Danh mục

Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay – Công cụ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 84      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay – Công cụ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội" tập trung phản ánh thực trạng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam gắn với sự phát triển bền vững của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay – Công cụ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY – CÔNG CỤ ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI Đỗ Thị Thu Hằng* 1 TÓM TẮT: Phát triển xã hội bền vững là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng công cụ vào quản lý tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đó là áp dụng kế toán môi trường. Kế toán môi trường là một công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý trong quản trị các vấn đề môi trường và là công cụ để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bài viết tập trung phản ánh thực trạng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam gắn với sự phát triển bền vững của xã hội. Từ khóa: Kế toán môi trường; doanh nghiệp Việt Nam; phát triển bền vững xã hội. ABSTRACT: Sustainable social development is a top concern of every nation. The more the economy grows, the scarcer the raw materials, energy are; the natural environment is ruined and the ecological balance is broken. Therefore, it is required that Vietnamese enterprises use managerial tools to increase the efficiency of resource use and increase the competitive advantages of the enterprises by applying environmental accounting. Environmental accounting is an effective tool for managers to manage environmental issues and is instrumental in ensuring the sustainable development of the society today. This paper focuses on the current status of environmental accounting in Vietnamese enterprises and provides solutions for developing environmental accounting in Vietnamese enterprises in association with the sustainable development of society. Keywords: Environmental accounting; Vietnamese enterprises; Sustainable development of society. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tất yếu, khách quan của thời đại. Phát triển xã hội bền vững và hài hoà phải bao gồm tăng trưởng kinh tế, hiện đại hoá hay phát triển xã hội gắn với việc giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của con người mà không làm tổn hại đến nguồn cung cấp tài nguyên thiên thiên của đất nước. Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định. Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã xả thải ra môi trường gây ảnh * Thainguyen University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen, Viet Nam Do Thi Thu Hang Tel: +84.977.814.119, E-mail address: dohang.tueba@gmail.com. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 859 hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe và lợi ích kinh tế của người dân. Do đó, để đảm bảo cho sự phát của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của xã hội, buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Một trong những công cụ quản lý hữu hiệu nhất hiện nay đó là sử dụng kế toán môi trường (KTMT) vào trong đơn vị. Kế toán môi trường (KTMT) theo quan điểm của Viện Kế toán quản trị môi trường thì “Kế toán môi trường là việc xác định, đo lường và phân bổ chi phí môi trường, kết hợp chi phí môi trường trong quyết định kinh tế, công bố thông tin cho các bên liên quan”. Theo tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán môi trường tại Nhật Bản thì “Kế toán môi trường có mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và theo đuổi các hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động bình thường, xác định lợi ích từ các hoạt động, cung cấp cách thức định lượng và hỗ trợ phương thức công bố thông tin”. Kế toán môi trường là một bộ phận không thể tách rời của kế toán trong doanh nghiệp, KTMT bao gồm: Kế toán truyền thống và kế toán sinh thái. Áp dụng KTMT sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn chất thải, xử lý nguồn chất thải đó để đem lại các khoản thu nhập từ chất thải cho doanh nghiệp, giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe và lợi ích kinh tế cho người dân. Mặt khác, áp dụng KTMT sẽ cung cấp thông tin chính xác và toàn diện hơn để đo lường quá trình thực hiện KTMT, từ đó giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, tăng mối quan hệ với cộng đồng và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Trước bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế sâu rộng, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng đã được Việt Nam quan tâm và chú trọng triển khai. Năm 1993, Việt Nam đã ban hành Luật môi trường lần đầu. Năm 2005 ban hành Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Luật Thuế Bảo vệ môi trường (Luật số 57/2010/QH12); Các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật, nghiên cứu và chấp nhận một số tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 quốc tế và ban hành thành Tiêu chuẩn Việt Nam bộ ISO 14000 về quản trị chất lượng về môi trường. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: