(Di sản quốc gia lại do xã huyện quản lý là một nghịch lý và thực tế rất đáng quan ngại. Trong ảnh: Tượng phật Quan Âm ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) do Trương tiên sinh hoàn thành vào năm 1656) Việc quy hoạch thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật hay thiết kế một “thời kỳ phục hưng”, một “thế hệ vàng”… là không tưởng và phản nghệ thuật. Nhưng quy hoạch phát triển hạ tầng cho một đời sống nghệ thuật, cho sự hưởng thụ nghệ thuật của người dân, cho sự tự do sáng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật
Kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật
(Di sản quốc gia lại do xã huyện quản lý là một
nghịch lý và thực tế rất đáng quan ngại. Trong ảnh:
Tượng phật Quan Âm ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
do Trương tiên sinh hoàn thành vào năm 1656)
Việc quy hoạch thẩm m ỹ, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật hay thiết kế một
“thời kỳ phục hưng”, một “thế hệ vàng”… là không tưởng và phản nghệ thuật.
Nhưng quy hoạch phát triển hạ tầng cho một đời sống nghệ thuật, cho sự hưởng
thụ nghệ thuật của người dân, cho sự tự do sáng tạo của nghệ sĩ lại là tối quan
trọng, là việc Nhà nước cần/phải làm, là điều chỉ có Nhà nước mới làm được cho
nghệ thuật.
Thực tế lịch sử chứng minh rằng nghệ thuật không bao giờ phát triển theo một
“quy hoạch”. Không có chính sách, nghị quyết hay kế hoạch, dự án nào chuẩn bị
cho việc xuất hiện các kiệt tác hay các bậc thầy ở mọi ngành sáng tạo nghệ thuật
(từ Trương tiên sinh tới Nguyễn Phan Chánh, từ Nguyễn Du đến Hàn Mặc Tử, từ
Chèo cổ tới Cải lương…).
Gần đây cũng có thể thấy theo “quy hoạch” “định hướng” của hiện thực XHCN thì
các danh họa Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư
Nghiêm… đều “lệch hướng”, “ngoài quy hoạch” thậm chí “có vấn đề” và đã từng
bị lãng quên hay phủ nhận. Hội họa Đổi mới cũng không nằm trong quy hoạch nào.
Rất nhiều người quản lý m ỹ thuật nói riêng và văn nghệ nói chung hiện nay từng
là những người quyết liệt phản đối Đổi mới hoặc cơ hội bàng quan để sau này
“thay đổi quan điểm”, “ăn theo” Đổi mới. Và sự phát triển của nghệ thuật đương
đại 20 năm nay là sự bất ngờ, gây lúng túng, đau đầu cho quản lý hơn là theo một
“quy hoạch” định hướng nào của lãnh đạo và các cấp.
Việc quy hoạch thẩm m ỹ, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật hay thiết kế một “thời kỳ
phục hưng”, một “thế hệ vàng”… là không tưởng và phản nghệ thuật.
Mặt khác, quy hoạch phát triển hạ tầng cho một đời sống nghệ thuật, cho sự hưởng
thụ nghệ thuật của người dân, cho sự tự do sáng tạo của nghệ sĩ lại là tối quan
trọng, là việc Nhà nước cần/phải làm, là điều duy nhất chỉ có Nhà nước mới làm
được cho nghệ thuật nước nhà. Xây dựng cơ cấu hạ tầng cũng là cách thức định
hướng, lãnh đạo nghệ thuật duy nhất đúng và khả thi của Đảng và Nhà nước. Tuy
nhiên cơ cấu hạ tầng ấy lại cần phi hành chính hóa sâu sắc mới tạo được không
gian sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật thực sự, nâng tầm văn hóa của quốc gia.
Ngược lại hành chính hóa càng cao thì đời sống văn hóa càng nghèo nàn, không
khí sáng tạo càng tù túng.
Vì vậ y tôi hết sức hoan nghênh “Dự thảo Quy hoạch phát triển m ỹ thuật đến 2020,
tầm nhìn 2030” của Cục Mỹ thuật đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng kết cấu hạ
tầng cho m ỹ thuật. Đồng thời theo tôi nên đổi tên Quy hoạch này thành Quy hoạch
xây dựng kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật thay vì quy hoạch “phát triển m ỹ thuật”
chung chung…
Kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật bao gồm ba phần rõ rệt: hạ tầng kiến thức, trình độ
và mức hưởng thụ nghệ thuật; hạ tầng cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa; hạ
tầng luật pháp liên quan tới nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung.
Sau đây xin mạn phép nêu những ý kiến cụ thể về xây dựng cơ cấu hạ tầng cho
phát triển m ỹ thuật:
* Đối với nghệ thuật truyền thống và di sản:
Các di sản m ỹ thuật tản mạn ở các địa phương, làng xóm là đặc điểm lớn nhất của
m ỹ thuật VN vì vậy cần có phương án quy tụ, bảo vệ, bảo quản, quảng bá ngăn
chặn tình trạng chảy máu di sản hoặc tàn phá di sản. Cần có một danh mục kiệt tác
quốc gia, báu vật quốc gia để quy tụ bảo vệ và quảng bá. Di sản quốc gia quốc tế
lại do xã huyện quản lý là một nghịch lý và thực tế rất đáng quan ngại, cần giải
pháp hữu hiệu. Ta sẽ làm gì nếu một Tháp Chăm hay tượng ở chùa Bút Tháp, chùa
Dâu, chùa Tây Phương bị đánh cắp, phá hủ y hay hỏa hoạn thiêu rụi.
Cần một luật và các quy chế về phục chế, phục dựng, ứng xử với di sản để ngăn
chặn tình trạng phá hoại, giết chết di sản qua phục chế, phục dựng, phỏng dựng,
làm du lịch bừa bãi hiện nay. Trước mắt có thể cấm phục chế nếu không đủ sở cứ,
điều kiện và chỉ bảo quản khẩn cấp khi có nguy cơ hư hỏng.
- Cần một dự án xây dựng một (hoặc vài) trung tâm phục chế, đào tạo một đội ngũ
chuyên gia và thợ phục chế cho các nghề m ỹ thuật truyền thống (thí dụ khoảng
300 người cho 20 nghề chính?) Tất cả các di sản quốc gia chỉ được phục chế bởi
trung tâm này với đội ngũ chuyên gia và thợ lành nghề của nó. Kinh nghiệm cho
thấy khi tiến hành phục chế chất lượng cao các di sản thì người ta cũng đồng thời
khôi phục được hàng loạt nghề truyền thống chất lượng cao, quay lại phục vụ cho
sáng tạo, sản xuất và xuất khẩu mới.
* Đối với trường, viện và tạp chí
- Chuyển hướng đào tạo từ việc lấy rèn kỹ năng, truyền nghề làm trọng tâm sang
đào tạo trí thức thực thụ, lấy nền tảng tri thức và năng lực sáng tạo làm trọng tâm.
Bên cạnh việc nâng cấp điều kiện vật chất cho các đại học m ỹ thuật, cần coi liên
kết quốc tế đào tạo sau đại học là nguyên tắc qua đó nâng trình độ giảng viên và
sinh viên ngang tầm quốc tế - khu vực, khắc phục tình trạng “chuẩn hóa” giảng
viên bằng bằng cấp nội địa mang tính hình thức và chất lượng thấp như hiện nay.
Nhà trường cần chuyển từ nơi học nghề là chính như hiện nay thành những trung
tâm, không gian sáng tạo của cả giảng viên và sinh viên.
- Xây dựng một Viện nghiên cứu Mỹ thuật mạnh (có thể tại ĐH Mỹ thuật VN ở
Hà Nội) quy tụ một đội ngũ chuyên gia tinh hoa và có cơ sở vật chất hiện đại. Hợp
nhất nghiên cứu lịch sử lý luận với đào tạo lịch sử lý luận và nghiên cứu nghệ
thuật học để ĐH Mỹ thuật cũng là đại học nghiên cứu, có thể tự chủ được về
chuyên môn. Xây dựng Viện nghiên cứu Mỹ thuật (cũng như Trung tâm Phục chế)
nên là một dự án trọng điểm quốc gia.
- Phát triển hai tạp chí m ỹ thuật đạt tầm quốc gia và khu vực. Một tạp chí mạnh về
nghiên cứu có thể trên cơ sở tạp chí nghiên cứu m ỹ thuật của ĐH Mỹ thuật VN
hiện nay. Một tạp chí mạnh về phê bình có thể ở TP. HCM. Các tạp chí này cần là
song ngữ, cập nhật các tư liệu, tranh luận, thành tựu nghiên cứu của VN bằng
t ...