KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 386.12 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những vấn đề chủ yếu liên quan tới sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Chương II: Quan điểm, mục tiêu và các chính sách phát triển
Chương III: Các chương trình, dự án trọng điểm
TỔNG QUAN Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử Giai đoạn 2006 – 2010 Cho tới năm 2005 thương mại điện tử (TMĐT) đã hình thành ở Việt Nam và đã bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhà nước đã vạch ra chủ trương, đường lối chung mở đường cho TMĐT phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 BỘ THƯƠNG MẠI KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 DỰ THẢO 2 Hà Nội, tháng 3 năm 2005 MỤC LỤC Tổng quan Chương I Những vấn đề chủ yếu liên quan tới sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam Chương II Quan điểm, mục tiêu và các chính sách phát triển Chương III Các chương trình, dự án trọng điểm -2- TỔNG QUAN Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử Giai đoạn 2006 – 2010 Cho tới năm 2005 thương mại điện tử (TMĐT) đã hình thành ở Việt Nam và đã bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhà nước đã vạch ra chủ trương, đường lối chung mở đường cho TMĐT phát triển. Một số hoạt động nghiên cứu và triển khai đã được các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp tiến hành. Tuy nhiên môi trường pháp lý cho TMĐT chưa hình thành, nguồn nhân lực còn rất thiếu và yếu, hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT chưa thuận lợi. Mục tiêu của Kế hoạch là tới 2010 TMĐT sẽ góp phần nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhờ ứng dụng mạnh mẽ TMĐT và nhờ sự công khai, minh bạch và hiệu quả của nhiều dịch vụ công do các cơ quan nhà nước cung cấp qua mạng. Để đạt được mục tiêu này, nhà nước sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về TMĐT cho các doanh nghiệp, kịp thời xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT và phát huy vai trò tiên phong của các cơ quan nhà nước trong việc ứng dụng TMĐT trong mua sắm công. Sáu chính sách lớn của Kế hoạch sẽ là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể. Chính sách thứ nhất là triển khai mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên truyền, đào tạo về TMĐT. Chính sách thứ hai là nhanh chóng tạo lập môi trường thuận lợi cho TMĐT với việc ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT. Chính sách tiếp theo là các cơ quan chính phủ ở mọi cấp cần phải đi tiên phong trong việc hỗ trợ và ứng dụng TMĐT. Chính sách thứ tư và thứ năm là phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT một cách cương quyết, kịp thời. Cuối cùng, chính sách thứ sáu là tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT. Trên cơ sở sáu chính sách này sẽ triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể. Mỗi chương trình, dự án sẽ do một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì song song với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác. Kinh phí triển khai các chương trình, dự án chủ yếu huy động từ toàn xã hội và nguồn ngân sách hàng năm cấp cho từng cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước cần thiết lập Quỹ phát triển TMĐT từ ngân sách nhà nước để tài trợ cho những dự án khó xác định thuộc thẩm quyền của một cơ quan cụ thể, hoặc những dự án chỉ cần đầu tư nhỏ nhưng sẽ kích thích mạnh mẽ mọi đối tượng ứng dụng TMĐT. -3- Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU LIÊN QUAN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 1. Tình hình phát triển chung Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, sự khác biệt trong ứng dụng TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT toàn cầu. Gần đây một số nền kinh tế ở châu Á như Hàn quốc hay Đài loan đã vươn lên vị trí cao trong bảng xếp hạng ứng dụng TMĐT toàn cầu. Về nhận thức, TMĐT đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp và hầu hết người dân tại các nước phát triển và đang dần dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp của các nước đang phát triển. Doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ các cơ hội của TMĐT và quan tâm tới việc xây dựng các mô hình kinh doanh TMĐT, đưa TMĐT thành một phần không thể tách rời của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Về nguồn nhân lực cho TMĐT, mức độ phổ cập công nghệ thông tin (CNTT) đang tăng nhanh, nhiều trường đại học đã có chương trình đào tạo chuyên ngành về TMĐT. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, đã chú trọng tới việc đào tạo cán bộ về TMĐT. Hoạt động quảng cáo, bán hàng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông qua mạng Internet đã trở thành một hoạt động không thể tách rời khỏi thành công của nhiều doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Về xây dựng chính sách và môi trường pháp lý cho TMĐT, có sự chênh nhau khá rõ rệt trong việc xây dựng chính sách và môi trường pháp lý cho TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước đang phát triển hiện còn ở giai đoạn xây dựng chiến lược CNTT quốc gia, chủ yếu quan tâm các vấn đề về hạ tầng CNTT cơ bản, phát triển nguồn nhân lực, bản địa hóa ứng dụng TMĐT, xây dựng chuẩn và bước đầu xây dựng khung pháp lý cho TMĐT. Trong khi đó các nước phát triển đã hình thành chiến lược phát triển TMĐT từ thập kỷ trước và cơ bản đã xây dựng được môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT. Về hạ tầng CNTT và truyền thông, phần lớn các nước phát triển đã xây dựng được hạ tầng tiên tiến về CNTT và TT với tỷ lệ cao các máy tính được nối mạng LAN, WAN và Internet tốc độ cao. Hơn thế nữa, các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, tiếp tục thống lĩnh công nghệ phần mềm. Trong những năm gần đây song song với sự mở cửa khá nhanh thị trường viễn thông, hạ tầng CNTT và TT của các nước đang phát triển đạt được nhiều tiến bộ, số người sử dụng Internet tăng nhanh, tuy nhiên về tổng thể thì khoảng cách về hạ tầng CNTT và TT giữa hai nhóm nước này còn cách nhau rất xa. Về bối cảnh kinh tế xã hội, TMĐ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 BỘ THƯƠNG MẠI KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 DỰ THẢO 2 Hà Nội, tháng 3 năm 2005 MỤC LỤC Tổng quan Chương I Những vấn đề chủ yếu liên quan tới sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam Chương II Quan điểm, mục tiêu và các chính sách phát triển Chương III Các chương trình, dự án trọng điểm -2- TỔNG QUAN Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử Giai đoạn 2006 – 2010 Cho tới năm 2005 thương mại điện tử (TMĐT) đã hình thành ở Việt Nam và đã bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhà nước đã vạch ra chủ trương, đường lối chung mở đường cho TMĐT phát triển. Một số hoạt động nghiên cứu và triển khai đã được các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp tiến hành. Tuy nhiên môi trường pháp lý cho TMĐT chưa hình thành, nguồn nhân lực còn rất thiếu và yếu, hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT chưa thuận lợi. Mục tiêu của Kế hoạch là tới 2010 TMĐT sẽ góp phần nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhờ ứng dụng mạnh mẽ TMĐT và nhờ sự công khai, minh bạch và hiệu quả của nhiều dịch vụ công do các cơ quan nhà nước cung cấp qua mạng. Để đạt được mục tiêu này, nhà nước sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về TMĐT cho các doanh nghiệp, kịp thời xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT và phát huy vai trò tiên phong của các cơ quan nhà nước trong việc ứng dụng TMĐT trong mua sắm công. Sáu chính sách lớn của Kế hoạch sẽ là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể. Chính sách thứ nhất là triển khai mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên truyền, đào tạo về TMĐT. Chính sách thứ hai là nhanh chóng tạo lập môi trường thuận lợi cho TMĐT với việc ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT. Chính sách tiếp theo là các cơ quan chính phủ ở mọi cấp cần phải đi tiên phong trong việc hỗ trợ và ứng dụng TMĐT. Chính sách thứ tư và thứ năm là phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT một cách cương quyết, kịp thời. Cuối cùng, chính sách thứ sáu là tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT. Trên cơ sở sáu chính sách này sẽ triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể. Mỗi chương trình, dự án sẽ do một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì song song với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác. Kinh phí triển khai các chương trình, dự án chủ yếu huy động từ toàn xã hội và nguồn ngân sách hàng năm cấp cho từng cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước cần thiết lập Quỹ phát triển TMĐT từ ngân sách nhà nước để tài trợ cho những dự án khó xác định thuộc thẩm quyền của một cơ quan cụ thể, hoặc những dự án chỉ cần đầu tư nhỏ nhưng sẽ kích thích mạnh mẽ mọi đối tượng ứng dụng TMĐT. -3- Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU LIÊN QUAN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 1. Tình hình phát triển chung Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, sự khác biệt trong ứng dụng TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT toàn cầu. Gần đây một số nền kinh tế ở châu Á như Hàn quốc hay Đài loan đã vươn lên vị trí cao trong bảng xếp hạng ứng dụng TMĐT toàn cầu. Về nhận thức, TMĐT đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp và hầu hết người dân tại các nước phát triển và đang dần dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp của các nước đang phát triển. Doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ các cơ hội của TMĐT và quan tâm tới việc xây dựng các mô hình kinh doanh TMĐT, đưa TMĐT thành một phần không thể tách rời của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Về nguồn nhân lực cho TMĐT, mức độ phổ cập công nghệ thông tin (CNTT) đang tăng nhanh, nhiều trường đại học đã có chương trình đào tạo chuyên ngành về TMĐT. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, đã chú trọng tới việc đào tạo cán bộ về TMĐT. Hoạt động quảng cáo, bán hàng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông qua mạng Internet đã trở thành một hoạt động không thể tách rời khỏi thành công của nhiều doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Về xây dựng chính sách và môi trường pháp lý cho TMĐT, có sự chênh nhau khá rõ rệt trong việc xây dựng chính sách và môi trường pháp lý cho TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước đang phát triển hiện còn ở giai đoạn xây dựng chiến lược CNTT quốc gia, chủ yếu quan tâm các vấn đề về hạ tầng CNTT cơ bản, phát triển nguồn nhân lực, bản địa hóa ứng dụng TMĐT, xây dựng chuẩn và bước đầu xây dựng khung pháp lý cho TMĐT. Trong khi đó các nước phát triển đã hình thành chiến lược phát triển TMĐT từ thập kỷ trước và cơ bản đã xây dựng được môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT. Về hạ tầng CNTT và truyền thông, phần lớn các nước phát triển đã xây dựng được hạ tầng tiên tiến về CNTT và TT với tỷ lệ cao các máy tính được nối mạng LAN, WAN và Internet tốc độ cao. Hơn thế nữa, các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, tiếp tục thống lĩnh công nghệ phần mềm. Trong những năm gần đây song song với sự mở cửa khá nhanh thị trường viễn thông, hạ tầng CNTT và TT của các nước đang phát triển đạt được nhiều tiến bộ, số người sử dụng Internet tăng nhanh, tuy nhiên về tổng thể thì khoảng cách về hạ tầng CNTT và TT giữa hai nhóm nước này còn cách nhau rất xa. Về bối cảnh kinh tế xã hội, TMĐ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu học tập kiến thức công nghệ bài tập kế toán pháp luật nhà nước giáo trình đại học thị trường chứng khoánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 961 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 569 12 0 -
2 trang 511 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 469 0 0 -
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 287 0 0 -
293 trang 285 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 280 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 268 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 231 0 0 -
9 trang 223 0 0