Kết nối du lịch sinh thái dựa trên những đặc trưng về không gian và thời gian sinh thái vùng tại Nam Tây Nguyên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết nối du lịch sinh thái dựa trên những đặc trưng về không gian và thời gian sinh thái vùng tại Nam Tây Nguyên Kết nối du lịch sinh thái dựa trên những đặc trưng về không gian và thời gian sinh thái vùng tại Nam Tây Nguyên Bùi Trung Hưng Tóm tắt Nam Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái. Tuy nhiên trong thờigian qua, du lịch sinh thái tại đây chưa thật sự phát triển do chưa được quan tâm đúng mức,chưa kết nối tốt cả nội vùng và liên vùng. Muốn kết nối du lịch sinh thái vùng cần chú ý nhữngđặc trưng về không gian và thời gian sinh thái của vùng. Các nhóm giải pháp để kết nối vùngtrong phát triển du lịch sinh thái ở Nam Tây Nguyên được đề xuất, gồm: Kết nối về cơ chế,chính sách phát triển du lịch sinh thái giữa các địa phương trong và ngoài vùng; Kết nối vềkhông gian và thời gian sinh thái vùng, liên kết về truyền thông; Tăng cường sự chủ động, tíchcực thúc đẩy kết nối từ phía ngành du lịch. Từ khóa: Nam Tây Nguyên, du lịch, sinh thái, không gian, thời gian. 1. Đặt vấn đề Mươi năm gần đây, loại hình du lịch sinh thái được đầu tư, phát triển ở hầu khắp cácvùng miền trên cả nước. Song, trên thực tế triển khai, loại hình du lịch này cũng còn nhiều vấnđề rất đáng quan tâm, thậm chí để lại những hệ lụy cho cả du khách lẫn các cộng đồng bản địa.Qua khảo sát trên nhiều công trình nghiên cứu đã công bố và cả những người đã, đang làm dulịch sinh thái, chúng tôi nhận thấy đa số chưa có được cách hiểu, cách làm đúng bản chất củavấn đề, nhất là với cụm từ “sinh thái”. Bên cạnh đó, hiện nay ở nhiều vùng, nhiều người thamgia làm du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, chủ yếu vẫn theo phong trào, tự phát đầutư, mà còn thiếu những cơ sở khoa học. Vậy du lịch sinh thái thật sự là gì, nên được tổ chứcnhư thế nào? kết nối để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam nói chung, Nam Tây Nguyên(xin gọi tắt là Vùng) nói riêng cần triển khai như thế nào? ..., là những vấn đề lớn, cần nghiêncứu sâu hơn về mặt lý luận, có những cách thức triển khai khoa học hơn trong từng địa bàn cụthể. Đặc biệt, muốn tiến hành kết nối để phát triển du lịch sinh thái tại Vùng, trước hết cầnthống nhất về mặt lý luận cho hoạt động du lịch sinh thái. Trên cơ sở những nét đặc thù củaVùng, mà đề xuất những giải pháp kết nối để phát triển du lịch sinh thái phù hợp với những đặctrưng của từng địa phương và cả Vùng, thì mới mang lại hiệu quả thiết thực trên thực tế. Từyêu cầu đó, dựa trên các phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp và những khảo sát thực tế tạiVùng, chúng tôi xin bàn về chủ đề: “Kết nối hoạt động du lịch sinh thái dựa trên những đặctrưng về không gian và thời gian sinh thái vùng tại Nam Tây Nguyên”. 2. Một số nhận thức về loại hình du lịch sinh thái 2.1. Mấy khía cạnh lý luận của loại hình du lịch sinh thái cần được thống nhất + Môi trường sinh thái Khi bàn về du lịch sinh thái, trước tiên cần nói đến khái niệm môi trường sinh thái. Môitrường sinh thái bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Khi ta nói đến môi trườngsinh thái tức là luôn gắn sự có mặt, sự tác động của con người đến giới tự nhiên. Cũng có nghĩalà nói đến hoạt động sống của con người, mà rộng ra là nói đến văn hóa của cộng đồng, của dântộc. Ngày nay, trên thế giới hoàn toàn không còn những khu vực tự nhiên thuần túy, chưa có sựtác động của con người. Do vậy, khi bàn đến môi trường sinh thái, thường người ta gắn nó với 183những hoạt động có mục đích cụ thể, mà du lịch sinh thái là một loại hình trong những hoạtđộng đó. + Du lịch sinh thái và những nguyên tắc triển khai Trang Wikipedia tiếng Việt định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vàothiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn vàphát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái làloại hình khai thác, tìm hiểu đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: Đa hệ sinh thái động vật, thực vật,hệ sinh thái nhân văn của núi, của rừng, của hồ”. Ở Việt Nam hiện nay, du lịch sinh thái thường được hiểu là loại hình du lịch đến cácđịa điểm mà hệ thực vật, động vật còn hoang dã, có di sản văn hóa độc đáo, mang đến cho dukhách cái nhìn sâu sắc về tác động của con người đối với môi trường và thúc đẩy sự đánh giácao hơn về môi trường sống tự nhiên của chúng ta. Còn theo các tổ chức quốc tế, du lịch sinhthái là một kiểu du lịch đòi hỏi cao về trách nhiệm của người trải nghiệm. Đây là loại hình dulịch ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi những lợi ích gì mà nó mang lại rất đa dạng vềkinh tế, văn hóa, môi trường cho các hộ tư nhân và cộng đồng địa phương; hỗ trợ quản lý, bảovệ môi trường, cảnh quan, các di sản thiên nhiên và văn hóa, nếu được thực hiện đúng cách.Muốn vậy, hoạt động du lịch sinh thái cần phải áp dụng các nguyên tắc sau: Xây dựng được ýthức tự giác tôn trọng môi trường thiên nhiên và văn hóa; Cung cấp sự trải nghiệm tích cực chocả du khách và người dân địa phương; Đóng góp tài chính trực tiếp cho bảo tồn môi trường, tôntạo di tích; Tạo ra lợi ích kinh tế cho cả người dân và ngành dịch vụ tư nhân địa phương; Manglại trải nghiệm đáng nhớ cho du khách, giúp nâng cao độ nhạy cảm với chính trị, môi trường vàxã hội của địa bàn chủ nhà; Thiết kế, xây dựng, vận hành kết cấu hạ tầng thấp, tận dụng nhữngđiều kiện sẵn có, góp phần đa dạng về hoạt động kinh tế cho người dân và cộng đồng địaphương. 2.2. Không gian và thời gian trong hoạt động du lịch sinh thái Trên thực tế, du lịch sinh thái luôn được diễn ra trên một loại hình không gian chuyênbiệt- không gian sinh thái, gắn liền với thời gian sinh thái vùng. Do vậy, không gian sinh thái(không gian xã hội) và thời gian sinh thái là những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực khoahọc xã hội nói chung, trong hoạt đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kết nối du lịch sinh thái Du lịch sinh thái Thời gian sinh thái Không gian sinh thái Phát triển du lịch sinh thái Du lịch sinh thái ở Tây Nguyên Chính sách phát triển du lịch sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 109 0 0
-
219 trang 108 2 0
-
134 trang 94 0 0
-
14 trang 72 0 0
-
3 trang 72 0 0
-
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch
0 trang 59 1 0 -
226 trang 54 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến môi trường ở vườn quốc gia Ba Vì
72 trang 54 0 0 -
98 trang 54 0 0
-
Đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển du lịch bền vững ở huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
11 trang 50 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) từ quan điểm của nhiều bên liên quan
8 trang 49 0 0 -
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên
5 trang 49 0 0 -
Phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
5 trang 48 0 0 -
27 trang 45 0 0
-
Đa dạng văn hóa, du lịch sinh thái và giá trị di sản: Vấn đề cụ thể của vùng Madagascar
8 trang 44 0 0 -
11 trang 43 0 0
-
Du lịch sinh thái và đối sách phát triển du lịch bền vững
4 trang 43 0 0 -
Du lịch đồng bằng sông Cửu Long đặc trưng và hội nhập
4 trang 42 0 0 -
Tiểu luận: Dự án quy hoạch khu du lịch bãi vòng Phú Quốc
44 trang 42 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
4 trang 39 1 0