I. Hà Nội - Thăng LongChúng ta bắt đầu với Hà Nội. Nơi đây năm 1010, vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô để "mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài cho con cháu về sau vì ở trung tâm đất nước được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng (...), thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" (chiếu dời đô). Nơi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC - Hà Nội - Thăng Long I. Hà Nội - Thăng LongChúng ta bắt đầu với Hà Nội. Nơi đây năm 1010, vua Lý Thái Tổ chọn làm kinhđô để mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài cho con cháu về sau vì ở trung tâm đấtnước được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam,bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng (...), thật làchỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời(chiếu dời đô).Nơi đây sông Hồng uốn khúc, trước đó tách ra con sông Đáy rồi đến sông Đuống,sông Nhuệ, ngày xưa còn cả con sông Tô Lịch chảy ngang qua phố phường. Gầnmột nghìn năm đã qua, cái tên Thăng Long gắn liền với mọi biến cố của lịch sứdân tộc, mỗi bước hưng vong của quốc gia. Người Việt Nam trở về Hà Nội, đếnvới Hà Nội, trước hết là để đi vào chiều sâu của lịch sử quốc gia dân tộc.Thăng Long ba lần bị quân Nguyên đốt phá, rồi đến quân Chiêm của Chế BồngNga, quân Minh của Trương Phụ; thế kỷ XVIII kiêu binh tàn phá hoàng cung vàphủ chúa, thế kỷ XIX Gia Long cho đốt phá nốt cung điện nhà Lê dời đô vào Huế,rồi Pháp lại lấy hoàng thành xưa làm nơi đóng quân. Sau khi kinh đô dời vào Huế,Bà Huyện Thanh Quan đã thốt lên:Lối xưa xe ngựa hồn thu thảoNền cũ lâu đài bóng tịch dươngNăm 1812, trở lại với Thăng Long, Nguyễn Du than thở:Thiên niên cự thất thành quan đạoNhất phiến tân thành một cố cung(Những nơi có nhà lớn nghìn năm nay thành đường cái. Một thành mới đã thay thếcho cung điện xưa).Ngày nay chúng ta thoát được cái buồn man mác của các thi sĩ xưa, ta nhìn lại lịchsử của dân tộc, của đất nước với con mắt của những người được giải phóng, đượcnhiều ngành khoa học, địa chất, địa lý, khảo cổ, dân tộc học, sử học giúp cho nhìnrõ hơn con đường tiến lên của giống nòi.Mặc dù thành thị xưa bị tàn phá rất nhiều, Hà Nội ngày nay vẫn giữ được khánhiều vết tích, đủ cho chúng ta có dịp ôn lại mấy nghìn năm cuộc sống của chaông. (Xem quyển Hà Nội nghìn xưa xuất bản năm 1975 của hai tác giả Trần QuốcVượng và Vũ Tuấn Sán). Sông Nhị, núi NùngMột con sông lớn, một gò đất không có gì cao lắm. Nhưng là núi thiêng (nay ởtrong thành, khu quân đội) có đền thờ thần Long đỗ (rốn Rồng), nơi giao lưu củatrời đất và con người. Nơi trung tâm của làng Hà Nội cổ, bên bờ sông Cái. Mộtcon sông ngang ngược, thường đổi dòng, để sót lại một chuỗi hồ lớn nhỏ. Hà Nộilà thành phố của những mặt hồ, dấu vết của sông Hồng, Con đường Hoàng HoaThám bên bờ hồ Tây xưa là con đê, khi hồ còn là một khúc sông. Người xưa lấpbớt, năm 1620 đắp đường Cố Ngự (thường gọi trệch là Cổ Ngư, nay mở rộngthành đường Thanh Niên) thành hai hồ, hồ nhỏ là Trúc Bạch (Giặt Lụa).500 héc ta mặt nước bao quanh là những làng Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân,Thụy Khuê (Bưởi) bao lần được sử sách nhắc đến, một mặt hồ từ xưa đến naymang bao nhiêu tên, gọi là truyền thuyết và sự tích này khác - Hồ Xác Cáo, hồSương Mù, hồ Trâu Vàng, nay nôm na là hồ Tây. Trung Tâm cũng là một mặt hồ,hồ Gươm, nước xanh như pha mực, bên hồ ngọn Tháp Bút, viết thơ lên trời cao(Trần Đăng Khoa) có cầu Thê Húc, cho nắng đậu ban mai, đến đây không thểkhông nhớ đến người anh hùng dân tộc Lê Lợi, và nhà văn Phương Đình NguyễnVăn Siêu (vào thế kỷ XIX đã xây nên cảnh đền tháp).Dạo quanh Hà Nội là như vậy, ngắm nhìn sự vật ngày nay không thể không nhớlại chuyện xưa, vì đâu phải ngẫu nhiên mà có những tên phố như Tràng Thi, GiảngVõ, có những bến Chương Dương, chùa Quán Sứ. Đi dọc đường Phan Đình Phùng,có nghĩ rằng thời Lý - Trần đây là dòng sông Tô Lịch của câu ca dao xưa mới thậtcảm hứng.Nước sông Tô vừa trong vừa mátEm ghé thuyền đỗ sát thuyền anhDừng chèo muốn tỏ tâm tìnhSông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêuThời ấy sông Tô còn thông với sông Hồng, ở phường Hà Khẩu nay là Hàng Buồm,phù sa và xây dựng của con người dần dần bịt cửa khẩu nhưng Hà Nội ngày nayđã bắt đầu khơi lại dòng sông Tô từ Láng đến sông Nhuệ để cho trai gái nay maicó thêm nơi hò hẹn.Nhìn cảnh Hồ Gươm, phải nhớ đến thời hồ thông với ngoài sông, hình thế rất làto rộng (Tang thương ngẫu lục) thời mà hồ còn kéo dài qua các đường TràngTiền, Vọng Đức đến tận Lò Đúc, Hàng Chuối ngày nay, thời mà Hải Thượng LãnÔng còn xuống thuyền ở đây đề trở về xứ Nghệ sau khi chữa bệnh cho chúa Trịnh,thời mà vua Lê còn đến đây để xét duyệt thủy binh.Một con sông, nơi lở, nơi bồi, những con người kiên nhẫn đào đắp qua nghìn nămđã tạo nên cảnh vật Thăng Long Hà Nội, đắp núi già để lấy thế phong thủy, đập đêchống lũ lụt. Sử còn ghi năm 1108 đắp đê Cơ Xá, và cũng ghi nhiều lần lụt trànvào Thăng Long, đi lại đường phố phải dùng thuyền. Người Hà Nội còn nhớ lụtnăm 1971, ngồi trên mặt đê, cao hơn đáy sông 14m mà có thể rửa tay nước sông,mặt nước cao hơn trung tâm thành phố đến 7m. May mà năm ấy đê không vỡ màcũng là năm Mỹ ngừng thả bom (năm 1972 ném bom trở lại).Trong khung cảnh sông hồ ấy, là thành và ...