Danh mục

Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 505.20 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục đích tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nayTRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04 KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY Nguyễn Thanh Hoàng6 Tóm tắt: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục đích tácđộng lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vixử sự phù hợp với pháp luật hiện hành. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích đến đối tượng giáo dục nhằm giúpcho nhân cách mỗi người phát triển đúng đắn, có hành vi ứng xử đúng mực trong mối quan hệcá nhân với xã hội, cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Từ khóa: Giáo dục pháp luật; giáo dục đạo đức. Abstract: Legal education is an oriented, organized, and purposeful activity that affectsindividuals in order to help them form their legal knowledge, emotions and behaviors in linewith current laws and regulation. Moral education is a process that impacts individuals purposefully in order to help themdevelop their personality appropriately and behave properly in their relationship with thesociety, people and even themselves. Keywords: Legal education, moral education. 1. Đặt vấn đề Giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho sinh viên (SV) trường đại học là một hoạt độnggiáo dục, được thực hiện thông qua các hoạt động, chương trình giáo dục chính khóa và ngoạikhóa. Đây là hoạt động có vai trò to lớn trong sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam,nhất là thế hệ thanh niên, trong đó có việc hình thành ý thức, văn hóa đạo đức và pháp luậttrong SV. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, mỗi cán bộ, đảng viên, giảng viên, SV tiếp tục thực hiệnChỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh,trong đó nổi bật quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựngNhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng nhà nước đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh cuộc vậnđộng toàn dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nên việc tăng cường tuyên truyền,giáo dục pháp luật đã trở nên yêu cầu cấp bách, đồng thời phải nâng cao ý thức tự giác chấp hành6 Thạc sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cần Thơ 39TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 04pháp luật của mỗi người, do vậy cần có sự kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức đểthực hiện tốt công tác quản lý xã hội nói chung và hoạt động giáo dục nói riêng. Những năm gần đây, việc kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho SV trong cáctrường đại học đã được đổi mới tích cực về nội dung, hình thức tiến hành, đồng thời huy độngđược sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội, làm cho hoạt động này có sự chuyển biến đángkể. Tuy nhiên, thời gian qua, trong công tác giáo dục còn thiếu đồng bộ, chỉ chú trọng dạy chữ,việc giáo dục ý thức pháp luật, ý thức đạo đức cho SV đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức;sự liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục chưa chặt chẽ; tình trạng một bộphận SV vi phạm nội quy, kỷ luật trường học, vi phạm pháp luật ngày càng tăng và tính chấtngày càng phức tạp. Thực trạng nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải “Kết hợp giáo dục pháp luật và giáodục đạo đức cho sinh viên ở các trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”. 2. Thực trạng việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên cáctrường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.1. Kết quả đạt được 2.1.1. Về nội dung - Nhà trường đã từng bước đổi mới nội dung giáo dục, các chuyên đề về đạo đức, về phápluật được chú trọng. Về giáo dục pháp luật, bên cạnh kiến thức chung về Nhà nước và phápluật, SV còn được giảng dạy theo từng lĩnh vực cụ thể như kiến thức cơ bản về Luật Hôn nhânvà gia đình; Luật Hiến pháp; Luật Hành chính; Luật Hình sự; Luật Dân sự; Luật Hộ tịch; Giáodục pháp luật... Về giáo dục đạo đức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên vềbồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắncho các em; giáo dục tinh thần yêu nước gắn với lòng nhân ái, đồng cảm; tuyên truyền chủtrương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chínhtrị, ý chí cách mạng của SV. - Gắn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành và nhàtrường với các hoạt động tìm hiểu giáo dục truyền thống cách mạng, uống nước nhớ nguồn, tônsư t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: