![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kết hợp kinh tế tuần hoàn với phát triển bền vững đô thị: Chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 510.33 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Kết hợp kinh tế tuần hoàn với phát triển bền vững đô thị: Chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội" đề xuất phương pháp tiếp cận số trong quản lý CTRSH tại các thành phố lớn như Hà Nội. Theo đó, người dân được yêu cầu phân loại các loại chất thải có thể tái chế và không thể tái chế ngay tại nguồn. Các loại chất thải có thể tái chế được hỗ trợ đặt bán trực tuyến cho các công ty tái chế tùy theo chủng loại CTRSH, trong khi các loại chất thải không tái chế sẽ phải trả phí theo quy định...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết hợp kinh tế tuần hoàn với phát triển bền vững đô thị: Chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội KẾT HỢP KINH TẾ TUẦN HOÀN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HÀ NỘI Nguyễn Công Thành, Trương Đình Đức Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Sự gia tăng dân số nhanh chóng đã gây ra nhiều sức ép cho xã hội, trong đó có áp lực cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTRSH). Hiện nay, tình trạng quản lý CTRSH ở các thành phố lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức lớn như thiếu hệ thống phân loại và tái chế rác, thiếu thông tin về nguồn và chủng loại CTRSH phát sinh, thiếu bãi chôn lấp rác. Trong báo cáo này, chúng tôi đề xuất phương pháp tiếp cận số trong quản lý CTRSH tại các thành phố lớn như Hà Nội. Theo đó, người dân được yêu cầu phân loại các loại chất thải có thể tái chế và không thể tái chế ngay tại nguồn. Các loại chất thải có thể tái chế được hỗ trợ đặt bán trực tuyến cho các công ty tái chế tùy theo chủng loại CTRSH, trong khi các loại chất thải không tái chế sẽ phải trả phí theo quy định. Tùy theo chất lượng, số lượng và chủng loại CTRSH, người dân sẽ được nhận tiền hay phải chi trả bổ sung tiền cho hoạt động quản lý CTRSH. Các công ty vận chuyển sẽ đóng vai trò vận chuyển CTRSH từ người bán đến địa điểm người mua yêu cầu. Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn; Chất thải rắn sinh hoạt; Phát triển bền vững, Phát triển đô thị bền vững. 1. Giới thiệu Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá, đã và đang sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Những thiệt hại nghiêm trọng về hệ sinh thái đã gây ra sự quá tải đối với sự phát triển kinh tế và xã hội trên quy mô toàn thế giới và là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gay gắt đã trở thành điểm nghẽn, hạn chế sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển. Vấn đề cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là mối quan tâm sâu sắc của các quốc gia vì nó liên quan đến sinh kế của người dân và trách nhiệm quốc tế (Fan et al., 2021). Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ngày càng tăng liên quan đến sự phát triển kinh tế của các nước đang là vấn đề sống còn đối với các khu đô thị lớn do hệ thống quản lý CTRSH kém hiệu quả và các bãi rác không đủ công suất chôn lấp. Ngày | 163 nay, quản lý CTRSH là mối quan tâm toàn cầu vì nó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng như tác động đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người (Soltani và cộng sự, 2015; Genovese và cộng sự, 2017; Kurniawan và cộng sự, 2021; Wang và cộng sự, 2021). Vấn đề về quản lý CTRSH đô thị hiệu quả là mối quan tâm của tất cả các thành phố trên thế giới (Ayeleruet và cộng sự, 2021; Babu và cộng sự, 2021; Kleib và cộng sự, 2021; Lasek và cộng sự, 2021, Wang và cộng sự, 2021). Với hơn 8 tỷ người trên thế giới, trung bình mỗi người thải ra 0,74 kg CTRSH mỗi ngày thì lượng CTRSH phát thải mỗi ngày trung bình là khoảng 6 triệu tấn. Thành phần CTRSH bao gồm chất thải hữu cơ và vô cơ từ các khu dân cư, tổ dân phố, cơ sở kinh doanh thương mại, cũng như chất thải không qua xử lý từ các ngành công nghiệp. Năm 2018, tổng lượng phát sinh CTRSH trên thế giới đạt khoảng 2,01 tỷ megagam (Kaza và cộng sự, 2018). Con số này sẽ tăng 70% lên khoảng 3,40 tỷ megagam vào năm 2050 nếu tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,5%. Trong đó, các phần hữu cơ chiếm khoảng một nửa lượng CTRSH (Kurniawan và cộng sự, 2021). Trên thế giới, 70% CTRSH hiện được xử lý tại các bãi chôn lấp hoặc bãi thải lộ thiên, trong khi CTRSH được tái chế và thu hồi chỉ khoảng 13,5% (Chen và cộng sự, 2020). Vào năm 2018, ước tính có khoảng 1,6 tỷ megagam CO 2eq thải ra từ CTRSH được xử lý tại các bãi thải lộ thiên mà không có hệ thống thu gom khí bãi rác (LFG). Khoảng 5% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu có nguồn gốc từ các nguồn CO2 này (Kaza và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường khác bao gồm phát thải mùi hôi, ô nhiễm nước ngầm, dịch bệnh truyền qua trung gian là côn trùng, sinh vật sống tại các bãi rác... hay việc xử lý chất thải ở các bãi thải lộ thiên là những vấn đề được quan tâm của các đô thị lớn. Để giảm bớt những lo ngại về môi trường như vậy, việc quản lý CTRSH hợp lý là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng (Vause và cộng sự, 2013). Các bên liên quan cũng như môi trường sống sẽ được hưởng lợi từ việc quản lý CTRSH hợp lý, hiệu quả thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính, tránh lãng phí tài nguyên, phục hồi tài nguyên, bảo vệ trái đất khỏi biến đổi khí hậu và mở đường cho sự ứng xử công bằng giữa các thế hệ. Bằng cách tiếp cận từ quan điểm này, chi phí và lợi ích của việc quản lý CTRSH hợp lý được chia sẻ lẫn nhau giữa người giàu và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết hợp kinh tế tuần hoàn với phát triển bền vững đô thị: Chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội KẾT HỢP KINH TẾ TUẦN HOÀN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở HÀ NỘI Nguyễn Công Thành, Trương Đình Đức Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Sự gia tăng dân số nhanh chóng đã gây ra nhiều sức ép cho xã hội, trong đó có áp lực cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTRSH). Hiện nay, tình trạng quản lý CTRSH ở các thành phố lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức lớn như thiếu hệ thống phân loại và tái chế rác, thiếu thông tin về nguồn và chủng loại CTRSH phát sinh, thiếu bãi chôn lấp rác. Trong báo cáo này, chúng tôi đề xuất phương pháp tiếp cận số trong quản lý CTRSH tại các thành phố lớn như Hà Nội. Theo đó, người dân được yêu cầu phân loại các loại chất thải có thể tái chế và không thể tái chế ngay tại nguồn. Các loại chất thải có thể tái chế được hỗ trợ đặt bán trực tuyến cho các công ty tái chế tùy theo chủng loại CTRSH, trong khi các loại chất thải không tái chế sẽ phải trả phí theo quy định. Tùy theo chất lượng, số lượng và chủng loại CTRSH, người dân sẽ được nhận tiền hay phải chi trả bổ sung tiền cho hoạt động quản lý CTRSH. Các công ty vận chuyển sẽ đóng vai trò vận chuyển CTRSH từ người bán đến địa điểm người mua yêu cầu. Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn; Chất thải rắn sinh hoạt; Phát triển bền vững, Phát triển đô thị bền vững. 1. Giới thiệu Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá, đã và đang sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Những thiệt hại nghiêm trọng về hệ sinh thái đã gây ra sự quá tải đối với sự phát triển kinh tế và xã hội trên quy mô toàn thế giới và là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gay gắt đã trở thành điểm nghẽn, hạn chế sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển. Vấn đề cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là mối quan tâm sâu sắc của các quốc gia vì nó liên quan đến sinh kế của người dân và trách nhiệm quốc tế (Fan et al., 2021). Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ngày càng tăng liên quan đến sự phát triển kinh tế của các nước đang là vấn đề sống còn đối với các khu đô thị lớn do hệ thống quản lý CTRSH kém hiệu quả và các bãi rác không đủ công suất chôn lấp. Ngày | 163 nay, quản lý CTRSH là mối quan tâm toàn cầu vì nó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng như tác động đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người (Soltani và cộng sự, 2015; Genovese và cộng sự, 2017; Kurniawan và cộng sự, 2021; Wang và cộng sự, 2021). Vấn đề về quản lý CTRSH đô thị hiệu quả là mối quan tâm của tất cả các thành phố trên thế giới (Ayeleruet và cộng sự, 2021; Babu và cộng sự, 2021; Kleib và cộng sự, 2021; Lasek và cộng sự, 2021, Wang và cộng sự, 2021). Với hơn 8 tỷ người trên thế giới, trung bình mỗi người thải ra 0,74 kg CTRSH mỗi ngày thì lượng CTRSH phát thải mỗi ngày trung bình là khoảng 6 triệu tấn. Thành phần CTRSH bao gồm chất thải hữu cơ và vô cơ từ các khu dân cư, tổ dân phố, cơ sở kinh doanh thương mại, cũng như chất thải không qua xử lý từ các ngành công nghiệp. Năm 2018, tổng lượng phát sinh CTRSH trên thế giới đạt khoảng 2,01 tỷ megagam (Kaza và cộng sự, 2018). Con số này sẽ tăng 70% lên khoảng 3,40 tỷ megagam vào năm 2050 nếu tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,5%. Trong đó, các phần hữu cơ chiếm khoảng một nửa lượng CTRSH (Kurniawan và cộng sự, 2021). Trên thế giới, 70% CTRSH hiện được xử lý tại các bãi chôn lấp hoặc bãi thải lộ thiên, trong khi CTRSH được tái chế và thu hồi chỉ khoảng 13,5% (Chen và cộng sự, 2020). Vào năm 2018, ước tính có khoảng 1,6 tỷ megagam CO 2eq thải ra từ CTRSH được xử lý tại các bãi thải lộ thiên mà không có hệ thống thu gom khí bãi rác (LFG). Khoảng 5% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu có nguồn gốc từ các nguồn CO2 này (Kaza và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường khác bao gồm phát thải mùi hôi, ô nhiễm nước ngầm, dịch bệnh truyền qua trung gian là côn trùng, sinh vật sống tại các bãi rác... hay việc xử lý chất thải ở các bãi thải lộ thiên là những vấn đề được quan tâm của các đô thị lớn. Để giảm bớt những lo ngại về môi trường như vậy, việc quản lý CTRSH hợp lý là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng (Vause và cộng sự, 2013). Các bên liên quan cũng như môi trường sống sẽ được hưởng lợi từ việc quản lý CTRSH hợp lý, hiệu quả thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính, tránh lãng phí tài nguyên, phục hồi tài nguyên, bảo vệ trái đất khỏi biến đổi khí hậu và mở đường cho sự ứng xử công bằng giữa các thế hệ. Bằng cách tiếp cận từ quan điểm này, chi phí và lợi ích của việc quản lý CTRSH hợp lý được chia sẻ lẫn nhau giữa người giàu và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế tuần hoàn Chất thải rắn sinh hoạt Phát triển bền vững đô thị Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội Xử lý chất thải rắn sinh hoạtTài liệu liên quan:
-
174 trang 352 0 0
-
Phân cấp QLNN về xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị: Thực trạng và giải pháp
8 trang 168 0 0 -
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của giới trẻ - Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 88 0 0 -
Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
8 trang 79 0 0 -
84 trang 73 1 0
-
Xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới
5 trang 72 0 0 -
15 trang 63 0 0
-
4 trang 60 0 0
-
77 trang 57 0 0
-
Tuần hoàn tái sử dụng nước thải sau xử lý trong công nghiệp - tiềm năng và thách thức
6 trang 53 0 0