Danh mục

Kế hoạch bán hàng và vai trò của nó với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Số trang: 13      Loại file: docx      Dung lượng: 24.92 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kế hoạch bán hàng được coi là một văn bản trong đó phác thảo ra những gì sẽ làm trong thời gian tới: đó là hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, bán ra và bán cho ai, các hoạt động hỗ trợ cho công tác bán hàng nhằm mục tiêu bán được hàng để công ty tồn tại và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế hoạch bán hàng và vai trò của nó với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại KẾ HOẠCH BÁN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI  HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP  THƯƠNG MẠI Tính tất yếu và bản chất của kế hoạch bán hàng ở doanh nghiệp thương mại. Kế hoạch bán hàng được coi là một văn bản trong đó phác thảo ra những gì sẽ làm trong thời   gian tới: đó là hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, bán   ra và bán cho ai, các hoạt động hỗ  trợ  cho công tác bán hàng nhằm mục tiêu bán được hàng  để công ty tồn tại và phát triển. Sự  chuyển đổi từ  cơ  chế  kế  hoạch hoá tập trung sang xây dựng cơ  chế  thị  trường có sự  quản lý vĩ mô của nhà nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải  nghiên cứu và giải quyết. Một trong những vấn đề đó là lĩnh vực kế hoạch hoá. Trong những  năm chuyển đổi vừa qua có không ít những ý kiến bàn luận về  vai trò và sự  tồn tại khách  quan của công tác này. Có những ý kiến không hoàn toàn thống nhất với nhau mà thậm chí  còn trái ngược nhau. Một số ý kiến cho rằng trong nền kinh tế thị trường, trong cơ chế quản   lý mới này không có chỗ  cho công tác kế hoạch hoá, tức là kế  hoạch hoá không thể  tồn tại  trong nền kinh tế thị trường, công tác này chỉ thích hợp trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung   bao cấp. Một số ý kiến khác lại cho rằng giờ đây khi thị trường trực tiếp điều tiết và chỉ dẫn   cho các doanh nghiệp trong các hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản, dù  trong điều kiện nào công tác kế  hoạch hoá nói chung và công tác kế  hoạch hoá trong doanh  nghiệp nói riêng vẫn tồn tại như  một khâu, một bộ  phận của hoạt động quản lý và là một  trong những yếu tố cấu thành của cơ  chế  quản lý. Khi môi trường và điều kiện hoạt động  thay đổi, cùng với các bộ  phận khác của cơ  chế  quản lý mới, công tác kế  hoạch hoá cũng  cần được nghiên cứu và đổi mới. Những bài học thực tiễn trong cơ chế cũ không phải ít, với cơ  chế điều hành cứng nhắc từ  trên xuống dưới thể hiện ở các chỉ tiêu pháp lệnh thông qua hệ thống kế hoạch pháp lệnh đã   để  lại một sự ăn mòn trong công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của các công ty mà cho   đến nay vẫn chưa xoá nhoà được. Hậu quả  của cơ  chế  cũ đã làm cho các doanh nghiệp  không biết đến thị  trường, đi ngược lại với các quy luật của thị  trường như  quy luật cung   cầu, quy luật giá cả......Và do đó điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu linh hoạt,   nhà sản xuất không biết đến nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh không gắn   liền với hiệu quả  kinh tế. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp chỉ  quan tâm đến việc có  hoàn thành kế hoạch được giao hay không. Trong khi đó, cơ chế thị trường có sự cạnh tranh   gay gắt giữa các đơn vị kinh tế thì hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu bao trùm   lên các mục tiêu khác. Kế  hoạch cho phép các doanh nghiệp biết đến hướng đi trong thời   gian sắp tới, nó không chỉ quan tâm tới vấn đề tài chính mà nó còn phải xem xét đến các hoạt  động khác của công ty: Thị trường, khách hàng, sự biến động của môi trường kinh doanh ....  và những thay đổi có thể xảy đến, công ty có cách ứng phó như  thế nào với những thay đổi  đó. Ngoài ra kế hoạch còn là cơ sở để ngân hàng xem xét có nên cho công ty vay vốn để sản   xuất kinh doanh hay không, vì qua bản kế hoạch kinh doanh công ty sẽ  cho ngân hàng thấy   được tương lai của công ty mở mang phát triển đến đâu. Trong trường hợp đó kế hoạch kinh  doanh thực sự có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp. Thực tế hoạt động quản lý của doanh nghiệp trong những năm qua đã đem lại những bài học  kinh nghiệm quý giá rằng nếu coi thường các yêu cầu của công tác kế  hoạch, của phương  thức hạch toán kinh doanh đúng nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ dẫn đến cách làm tuỳ tiện,   thiếu kỷ  cương, mạnh ai nấy làm, không thể  kiểm soát hết được. Thực tế  này đã dẫn đến  một thực trạng thiếu  ổn định trong công tác quản lý và kế  hoạch hóa doanh nghiệp: khi thì  quá dân chủ dẫn đến “dân chủ quá trớn” khi thì quá gò bó cứng nhắc, nguyên tắc làm cho các   hoạt động kém linh hoạt. Những bài học kinh nghiệm thực tế từ những nước có nền kinh tế thị trường phát triển cùng   với những kết quả ban đầu trong những năm đổi mới đã phần nào khẳng định rằng: Sự  tồn   tại của công tác kế  hoạch hoá trong cơ  chế  mới này là một tất yếu khách quan cần phải   được tăng cường và đổi mới bởi lẽ: Xét về mặt bản chất thì kế hoạch hoá là một hoạt động   chủ quan có ý thức có tổ chức của con người nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi,  trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó kế hoạch hoá là yêu  cầu của bản thân quá trình lao động của con người và gắn liền với quá trình đó. Thực chất   của kế hoạch hoá là quá trình định hướng và điều khiển các định hướng đối với sự phát triển   sản xuất theo quy luật tái sản xuất mở rộng ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Trong thực tế ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển họ đều quan tâm đến công tác   kế  hoạch  ở  cấp công ty. Họ  đánh giá đúng vai trò, vị  trí xác định rõ chức năng và tổ  chức   nghiên cứu, thực thi nhiều giải pháp nhằm thực hiện hoàn chỉnh công tác này. Qua những thử  nghiệm và đánh giá các nhà kinh tế học nhận định rằng: hoạt động kế hoạch hoá công ty là   sự  cần thiết nhằm thực hiện hai mục đích là tận dụng các cơ  hội để  tăng khả  năng thành  công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tránh các rủi ro, đe dọa của  môi trường kinh doanh đến các doanh nghiệp. Và thực tế  ngày nay trong các doanh nghiệp   công tác kế hoạch hoá đã được quan tâm hàng đầu bởi lẽ hoạt động này giúp cho các đơn vị  hoạch định các mục tiêu hoạt động, dự báo các khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp, xây   dựng các phương án hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh đề  ra cho  năm kế hoạch. Ra đời từ sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội, doanh nghiệp thương mại  trở  thành một bộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: