Nghiên cứu này đã xác định quan hệ tuyến tính giữa lượng mưa và ẩm độ đất với năng suất theo tháng của cây chè, theo đó ở những tháng có lượng mưa ít, ẩm độ đất thấp dưới 30% thì năng suất của cây chè sẽ giảm xuống dưới 3 tạ/ha (thấp nhất 0,14 tạ/ha). Như vậy, lượng mưa từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm tại Phú Thọ sẽ không đảm bảo đủ ẩm độ đất cho cây chè để đạt sản lượng tốt. Để có thể sản xuất chè Đông Xuân hiệu quả cần phải tưới nước bổ sung, nâng cao ẩm độ đất. Tưới nước bổ sung đã làm tăng số lứa hái chè vụ Đông Xuân, tăng tổng sản lượng/vụ lên 300-500%, đồng thời đảm bảo được phẩm cấp chè nguyên liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ đất và tưới nước đến sản xuất chè vụ Đông Xuân tại Phú ThọHội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM ĐỘ ĐẤT VÀ TƯỚI NƯỚC ĐẾN SẢN XUẤT CHÈ VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI PHÚ THỌ Phan Chí Nghĩa1, Nguyễn Văn Toàn2 Khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Hùng Vương 2 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc 1 TÓM TẮT Sản xuất chè Đông Xuân giúp nâng cao thu nhập cho người dân đang là một xu thế. Tuy nhiên, sản lượng chè Đông Xuân rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Nghiên cứu này đã xác định quan hệ tuyến tính giữa lượng mưa và ẩm độ đất với năng suất theo tháng của cây chè, theo đó ở những tháng có lượng mưa ít, ẩm độ đất thấp dưới 30% thì năng suất của cây chè sẽ giảm xuống dưới 3 tạ/ha (thấp nhất 0,14 tạ/ha). Như vậy, lượng mưa từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm tại Phú Thọ sẽ không đảm bảo đủ ẩm độ đất cho cây chè để đạt sản lượng tốt. Để có thể sản xuất chè Đông Xuân hiệu quả cần phải tưới nước bổ sung, nâng cao ẩm độ đất. Tưới nước bổ sung đã làm tăng số lứa hái chè vụ Đông Xuân, tăng tổng sản lượng/vụ lên 300 - 500%, đồng thời đảm bảo được phẩm cấp chè nguyên liệu. Sản xuất chè vụ Đông Xuân làm suy giảm tổng sản lượng hàng năm của chè từ 6.230 kg/ha/năm xuống 5.540 kg/ha/năm, tuy nhiên lại làm tăng lãi thuần 41.100.000 đồng/ha/năm so với sản xuất chè xanh truyền thống. Từ khóa: Chè, Đông Xuân, tưới nước bổ sung, tỉnh Phú Thọ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây chè là loại cây có xuất xứ từ rừng nhiệt đới, yêu cầu về lượng mưa hàng năm thích hợp cho cây chè là 1.500 – 2.400 mm, hàng tháng là trên 100 mm. Tuy nhiên, khí hậu đặc thù ở miền Bắc nước ta có đặc điểm nóng ẩm vào vụ Hè Thu và hanh khô ở vụ Đông Xuân, điều này làm cho việc canh tác cây chè chỉ diễn ra vào các tháng vụ Hè Thu là chủ yếu. Những nghiên cứu của Lê Tất Khương (1997) nhận thấy việc tưới nước cho chè và kết hợp giữa tưới nước và tủ giữ ẩm cho chè trong các tháng mùa đông (tháng 10 - tháng 12) làm tăng năng suất chè vụ Đông từ 88,2% đến 110,7%. Điều này mở ra triển vọng nghiên cứu các kỹ thuật làm tăng năng suất chè vụ Đông Xuân, giúp rải vụ thu hoạch, giảm tải sức ép về việc thiếu nguyên liệu và sản phẩm phục vụ chè nội tiêu trong những tháng Đông Xuân. Trong các kỹ thuật áp dụng, việc xác định lượng nước tưới bổ sung mà cây cần trong các tháng thiếu nước là rất quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của ẩm độ đất và tưới nước đến việc sản xuất chè xanh vụ Đông Xuân” đã được đã tiến hành. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Theo dõi ẩm độ đất tại khu thí nghiệm trồng giống chè Kim Tuyên. Bố trí diện tích toàn ô thí nghiệm 100 m2. Theo dõi liên tục trong 1 năm từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014. Mẫu đất phân tích được lấy độ sâu 0 - 30 cm theo cách lấy mẫu hỗn hợp (TCVN 5297:1995) mỗi tháng lấy mẫu 1 lần, lấy vào những ngày khô ráo (sau ngày mưa ít nhất 7 ngày). Phương pháp: lấy mẫu đất, sau đó sấy khô cho đến khi khối lượng không thay đổi, sáu đó tính ẩm độ theo công thức: Ẩm độ đất H (%) = { (M1 – M2)/M1} x 100. M1: khối lượng đất trước khi sấy. M2: khối lượng đất sau khi đã sấy khô kiệt. H: ẩm độ đất (%). Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng sản xuất chè Đông Xuân của giống Kim Tuyên. Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm có 4 công thức, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 50 m2. Bắt đầu tưới tháng 11 đến tháng 2 năm sau, trong đó mỗi ô gồm 5 hàng chè: hàng cách hàng là 1,4 m, chiều dài 1 ô 7,2 m. 1107 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Công thức thí nghiệm: MT0: Không tưới (đối chứng) MT2: Tưới 2 m3/50 m2/tháng MT3: Tưới 3 m3/50 m2/tháng MT4: Tưới 4 m3/50 m2/tháng Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả của sản xuất - Thử nếm cảm quan: Chè xanh được chế chè vụ Đông Xuân và sản xuất chè xanh truyền biến thủ công, đánh giá kết quả thử nếm cảm thống. quan theo TCVN 3218 - 1993. Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm có 2 công thức, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 50 m2. 3.1. Quan hệ của lượng mưa, ẩm độ đất đến năng suất của giống chè Kim Tuyên Bắt đầu tưới tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Chúng tôi đã theo dõi biến động lượng Trong đó mỗi ô gồm 5 hàng chè: hàng mưa và ẩm độ đất được đo tại tầng đất 0 - 30 cm cách hàng là 1,4 m, chiều dài 1 ô là 7,2 m. tại Phú Hộ, Phú Thọ trong năm 2014 và nhận Công thức thí nghiệm: thấy: lượng mưa phân bố rõ rệt thành mùa Đông CT1: Sản xuất chè xanh theo phương Xuân bắt đầu từ tháng 11 kết thúc vào tháng 2 với lượng mưa rất thấp (18,2 - 77,7 mm). Điều thức truyền thống (theo 10 TCN 745:2006). CT2: Sản xuất chè vụ Đông Xuân bằng này không đảm bảo lượng mưa tối thiểu theo yêu cầu sinh thái của cây chè (<100 mm). phương pháp tưới bổ sung. Mùa Hè Thu đánh dấu bằng trận mưa rào đầu tiên vào ngày 5/4/2014 sau đó kéo dài đến + Năng suất và các yếu tố cấu thành tháng 10. Ở ...