Kết cấu mở và vấn đề liên văn bản: Nhìn từ trường hợp tiểu thuyết Thái Bá Lợi
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 211.78 KB
Lượt xem: 44
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong dòng chảy đổi mới của văn học nước nhà, Thái Bá Lợi đã nhanh chóng tiếp cận, chuyển hóa lí thuyết hiện đại vào thực tiễn sáng tác, tạo ra dư ấn mạnh mẽ cho tiểu thuyết của mình. Từ những thể nghiệm ở Bán đảo… đến Minh sư là một bước tiến dài, đưa độc giả vào thế giới của trò chơi cấu trúc. Yếu tố liên văn bản và “độ mở” kết cấu trở thành tham số ưu trội trong nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Thái Bá Lợi, khiến giới hạn trần thuật được mở rộng trong sự khuếch tán của giá trị thẩm mĩ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết cấu mở và vấn đề liên văn bản: Nhìn từ trường hợp tiểu thuyết Thái Bá Lợi KẾT CẤU MỞ VÀ VẤN ĐỀ LIÊN VĂN BẢN: NHÌN TỪ TRƯỜNG HỢP TIỂU THUYẾT THÁI BÁ LỢI LÊ THANH SƠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng LÊ THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Nếu “đa trị” trong “cực hạn” là bài toán khó cho “năng lực” tiểu thuyết hậu hiện đại thì kết cấu mở và yếu tố liên văn bản là chìa khóa để giải phép tính ấy. Khi đó, tác phẩm không chỉ là mô hình của những tư tưởng được tạo ra từ tính chỉnh thể nội tại, mà còn trở thành không gian chứa đựng của vô số tín hiệu thẩm mĩ kiến tạo những dãy tư tưởng có thể vượt ngưỡng “khả lực văn học” và giới hạn cảm quan của người nghệ sĩ. Trong dòng chảy đổi mới của văn học nước nhà, Thái Bá Lợi đã nhanh chóng tiếp cận, chuyển hóa lí thuyết hiện đại vào thực tiễn sáng tác, tạo ra dư ấn mạnh mẽ cho tiểu thuyết của mình. Từ những thể nghiệm ở Bán đảo… đến Minh sư là một bước tiến dài, đưa độc giả vào thế giới của trò chơi cấu trúc. Yếu tố liên văn bản và “độ mở” kết cấu trở thành tham số ưu trội trong nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Thái Bá Lợi, khiến giới hạn trần thuật được mở rộng trong sự khuếch tán của giá trị thẩm mĩ. Từ khóa: kết cấu mở, liên văn bản, tiểu thuyết Thái Bá Lợi 1. MỞ ĐẦU Nếu “đa trị” trong “cực hạn” là một bài toán khó cho “năng lực” của tiểu thuyết hậu hiện đại thì kết cấu mở và yếu tố liên văn bản chính là chìa khóa để giải phép tính ấy. Kiến trúc tác phẩm với độ giãn nở trong mô hình kết cấu, nhà văn muốn mở ra trước mắt độc giả một thế giới chứa đựng những khả thể vô hạn cho sự tái tạo và diễn dịch. Cùng với đó, sự triển hạn đến vô cùng “không gian” tự sự được kiến tạo trên nền tảng của hệ thống vô số các văn bản, mà ở đó mỗi tác phẩm nghệ thuật chỉ là một điểm cắt trên giao diện không gian văn hóa. Việc liên hệ và kết nối các văn bản trong mạng lưới tồn tại của nó tạo ra một thứ hiện thực thậm phồn (hyper-reality) - như là “hình ảnh thật sự” của cái được biểu đạt. Bởi vậy, tác phẩm không chỉ là mô hình của những tư tưởng nghệ thuật được tạo ra từ tính chỉnh thể nội tại, mà còn trở thành không gian chứa đựng của vô số các tín hiệu thẩm mĩ kiến tạo những dãy tư tưởng có thể vượt ngưỡng “khả lực văn học” 1 (literary competence) và giới hạn cảm quan của người nghệ sĩ. Cùng với sự đổi mới của nền văn học nước nhà (sau 1986), Thái Bá Lợi đã nhanh chóng tiếp cận và chuyển hóa lí thuyết hiện đại vào thực tiễn sáng tạo, tạo ra những dư ấn mạnh mẽ cho tiểu thuyết của mình. 1 Jonathan Culler Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 44-51 KẾT CẤU MỞ VÀ VẤN ĐỀ LIÊN VĂN BẢN… 45 2. KẾT CẤU MỞ TRONG TIỂU THUYẾT THÁI BÁ LỢI Tính mở trong kết cấu tự sự là một vấn đề khá trừu tượng, hệt như tên gọi ban đầu của nó. Umberto Eco cho rằng, tác phẩm có kết cấu mở (The open work) là “mô hình có khả năng chỉ ra cội nguồn của ngữ nghĩa đặc thù vô hạn – không xác định… là tác phẩm có thể lí giải theo nhiều cách” [6], mà ở đó, “độc giả là người cùng tham gia sáng tạo tác phẩm” (Tadié). Trong hệ thống lí luận của Trung Quốc, có khái niệm Nộn vĩ pháp – phép tạo dư ba – cũng được xem là một kiến giải cho vấn đề này. Theo đó, Nộn vĩ pháp làm dậy lên những “lớp sóng” tư duy, đọng lại trong suy nghĩ của độc giả sau khi thưởng thức tác phẩm, kiểu như “trước khi có văn tất có tiếng, sau khi có văn tất có dư thế” [10, tr. 246] vậy. Tác phẩm có thể khép lại trên bề mặt văn bản, nhưng vẫn có thể mở ra một “không gian tự sự” khác, được khởi nguyên từ tính “giãn nở” trong cấu trúc nội tại. Một tác phẩm khép kín về kết cấu được xem như tòa nhà thờ mà tiếng chuông của nó thường bị “vây đóng” ngay từ những ô cửa sổ. Bởi thế, trong sáng tạo nghệ thuật, nhà văn rất ít khi kiến trúc mô hình tác phẩm một cách “đóng khung” như vậy. Cốt truyện mở thường có tính “chưa hoàn chỉnh”, tác giả chỉ đề xuất “xung đột”, triển khai tới “đỉnh điểm” nhưng không giải quyết một cách rốt ráo những mâu thuẫn đó. Điều này không phải do năng lực nhà văn hạn chế đến nổi không thể viết được “cái kết hoàn chỉnh” cho câu chuyện của mình, mà nhường quyền giải quyết cho độc giả, để họ “tự do” phóng thoát trí tưởng tượng, và rồi tìm ra “cái kết” cho riêng mình sau khi xâu chuỗi mạch sự kiện. Văn chương Thái Bá Lợi gây ám ảnh cho người đọc phần lớn cũng vì “độ mở” trong kết cấu tự sự này. Thứ nhất, để đọc một tác phẩm nghệ thuật một cách trọn vẹn, “người ta không chỉ đọc những gì được viết bằng chữ (những gì lắm khi tưởng như vô nghĩa), mà còn phải đọc cả cái cấu trúc của nó (cái trật tự trừu tượng làm nó thành một hệ thống tự tại)” [13], bắt đầu từ sự “chênh lệch” giữa nhan đề và nội dung. “Sai số” giữa cái tổng quát và cái chi tiết (cũng có thể được hiểu trong tương quan giữa nghĩa và chữ) như là mã khóa, mà “nắm bắt” được nó mới có thể “mở toang” cánh cửa vào thế giới nghệ thuật. Ở đây, “cuốn sách không còn là nhan đề mở ra, mà nhan đề cũng không phải là cuốn sách thu lại… Người ta đọc nhan đề ngoài bìa bằng mã văn h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết cấu mở và vấn đề liên văn bản: Nhìn từ trường hợp tiểu thuyết Thái Bá Lợi KẾT CẤU MỞ VÀ VẤN ĐỀ LIÊN VĂN BẢN: NHÌN TỪ TRƯỜNG HỢP TIỂU THUYẾT THÁI BÁ LỢI LÊ THANH SƠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng LÊ THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Nếu “đa trị” trong “cực hạn” là bài toán khó cho “năng lực” tiểu thuyết hậu hiện đại thì kết cấu mở và yếu tố liên văn bản là chìa khóa để giải phép tính ấy. Khi đó, tác phẩm không chỉ là mô hình của những tư tưởng được tạo ra từ tính chỉnh thể nội tại, mà còn trở thành không gian chứa đựng của vô số tín hiệu thẩm mĩ kiến tạo những dãy tư tưởng có thể vượt ngưỡng “khả lực văn học” và giới hạn cảm quan của người nghệ sĩ. Trong dòng chảy đổi mới của văn học nước nhà, Thái Bá Lợi đã nhanh chóng tiếp cận, chuyển hóa lí thuyết hiện đại vào thực tiễn sáng tác, tạo ra dư ấn mạnh mẽ cho tiểu thuyết của mình. Từ những thể nghiệm ở Bán đảo… đến Minh sư là một bước tiến dài, đưa độc giả vào thế giới của trò chơi cấu trúc. Yếu tố liên văn bản và “độ mở” kết cấu trở thành tham số ưu trội trong nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Thái Bá Lợi, khiến giới hạn trần thuật được mở rộng trong sự khuếch tán của giá trị thẩm mĩ. Từ khóa: kết cấu mở, liên văn bản, tiểu thuyết Thái Bá Lợi 1. MỞ ĐẦU Nếu “đa trị” trong “cực hạn” là một bài toán khó cho “năng lực” của tiểu thuyết hậu hiện đại thì kết cấu mở và yếu tố liên văn bản chính là chìa khóa để giải phép tính ấy. Kiến trúc tác phẩm với độ giãn nở trong mô hình kết cấu, nhà văn muốn mở ra trước mắt độc giả một thế giới chứa đựng những khả thể vô hạn cho sự tái tạo và diễn dịch. Cùng với đó, sự triển hạn đến vô cùng “không gian” tự sự được kiến tạo trên nền tảng của hệ thống vô số các văn bản, mà ở đó mỗi tác phẩm nghệ thuật chỉ là một điểm cắt trên giao diện không gian văn hóa. Việc liên hệ và kết nối các văn bản trong mạng lưới tồn tại của nó tạo ra một thứ hiện thực thậm phồn (hyper-reality) - như là “hình ảnh thật sự” của cái được biểu đạt. Bởi vậy, tác phẩm không chỉ là mô hình của những tư tưởng nghệ thuật được tạo ra từ tính chỉnh thể nội tại, mà còn trở thành không gian chứa đựng của vô số các tín hiệu thẩm mĩ kiến tạo những dãy tư tưởng có thể vượt ngưỡng “khả lực văn học” 1 (literary competence) và giới hạn cảm quan của người nghệ sĩ. Cùng với sự đổi mới của nền văn học nước nhà (sau 1986), Thái Bá Lợi đã nhanh chóng tiếp cận và chuyển hóa lí thuyết hiện đại vào thực tiễn sáng tạo, tạo ra những dư ấn mạnh mẽ cho tiểu thuyết của mình. 1 Jonathan Culler Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 44-51 KẾT CẤU MỞ VÀ VẤN ĐỀ LIÊN VĂN BẢN… 45 2. KẾT CẤU MỞ TRONG TIỂU THUYẾT THÁI BÁ LỢI Tính mở trong kết cấu tự sự là một vấn đề khá trừu tượng, hệt như tên gọi ban đầu của nó. Umberto Eco cho rằng, tác phẩm có kết cấu mở (The open work) là “mô hình có khả năng chỉ ra cội nguồn của ngữ nghĩa đặc thù vô hạn – không xác định… là tác phẩm có thể lí giải theo nhiều cách” [6], mà ở đó, “độc giả là người cùng tham gia sáng tạo tác phẩm” (Tadié). Trong hệ thống lí luận của Trung Quốc, có khái niệm Nộn vĩ pháp – phép tạo dư ba – cũng được xem là một kiến giải cho vấn đề này. Theo đó, Nộn vĩ pháp làm dậy lên những “lớp sóng” tư duy, đọng lại trong suy nghĩ của độc giả sau khi thưởng thức tác phẩm, kiểu như “trước khi có văn tất có tiếng, sau khi có văn tất có dư thế” [10, tr. 246] vậy. Tác phẩm có thể khép lại trên bề mặt văn bản, nhưng vẫn có thể mở ra một “không gian tự sự” khác, được khởi nguyên từ tính “giãn nở” trong cấu trúc nội tại. Một tác phẩm khép kín về kết cấu được xem như tòa nhà thờ mà tiếng chuông của nó thường bị “vây đóng” ngay từ những ô cửa sổ. Bởi thế, trong sáng tạo nghệ thuật, nhà văn rất ít khi kiến trúc mô hình tác phẩm một cách “đóng khung” như vậy. Cốt truyện mở thường có tính “chưa hoàn chỉnh”, tác giả chỉ đề xuất “xung đột”, triển khai tới “đỉnh điểm” nhưng không giải quyết một cách rốt ráo những mâu thuẫn đó. Điều này không phải do năng lực nhà văn hạn chế đến nổi không thể viết được “cái kết hoàn chỉnh” cho câu chuyện của mình, mà nhường quyền giải quyết cho độc giả, để họ “tự do” phóng thoát trí tưởng tượng, và rồi tìm ra “cái kết” cho riêng mình sau khi xâu chuỗi mạch sự kiện. Văn chương Thái Bá Lợi gây ám ảnh cho người đọc phần lớn cũng vì “độ mở” trong kết cấu tự sự này. Thứ nhất, để đọc một tác phẩm nghệ thuật một cách trọn vẹn, “người ta không chỉ đọc những gì được viết bằng chữ (những gì lắm khi tưởng như vô nghĩa), mà còn phải đọc cả cái cấu trúc của nó (cái trật tự trừu tượng làm nó thành một hệ thống tự tại)” [13], bắt đầu từ sự “chênh lệch” giữa nhan đề và nội dung. “Sai số” giữa cái tổng quát và cái chi tiết (cũng có thể được hiểu trong tương quan giữa nghĩa và chữ) như là mã khóa, mà “nắm bắt” được nó mới có thể “mở toang” cánh cửa vào thế giới nghệ thuật. Ở đây, “cuốn sách không còn là nhan đề mở ra, mà nhan đề cũng không phải là cuốn sách thu lại… Người ta đọc nhan đề ngoài bìa bằng mã văn h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kết cấu mở Vấn đề liên văn bản Liên văn bản Tiểu thuyết Thái Bá Lợi Khả lực văn bản Văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 341 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 230 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 131 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 125 0 0