Danh mục

Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh vườn chè Shan cổ thụ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.67 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết đề cập chè Shan cổ thụ Lũng Phìn trồng trên vùng cao núi đá, sản phẩm chè chất lượng nổi tiếng cả nước. Người dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên vườn chè Shan cổ thụ sinh trưởng yếu, nhiều cành tăm hương và búp mù cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chè xanh không đồng đều. Một số biện pháp thâm canh vườn chè Shan cổ thụ Lũng Phìn đã được tác giả nghiên cứu và cho kết quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh vườn chè Shan cổ thụ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT THÂM CANH VƯỜN CHÈ SHAN CỔ THỤ LŨNG PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Hồng Lam, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Hữu La, Nguyễn Thị Thanh Hải, Trần Quang Việt, Nguyễn Thị Kiều Ngọc TÓM TẮT Chè Shan cổ thụ Lũng Phìn trồng trên vùng cao núi đá, sản phẩm chè chất lượng nổi tiếng cả nước. Người dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên vườn chè Shan cổ thụ sinh trưởng yếu, nhiều cành tăm hương và búp mù cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chè xanh không đồng đều. Một số biện pháp thâm canh vườn chè Shan cổ thụ Lũng Phìn đã được chúng tôi nghiên cứu và cho kết quả. Biện pháp đốn phớt tháng 12 hàng năm cây chè có diện tích tán lớn đạt 36,49 m2, năng suất trung bình năm cao 4,90 kg/cây. Kỹ thuật hái chè Shan cổ thụ khi búp chè đủ 4-5 lá thật hái chừa 1-2 lá cho năng suất cao hơn phương thức canh tác chè Shan truyền thống 73,5578,82%, sản phẩm sau chế biến có điểm thử nếm cảm quan đạt cao từ 17,00 - 17,30 điểm ở vụ tháng 9 và tháng 3. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh ở mức 3 tấn/ha tương ứng với 3kg phân vi sinh/cây cho năng suất vươt trội đạt 5,58 tấn/ha so với canh tác truyền thống chỉ thu được 2,34 tấn búp. Bên cạnh đó bón bổ sung 3 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh còn cho chất lượng nguyên liệu chè với hàm lượng chất hòa tan, axitamin TS, đường TS và chất lượng đánh giá qua thử nếm cảm quan cao hơn so với biện pháp canh tác truyền thống. Từ khóa: Chè Shan cổ thụ, kỹ thuật đốn, hái, phân bón hữu cơ, năng suất, chất lượng cao I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hà Giang là một trong những tỉnh có sản phẩm chè Shan nổi tiếng trên cả nước, trong đó Shan Lũng Phìn có đặc điểm riêng như trồng trên vùng cao núi đá, diện tích lá nhỏ, búp nhỏ, nhiều tuyết, sản phẩm có vị ngậy, hương thơm tự nhiên, hàm lượng axit amin cao và chất lượng tốt. Diện tích chè Shan Lũng Phìn khoảng 300 ha, tập trung tại xã Lũng Phìn của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cây chè Shan Lũng Phìn có vai trò quan trọng trong thu nhập kinh tế hộ tại địa phương. Người dân tại xã Lũng Phìn coi thu thập từ cây chè Shan là một trong nguồn thu chính, cùng với lợi thế về điều kiện khí hậu và địa hình, giá trị từ cây chè Shan luôn ổn định hơn các mặt hàng nông nghiệp khác. Tuy nhiên do trồng bằng hạt chưa chọn lọc, mật độ trồng không đồng đều, kỹ thuật chăm sóc đốn hái chưa tốt, khiến búp thưa, nhiều búp mù, nhiều cành tăm hương, khó thu hái, năng suất thấp, chất liệu búp chè nguyên liệu chưa cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng và năng suất cây chè Shan Lũng Phìn bằng các biện pháp canh tác nhăm cải tạo vườn chè Shan cổ thụ là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nội dung “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác vườn chè Shan cổ thụ nâng cao năng suất, chất lượng chè Lũng Phìn”. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Quần thể cây chè Shan cổ thuộc xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Với mật độ qui ra 800 - 1.000 cây/ha. Năng suất chè búp tươi điều tra trước khi tiến hành thí nghiệm ước đạt 2,0 - 2,5 tấn/ha. Chè Shan trồng trên 70 năm tuổi. Phân bón vi sinh sông Gianh có thành phần: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%; Trung lượng: Ca: 1,0; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1x 106 CFU/g; Azotobacter: 1x106 CFU/g; Aspergillus sp: 1x106 CFU/g. Phân chuồng: phân của vật nuôi hoai mục đạt chất lượng 60%. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) mỗi công thức gồm 50 cây chè Shan cổ thụ Lũng Phìn. 2.2.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đốn chè Shan cổ thụ Lũng Phìn Thí nghiệm gồm 4 công thức như sau: 680 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  CT1: Theo truyền thống người dân; CT2: Đốn phớt vào tháng 12 hàng năm; CT3: Đốn phớt vào tháng 4-5 hàng năm; CT4 đốn đau cách mặt đất 3m (năm sau tiến hành đốn phớt). III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật hái thích hợp cho chè Shan cổ thụ Lũng Phìn Chè Shan có chu kỳ sống dài, trong điều kiện tự nhiên hoặc được trồng phân tán chu kỳ sống của cây chè có thể kéo dài hàng trăm năm hoặc lâu hơn. Chè Shan có dạng hình thân gỗ, cao từ 6 – 10m, hàng năm tiến hành đốn tỉa tạo ra bộ khung tán cây chè chắc khỏe, số lượng cành thích hợp và cân đối, cây chè cho sản lượng cao. Thí nghiệm gồm 3 công thức các công thức như sau: CT1: Theo truyền thống người dân; CT2: Khi búp chè có 4-5 lá thật hái chừa 2 lá thật; CT3: khi búp chè có 4-5 lá thật hái chừa 1 lá. 2.2.3. Nghiên cứu bón phân hữu cơ cho chè Shan Lũng Phìn Thí nghiệm gồm 5 công thức, gồm các công thức như sau: CT1: Bón 20 tấn phân chuồng/ha tương ứng 20kg/cây; CT2: Bón phân vi sinh 2000 kg/ha tương ứng 2kg/cây; CT3: Bón phân vi sinh 2500 kg/ha tương ứng 2,5kg/cây; CT4: Bón phân vi sinh 3000 kg/ha tương ứng 3kg/cây; CT5: canh tác truyền thống Phương pháp bón: cuốc xung quang gốc chè sâu 20cm, cách gốc 50-50cm, rải phân và lấp kín. Thời điểm bón 1 lần trong năm vào tháng 4-5 hàng năm. - Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: + Đánh giá các chỉ tiêu hình thái, sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè Shan theo các phương pháp thông dụng về nghiên cứu chè. + Xử lý số liệu theo phần mềm Excel, IRRISTAT + Thời gian nghiên cứu được tiến hành: từ năm 2013 – 2015. 3.1. Ảnh hưởng của biện pháp đốn đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Shan cổ thụ Lũng Phìn Biện pháp đốn đến sinh trưởng của cây chè Shan cổ thụ thông qua diện tích tán tán cây. Công thức canh tác truyền thống của người dân (CT1) có chiều cao cây và chiều rộng tán lớn hơn các công thức tác động biện pháp đốn khác, với chiều cao cây đạt 7,24m và chiều rộng tán 6,7m. Ngược lại, công thức đốn đau (CT4) có chiều cao cây (3,48m) và chiều rộng tán (4,2m) thấp nhất. Giữa hai công thức đốn phớt (CT2) và (CT3) không có sự khác nhau rõ rệt về chỉ tiêu chiều cao cây và chiều rộng tán, phản ánh thời gian đốn lửn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: