Danh mục

Kết quả điều trị chấn thương lách tại Bệnh viện Thống Nhất

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu này giúp đánh giá kinh nghiệm và kết quả điều trị các trường hợp vỡ lách do chấn thương tại Bệnh viện Thống Nhất từ năm 2009-2011 đối với tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị vỡ lách tại Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2009-2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả điều trị chấn thương lách tại Bệnh viện Thống NhấtY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012Nghiên cứu Y họcKẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG LÁCHTẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT (1/2009- 12/2011)Nguyễn Khánh Vân*, Lê Tiến Dũng*TÓM TẮTĐặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu này giúp đánh giá kinh nghiệm và kết quả điều trị các trường hợpvỡ lách do chấn thương tại bệnh viện Thống Nhất từ năm 2009- 2011.Đối tượng: Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị vỡ lách tại BVTN giai đoạn 2009-2011.Phương pháp: Hồi cứu thống kê mô tả.Kết quả: 20 bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị, tuổi trung bình là 33,55 ± 12,18. Tỉ lệ nam: nữ là 19:1. Có 70% bệnh nhân vào viện trước 6 giờ sau khi chấn thương 4 trường hợp choáng ngay khi vào viện. Dấuhiệu tổn thương hạ sườn trái là 65%. Siêu âm phát hiện 95% dịch trong ổ bụng. CTscan được thực hiện trên85%. Vỡ lách độ IV chiếm tỷ lệ 7/20 (35%) các trường hợp. Dịch nhiều trong ổ bụng là 8/20 (40%). Điều trị bảotồn được thực hiện 45% bệnh nhân và trong nhóm này vỡ lách độ IV chiếm 25%. Không có tử vong và biếnchứng được ghi nhận. Thời gian nằm viện trung bình là 7,78 ngày.Kết luận: Đối tượng thường bị chấn thương vỡ lách là nam giới trong độ tuổi lao động. Chấn thươngthường nặng và kết hợp nên bệnh nhân thường vào viện sớm. Siêu âm là cận lâm sàng nhanh chóng và đáng tincậy. CT là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Dấu hiệu chỉ điểm chấn thương lách là dấu trầyxước vùng hạ sườn trái. Choáng ngay khi vào viện và dịch nhiều trong ổ bụng có tỉ lệ phẫu thuật cao. Có thểđiều trị bảo tồn được những trường hợp vỡ lách độ lớn.Từ khóa: chấn thương láchABSTRACTTHE RESULTS OF TREATMENT IN SPLENIC INJIURYS AT THONG NHAT HOSPITAL DURINGPERIOR 1/2009 – 12/2011Nguyen Khanh Van, Le Tien Dung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 307 - 314Ojective: The study helps evaluate the experiences and results of treatments in case of splenic injurys atThong Nhat hospital during period 2009 – 2011.Patients: All patients of ruptured spleen were diagnosed and treated at Thong Nhat hospital during period2009 - 2011Methods: Retrospective study, descriptive stastistics.Result: 20 patients were diagnosed and treated. The average ages were 33.55 ± 12.18. Ratio of male overfemale was 19: 1. 70% patients were come to the hospital 6 hours early after getting injured. There were 4 casesgot shock immediately since they were moved to hospital. The traumatized sign of abdominal wall at upper leftquarter abdominal were 65%. 95% of cases was detected hemoperitoneum as doing sonography 85% of cases weretaken CT scan. Ruptured spleen grades IV was 35% of cases.The large amount of hemoperitoneum was 40% ofcases. The non-operation management was treated for 45% of all of patients and grades 4 took 25% of them. There* Bệnh viện Thống Nhất TPHCMTác giả liên lạc: Bs.Nguyễn Khánh VânĐT: 0913741122Email: teovandoc_2006@yahoo.comHội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012307Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012Nghiên cứu Y họcwere no mobidity and mortality recorded. The average time of hospital stay was 7.78 days.Conclusion: People, who easily get ruptured spleen are male in working age. The injuries are usuallyserious and associated injury. Therefore patients are usually moved to hospital early. The sonography was a meanof paraclinical that could do fast with high confidence. CT is the golden standard in diagnosis, follow-up andtreatments. The traumatized sign of abdominal wall at upper left quarter abdominal suggest a splenic injury. Aninitial shock and large amount of hemoperitoneum had high operative rate. The high grades of splenic injuryscould be treated non-operation managementKey words: splenic injiurysĐẶT VẤN ĐỀPhương pháp nghiên cứuỞ những thành phố lớn, cùng với sự pháttriển về kinh tế xã hội, chấn thương bụng kín tainạn giao thông và tai nạn sinh hoạt rất thườnggặp. Trong đó lách là cơ quan bị tổn thươngthường gặp nhất. Trước đây, khác với trẻ em, ởngười trưởng thành hầu hết phải phẫu thuật cắtlách để cứu sinh mạng bệnh nhân.- Hồi cứu thống kê mô tả. Sử dụng phầnmềm thống kê SPSS 20.0.Ngày nay, nhờ sự tiến bộ vượt bực của cácphương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm,CT-scan cũng như những tiến bộ trong điều trịhồi sức, thầy thuốc lâm sàng có thể đánh giáchính xác và nhanh chóng mức độ tổn thươngcủa lách và đã điều trị thành công không mổ60% trường hợp vỡ lách ở cả người lớn và trẻem. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để lựa chọn bệnhnhân điều trị mổ và không mổ còn nhiều tranhcãi.Mục đích nghiên cứu này nhằm đánh giákinh nghiệm và kết quả điều trị những trườnghợp vỡ lách chấn thương tại BV Thống Nhất1/2009-11/2011.Mục tiêu nghiên cứu- Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâmsàng của những bệnh nhân vỡ lách.- Đánh giá độ an toàn và hiệu quả củaphương pháp điều trị không mổ.ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: