlại từ kurung của ngôn ngữ cổ Đông Nam Á, có nghĩa là tộc trưởng – vua). Theo ...