Danh mục

Kết quả điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản qua nội soi sau phúc mạc tại Bệnh viện Việt Đức

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.12 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả ban đầu loại phẫu thuật này tại khoa tiết niệu Bệnh viện Việt Đức. Nghiên cứu tiến hành trên 42 bệnh nhân được mổ nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản qua nội soi sau phúc mạc tại Bệnh viện Việt Đức Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN - NIỆU QUẢN QUA NỘI SOI SAU PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Minh, Hoàng Long TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc (NSSPM) điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản (BT-NQ) được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá kết quả ban đầu loại phẫu thuật này tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 42 bệnh nhân (BN) được mổ NSSPM điều trị hẹp khúc nối BT - NQ từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2015. Kết quả: Nghiên cứu có 26/42 BN nam chiếm tỷ lệ 61,9% và nữ chiếm 38,1%. Độ tuổi trung bình là 32,4 ± 15,7 tuổi (17 - 57 tuổi). Can thiệp bên phải 19 BN và bên trái là 23 BN. Thời gian mổ trung bình: 105,42 ± 21,67 phút (35 - 210). Lượng máu mất trong mổ trung bình: 33,15 ml (10 - 90). Thời gian nằm viện trung bình: 5,8 ± 2,3 ngày (3 - 11). Kết quả thành công đạt 96,3%. 1BN (2,3%) chuyển mổ mở do BT - NQ phù nề, viêm dính. Có 12 trường hợp phát hiện nguyên nhân hẹp khúc nối do dải xơ hoặc mạch máu bất thường chèn ép. Theo dõi sau mổ có 1 BN rò nước tiểu phải nội soi ngược dòng đặt lại ống thông JJ. Tất cả BN khám lại sau 1 tháng, 39 BN khám lại sau 3 tháng với tỉ lệ đạt kết quả tốt trên siêu âm và niệu đồ tĩnh mạch là 92%. Kết luận: Phẫu thuật NSSPM điều trị hẹp khúc nối BT-NQ cho kết quả tương đương với mổ mở, nhưng rút ngắn được thời gian nằm viện và mang tính thẩm mỹ cao hơn. Từ khóa: Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc. ABSTRACT RESULTS OF TREATMENT FOR URETEROPELVIC JUNCTION OBSTRUCTION (UPJO) BY RETROPERITONIAL LAPAROSCOPIC SURGERY AT VIET DUC HOSPITAL Nguyen Huy Hoang, Nguyen Duc Minh, Hoang Long * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 146 - 150 Introduction: Retroperitoneal Laparoscopic repair of UPJO was widely applied in the world. Our study aims to evaluate initial results of this surgery in Urology department of Viet Duc Hospital. Material and Methods: Prospective descriptive study 42 patients are operated to repair of UPJO by retroperitoneal laparoscopic approach during the period from January 2012 to May 2015. Results: 42 patients include 26 males accounted for 61.9% and women accounted for 38.1%. The average age was 32.4 ± 15.7 years (17-57 years). The right has 19 patients and 23 in the left. Average operation time: 105.42 ± 21.67 minutes (45-210). The mean amount of blood lost during surgery: 33.15 ml (10-90). Average length of hospital stay: 5.8 ± 2.3 days (3-11). Results achieved 96.3% success. 1 patient (2.3%) has been converted to open due to the adhesive inflammations of UPJO and retroperitoneal cavity. There are 12 cases which their ureteropelvic junction segment has been compressed by fibrous tapes or abnormal blood vessel. There is 1 case of urinary fistula after surgery required to reset JJ catheter by retrograde ureteroscope. All of the patients have been follow-up after 1 month, 39 patients after 3 months, who achieved good results on ultrasound and IVU is 92%. Conclusions: Retroperitoneal laparoscopic repair to treat UPJO achieves results similar to open surgery, but * Bệnh viện Việt Đức Tác giả liên lạc: PGS.TS. Hoàng Long 146 ĐT: 0912390514 Email: hoanglong70@gmail.com Chuyên Đề Thận – Niệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học shorten the length of hospital stay and higher aesthetic. Key words: Ureteropelvic Junction Obstruction, Retroperitoneal laparoscopic surgery. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản (BT - NQ) là dị tật bẩm sinh mà nguyên nhân do giải phẫu hoặc chức năng gây chít hẹp khúc nối làm cản trở lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản gây nên hiện tượng ứ nước thận, lâu dài dẫn đến suy giảm chức năng thận. Hiện nay, sự phát triển của chẩn đoán sớm trước sinh đã giúp cho tỉ lệ phát hiện bệnh ở trẻ em đã được cải thiện nhưng phần lớn các trường hợp bệnh diễn biến âm ỉ nên các triệu chứng bệnh lý thường biểu hiện ở tuổi thanh niên, trung niên hoăc thậm chí muộn hơn(3). Điều trị hẹp khúc nối BT NQ bằng phẫu thuật mở dựa trên nguyên tắc tạo hình theo phương pháp Anderson - Hynes đã được biết đến với tỉ lệ thành công trên 90%(1). Tuy nhiên bệnh nhân (BN) phải chịu vết mổ lớn gây ảnh hưởng về thẩm mỹ, những sang chấn lớn về tâm lý do phẫu thuật mở và thời gian hậu phẫu kéo dài. Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi niệu quản xẻ rộng khúc nối hẹp cũng được sử dụng để điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công thấp hơn mổ mở 10 - 20% nhất là trong các trường hợp thận ứ nước đài bể thận giãn to hoặc chức năng thận giảm nhiều. Ngoài ra, phương pháp này còn chống chỉ định trong trường hợp có mạch máu bất thường chèn ép do nguy cơ chảy máu trong và sau mổ. Đánh giá kết quả ban điều trị hẹp khúc nối bể thận - ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: