Danh mục

Kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 492.06 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày đặc điểm tình hình; một số kết quả nổi bật qua 10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới và những hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng UBND TỈNH SÓC TRĂNG KẾT QUẢ 10 NĂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NHỮNG TỒN TẠI, THÁCH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG Về đặc điểm tình hình Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được tái lập vào tháng 4/1992, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; phía Đông Nam giáp biển Đông. Tỉnh Sóc Trăng có 08 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố, với 109 xã, phường, thị trấn và 775 ấp, khóm, trong đó có 80 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Dân số của tỉnh gần 1,3 triệu người; trong đó, dân tộc Kinh là 64,24%, dân tộc Khmer là 30,71%, dân tộc Hoa là 5,02% và dân tộc khác là 0,03%. Tỉnh Sóc Trăng có diện tích tự nhiên là 3.311 km2, với chiều dài bờ biển 72 km. Một số kết quả nổi bật qua 10 năm thực hiện Chươn trình nông thôn mới Trước hết, có thể nói, cho đến nay chưa có Chương trình nào hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do đây là Chương trình có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Do đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cũng xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện. Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, số tiêu chí đạt được bình quân của tỉnh Sóc Trăng là 15,69 tiêu chí/xã, tăng 12,09 tiêu chí so với trước khi triển khai thực hiện Chương trình; cụ thể, có 37 (42,25%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; 11 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 12 -14 tiêu chí. Thị xã Ngã Năm đang hoàn tất hồ sơ trình công nhận thị xã hoàn thành nhiệm nông thôn mới và huyện Mỹ Xuyên đã hoàn tất 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đang tổ chức triển khai những tiêu chí huyện nông thôn mới, phấn đấu quý I/2020 sẽ trình Trung ương công nhận. Thành quả đạt được đó là nhờ huy động nguồn lực của địa phương kết hợp với sự đầu tư của Trung ương lựa chọn các mục tiêu một cách rõ ràng để tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm, mang tính đột phá,… Tính chung sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình, tỉnh Sóc Trăng đã huy động 14.246.884 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 707.568 triệu đồng, ngân sách địa phương 999.646 triệu đồng, vốn lồng ghép 5.002.554 triệu đồng, vốn tín dụng 5.682.148 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 5.682.148 triệu đồng, vốn dân 1.139.211 triệu đồng. Riêng giai đoạn 2016 - 2018, đối với những địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, ngoài nguồn vốn Trung ương, lồng ghép các nguồn khác thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung đầu tư thêm gần 210 tỷ đồng đảm bảo các địa phương đạt chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí nông thôn mới. Ngoài ra, để huy động nguồn lực của dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017; cụ thể “Hàng năm, Ngân sách tỉnh bố trí 30 tỷ đồng (mỗi huyện, thị xã 03 tỷ đồng) để hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. Nếu các địa phương huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, và nhân dân,... đóng góp trên 50% 139 giá trị công trình thì được sử dụng khoản kinh phí 03 tỷ đồng nêu trên để thực hiện”. Tính riêng hai năm 2018 - 2019, toàn tỉnh đã triển khai 49 công trình giao thông, dài 61,17 km, với tổng kinh phí 186.050 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 91.766 triệu đồng, nhân dân đóng góp đất đai, hoa màu, ngày công, tiền mặt với giá trị 94.283 triệu đồng. Xây dựng nông thôn mới phải xuất phát từ người dân, “dân đóng vai trò chủ thể”, do đó ngay từ mới khi bắt đầu thực hiện Chương trình, Ban Dân vận Tỉnh ủy Sóc Trăng đã nghiên cứu và thiết kế 11 nội dung thực hiện Chương trình. Đây là 11 công việc mà nhân dân cần thực hiện để tham gia xây dựng nông thôn mới. Sang giai đoạn 2, trên cơ sở 11 nội dung, Ủy ban nhân dân đã bổ sung và ban hành Quyết định số 217/QĐ-UBND quy định và vận động nhân dân đăng ký và thực hiện 15 tiêu chí hộ nông thôn mới, các ấp thực hiện 07 tiêu chí ấp nông thôn mới. Những tiêu chí này tập trung vào những công việc hàng ngày của gia đình như nhà cửa ngăn nắp có hàng rào, cột cờ, ảnh Bác, hố xí hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, tham gia bảo hiểm y tế, sản xuất, vươn lên thoát nghèo,… Từ đó, xây dựng nông thôn mới đã thật sự trở thành phong trào rộng khắp. Nhân dân tích cực góp công lao động, hiến đất làm cầu, đường, đóng góp tiền, vật liệu xây dựng, đóng góp tinh thần và động viên người thân có điều kiện tham gia,…; cụ thể, người dân đã đóng góp 8% trong tổng nguồn lực thực hiện Chương trình. Có những doanh nghiệp đóng góp trên 05 tỷ đồng, hoặc cũng có hộ dân hiến đất trên 8.000 m2, đóng góp trên 200 triệu đồng,… Những thành tích này đã được ghi nhận và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 02 cá nhân. Thành tựu này, trước hết là sự chỉ đạo sâu sắc, quyết liệt và thường xuyên của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự tích cực trong triển khai thực hiện của đội ngũ tham mưu. Đặc biệt nhất là những chính sách đặc thù của tỉnh để khơi dậy phong trào, tạo thành khí thế sôi nổi để tạo động lực tích cực tham gia, đối ứng của nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình. Về nông thôn ngày nay, hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm,… cơ bản đã phủ khắp; văn hóa, xã hội phát triển; hệ thống chính trị được củng cố, chất lượng hoạt động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp được nâng cao. Đội ngũ cán bộ ở cơ sở trưởng thành hơn nhiều trong quá trình xây dựng nông thôn mới từ nhận thức, năng lực, trách nhiệm tới sự sâu sát, gắn bó với nhân dân. Đời sống của người dân nông thôn phát triển một cách rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 7%, phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn dướ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: