Kế toán môi trường và kinh nghiệm từ một số tập đoàn trên thế giới
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 354.45 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kế toán môi trường (KTMT) là một công cụ quản trị môi trường phục vụ cho phát triển bền vững khá phổ biến tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Bài viết tập trung trình bày khái quát một số quan điểm và vai trò của kế toán môi trường, đồng thời đưa ra kinh nghiệm thực hành kế toán môi trường tại các tập đoàn Toyota, Toshiba và Wal-mart. Qua đó, làm cơ sở để định hình hướng hoàn thiện KTMT tại Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế toán môi trường và kinh nghiệm từ một số tập đoàn trên thế giới KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI Bùi Tố Quyên*, Nguyễn Thanh Thủy** 1 TÓM TẮT: Kế toán môi trường (KTMT) là một công cụ quản trị môi trường phục vụ cho phát triển bền vững khá phổ biến tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Bài viết tập trung trình bày khái quát một số quan điểm và vai trò của kế toán môi trường, đồng thời đưa ra kinh nghiệm thực hành kế toán môi trường tại các tập đoàn Toyota, Toshiba và Wal-mart. Qua đó, làm cơ sở để định hình hướng hoàn thiện KTMT tại Việt Nam hiện nay. Environmental accounting is broadly defined as a field of environmental management which aims to sustainable development in many developed countries in the world. This paper mainly focuses on several concepts and the importance of environmental accounting. On the other hand, it illustrates some practical experience in environmental accounting practices at Toyota, Toshiba and Wal-mart, which providing a basis of orientation for improving environmental accounting in Vietnam nowadays. Từ khóa: Kế toán môi trường; Quản trị môi trường; Kế toán quản trị môi trường; Phát triển bền vững 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG 1.1. Lịch sử hình thành và thực trạng tại một số quốc gia Trên thế giới, nguồn gốc của kế toán môi trường (KTMT) đã bắt đầu được đề cập từ cuối thế kỷ 18, khi các nhà kinh tế học và xã hội học nhận thức tài nguyên thiên nhiên là một nhân tố quan trọng trong các hoạt động kinh tế nhưng cũng là nguồn lực chung của một quốc gia. Tuy nhiên, KTMT hiện đại bắt đầu xuất hiện và phát triển từ sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại Stockholm, Thụy Điển năm 1972 nhưng chỉ tập trung chú trọng vào việc hạch toán ở cấp độ quốc gia, tức là KTMT quốc gia. Năm 1993, Ủy ban Thống kê của Liên Hợp Quốc (UNSD) ban hành hệ thống kế toán môi trường và kinh tế (SEEA 1993), liên quan đến các chương trình nghị sự khác của Ngân hàng Thế giới, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Cơ quan Thống kê Liên minh Châu Âu (Eurostat). Sau nhiều lần sửa đổi nội dung, hiện nay hệ thống này tồn tại dưới dạng khung hướng dẫn về kế toán môi trường SEEA-EEA 2013. Tại Mỹ, năm 1992, Ủy ban Bảo vệ môi trường tiến hành dự án về KTMT với nhiệm vụ khuyến kích và thúc đẩy DN nhận thức đầy đủ các khía cạnh về chi phí môi trường, mối quan hệ giữa chi phí môi trường và các yếu tố về môi trường trong quyết định kinh doanh. Khuôn mẫu về KTMT được xây dựng trên cơ sở hệ thống Luật chính sách về môi trường quốc gia như Luật làm sạch môi trường, Luật làm sạch nước, Luật về các loài nguy hiểm, Luật Sarbanes - Oxley, Luật tái chế và rác thải, Luật các khoản nợ môi trường ... Ngoài * Học viện Tài chính, Số 01 – Lê Văn Hiến – Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 100000, Việt Nam ** Học viện Tài chính, Số 01 – Lê Văn Hiến – Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 100000, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84966666619. E-mail address: ntthuy.aof@gmail.com INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 879 ra, các doanh nghiệp tại Mỹ phải thực hiện thêm các quy định liên quan đến KTMT theo chương trình bảo vệ môi trường của quốc gia (EPA), thực hiện báo cáo và công bố thông tin liên quan theo quy định của Ủy ban chứng khoán (SEC) và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính (FASB). Tại Châu Âu, việc thực hành KTMT chưa có tính bắt buộc, có nghĩa là không thuộc phạm vi mang tính chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, một số quốc gia như Anh, Pháp, Đan Mạch có quy định buộc doanh nghiệp phải công bố báo cáo về môi trường. Gần đây, từ tháng 4 năm 2014, Ủy ban Châu Âu đưa ra quy định các doanh nghiệp có quy mô lớn (trên 500 lao động) phải cung cấp thông tin bổ sung về các vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến chính sách, rủi ro, hệ quả. Tại Nhật, các doanh nghiệp luôn thể hiện tính tích cực trong xây dựng và hoàn thiện KTMT doanh nghiệp. Các quy định nền tảng xuất phát từ Khung hướng dẫn KTMT (Environmental Accounting Guidelines). 1.2. Khái niệm về kế toán môi trường Có rất nhiều quan điểm khác nhau về KTMT, tuy nhiên, thông thường, KTMT được tiếp cận trên ba cấp độ: KTMT toàn cầu, KTMT quốc gia, và KTMT doanh nghiệp. Trong KTMT doanh nghiệp lại được phân loại thành kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường. Một số khái niệm cụ thể về KTMT được nhìn nhận trên cấp độ là một công cụ cung cấp thông tin và quản trị tại doanh nghiệp. KTMT có thể được hiểu là một phần của công tác kế toán DN, có nhiệm vụ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, môi trường của doanh nghiệp phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Theo Magerholm Fet (1998), KTMT được sử dụng để tính toán và xác định ảnh hưởng môi trường từ các quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của KTMT là làm tăng lượng thông tin phù hợp cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin (theo US EPA, 1995). KTMT bao gồm toàn bộ các lĩnh vực của kế toán mà có thể bị tác động bởi những phản ứng của doanh nghiệp tới những vấn đề môi trường (Gray, Bebbington, 2003). Kế toán tài chính về môi trường cung cấp thông tin và báo cáo tài chính về các giao dịch, sự kiện liên quan tới môi trường của doanh nghiệp có tác động hoặc có khả năng tác động tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp đó; đối tượng sử dụng báo cáo là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Trên thực tế, KTMT được nhìn nhận cụ thể hơn với góc độ gắn với kế toán quản trị doanh nghiệp. Năm 1998, Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đưa ra khái niệm về kế toán quản trị môi trường là: “Việc quản trị hiệu quả hoạt động kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua quá trình triển khai và phát triển các hệ thống và phương pháp kế toán ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế toán môi trường và kinh nghiệm từ một số tập đoàn trên thế giới KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI Bùi Tố Quyên*, Nguyễn Thanh Thủy** 1 TÓM TẮT: Kế toán môi trường (KTMT) là một công cụ quản trị môi trường phục vụ cho phát triển bền vững khá phổ biến tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Bài viết tập trung trình bày khái quát một số quan điểm và vai trò của kế toán môi trường, đồng thời đưa ra kinh nghiệm thực hành kế toán môi trường tại các tập đoàn Toyota, Toshiba và Wal-mart. Qua đó, làm cơ sở để định hình hướng hoàn thiện KTMT tại Việt Nam hiện nay. Environmental accounting is broadly defined as a field of environmental management which aims to sustainable development in many developed countries in the world. This paper mainly focuses on several concepts and the importance of environmental accounting. On the other hand, it illustrates some practical experience in environmental accounting practices at Toyota, Toshiba and Wal-mart, which providing a basis of orientation for improving environmental accounting in Vietnam nowadays. Từ khóa: Kế toán môi trường; Quản trị môi trường; Kế toán quản trị môi trường; Phát triển bền vững 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG 1.1. Lịch sử hình thành và thực trạng tại một số quốc gia Trên thế giới, nguồn gốc của kế toán môi trường (KTMT) đã bắt đầu được đề cập từ cuối thế kỷ 18, khi các nhà kinh tế học và xã hội học nhận thức tài nguyên thiên nhiên là một nhân tố quan trọng trong các hoạt động kinh tế nhưng cũng là nguồn lực chung của một quốc gia. Tuy nhiên, KTMT hiện đại bắt đầu xuất hiện và phát triển từ sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại Stockholm, Thụy Điển năm 1972 nhưng chỉ tập trung chú trọng vào việc hạch toán ở cấp độ quốc gia, tức là KTMT quốc gia. Năm 1993, Ủy ban Thống kê của Liên Hợp Quốc (UNSD) ban hành hệ thống kế toán môi trường và kinh tế (SEEA 1993), liên quan đến các chương trình nghị sự khác của Ngân hàng Thế giới, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Cơ quan Thống kê Liên minh Châu Âu (Eurostat). Sau nhiều lần sửa đổi nội dung, hiện nay hệ thống này tồn tại dưới dạng khung hướng dẫn về kế toán môi trường SEEA-EEA 2013. Tại Mỹ, năm 1992, Ủy ban Bảo vệ môi trường tiến hành dự án về KTMT với nhiệm vụ khuyến kích và thúc đẩy DN nhận thức đầy đủ các khía cạnh về chi phí môi trường, mối quan hệ giữa chi phí môi trường và các yếu tố về môi trường trong quyết định kinh doanh. Khuôn mẫu về KTMT được xây dựng trên cơ sở hệ thống Luật chính sách về môi trường quốc gia như Luật làm sạch môi trường, Luật làm sạch nước, Luật về các loài nguy hiểm, Luật Sarbanes - Oxley, Luật tái chế và rác thải, Luật các khoản nợ môi trường ... Ngoài * Học viện Tài chính, Số 01 – Lê Văn Hiến – Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 100000, Việt Nam ** Học viện Tài chính, Số 01 – Lê Văn Hiến – Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 100000, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84966666619. E-mail address: ntthuy.aof@gmail.com INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 879 ra, các doanh nghiệp tại Mỹ phải thực hiện thêm các quy định liên quan đến KTMT theo chương trình bảo vệ môi trường của quốc gia (EPA), thực hiện báo cáo và công bố thông tin liên quan theo quy định của Ủy ban chứng khoán (SEC) và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính (FASB). Tại Châu Âu, việc thực hành KTMT chưa có tính bắt buộc, có nghĩa là không thuộc phạm vi mang tính chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, một số quốc gia như Anh, Pháp, Đan Mạch có quy định buộc doanh nghiệp phải công bố báo cáo về môi trường. Gần đây, từ tháng 4 năm 2014, Ủy ban Châu Âu đưa ra quy định các doanh nghiệp có quy mô lớn (trên 500 lao động) phải cung cấp thông tin bổ sung về các vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến chính sách, rủi ro, hệ quả. Tại Nhật, các doanh nghiệp luôn thể hiện tính tích cực trong xây dựng và hoàn thiện KTMT doanh nghiệp. Các quy định nền tảng xuất phát từ Khung hướng dẫn KTMT (Environmental Accounting Guidelines). 1.2. Khái niệm về kế toán môi trường Có rất nhiều quan điểm khác nhau về KTMT, tuy nhiên, thông thường, KTMT được tiếp cận trên ba cấp độ: KTMT toàn cầu, KTMT quốc gia, và KTMT doanh nghiệp. Trong KTMT doanh nghiệp lại được phân loại thành kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường. Một số khái niệm cụ thể về KTMT được nhìn nhận trên cấp độ là một công cụ cung cấp thông tin và quản trị tại doanh nghiệp. KTMT có thể được hiểu là một phần của công tác kế toán DN, có nhiệm vụ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, môi trường của doanh nghiệp phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Theo Magerholm Fet (1998), KTMT được sử dụng để tính toán và xác định ảnh hưởng môi trường từ các quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của KTMT là làm tăng lượng thông tin phù hợp cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin (theo US EPA, 1995). KTMT bao gồm toàn bộ các lĩnh vực của kế toán mà có thể bị tác động bởi những phản ứng của doanh nghiệp tới những vấn đề môi trường (Gray, Bebbington, 2003). Kế toán tài chính về môi trường cung cấp thông tin và báo cáo tài chính về các giao dịch, sự kiện liên quan tới môi trường của doanh nghiệp có tác động hoặc có khả năng tác động tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp đó; đối tượng sử dụng báo cáo là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Trên thực tế, KTMT được nhìn nhận cụ thể hơn với góc độ gắn với kế toán quản trị doanh nghiệp. Năm 1998, Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đưa ra khái niệm về kế toán quản trị môi trường là: “Việc quản trị hiệu quả hoạt động kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua quá trình triển khai và phát triển các hệ thống và phương pháp kế toán ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán môi trường Quản trị môi trường Kế toán quản trị môi trường Chuẩn mực kế toán Chiến lược kinh doanh sản phẩm bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
THÔNG TƯ về sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp
22 trang 273 0 0 -
Bài giảng Chuẩn mực kế toán công quốc tế - Chương 1: Khái quát về chuẩn mực kế toán công quốc tế
25 trang 205 0 0 -
Giáo trình kiểm toán - ThS. Đồng Thị Vân Hồng
154 trang 171 0 0 -
6 trang 164 0 0
-
Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam: Phần 2
214 trang 101 0 0 -
5 trang 87 0 0
-
231 trang 83 1 0
-
Phát triển kế toán xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
4 trang 79 2 0 -
Hướng dẫn kế toán thực hiện 10 chuẩn mực kế toán - Chuẩn mực kế toán Việt Nam: Phần 2
59 trang 74 0 0 -
127 trang 69 0 0