Danh mục

Kết quả sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235GQ9312, GQ1235

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời gian 03 năm từ 2013-2015, Dự án: Sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235, mã số KC.06.DA18/11-15 đã sản xuất được 10.256 ổ trứng cấp 1 của 03 cặp lai nhị nguyên GQ93, GQ12 và GQ35 đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng đủ số lượng trứng giống nhị nguyên cho sản xuất trứng tứ nguyên. Sản xuất thử nghiệm được 50.000 vòng trứng cấp 2 giống tằm lai tứ nguyên GQ9312 và GQ1235, trong đó giống GQ9312 là 25.484 vòng và giống GQ1235 là.24.516 vòng. Để biết thêm về kết quả của nghiên cứu mời các bạn tham khảo kỹ bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235GQ9312, GQ1235 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM HAI GIỐNG TẰM LAI TỨ NGUYÊN GQ9312, GQ1235 Nguyễn Thị Len và CS TÓM TẮT Trong thời gian 03 năm từ 2013 – 2015, Dự án: Sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235, mã số KC.06.DA18/11-15 đã sản xuất được 10.256 ổ trứng cấp 1 của 03 cặp lai nhị nguyên GQ93, GQ12 và GQ35 đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng đủ số lượng trứng giống nhị nguyên cho sản xuất trứng tứ nguyên. Sản xuất thử nghiệm được 50.000 vòng trứng cấp 2 giống tằm lai tứ nguyên GQ9312 và GQ1235, trong đó giống GQ9312 là 25.484 vòng và giống GQ1235 là 24.516 vòng. Chất lượng trứng giống tứ nguyên đảm bảo tiêu chuẩn, tỷ lệ trứng nở đạt 93,26 96,20%, tỷ lệ trứng không thụ tinh thấp chỉ từ 1,77 - 2,21%, trứng sạch bệnh, tỷ lệ bệnh gai là 0%. Hai giống tằm lai tứ nguyên thích hợp cho nuôi ở vụ xuân, vụ thu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, quanh năm ở miền núi phía Bắc, ngoài ra giống GQ1235 còn nuôi được ở vụ đầu hè và cuối hè vùng đồng bằng sông Hồng. Nuôi giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 cho năng suất kén trung bình đạt 13,2 kg/vòng trứng, cao hơn so với giống nhập nội của Trung Quốc là LQ2 14,78%. Một hécta dâu/năm cần 120 vòng trứng giống, nuôi giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 cho năng suất kén 1536-1.632 kg, thu nhập từ 168,96 -179,52 triệu đồng/ha, cao hơn 204 kg kén và thu nhập tăng thêm 22,44 triệu đồng/ha so với nuôi giống LQ2. Số lượng trứng giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 dự án đã sản xuất ra đáp ứng số lượng trứng giống tằm cần thiết cho 416 ha dâu, số diện tích dâu này nuôi giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 sẽ cho lợi nhuận tăng thêm so với nuôi giống LQ2 là 9.335 triệu đồng. Từ khóa: Tằm lai tứ nguyên, năng suất kén, trứng tằm, hiệu quả kinh tế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc sử dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi do con lai có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so bố mẹ chúng (Trần Đình Long, 1997). Đối với sản xuất Dâu tằm tơ, nếu chỉ dừng ở chọn tạo giống nguyên thì công tác chọn tạo giống chưa thực sự có ý nghĩa mà sản xuất chủ yếu chỉ sử dụng giống lai. Hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 là giống lưỡng hệ kén trắng được tạo ra nhờ sử dụng ưu thế lai F1 nên khả năng chống chịu của 2 giống tằm này với điều kiện sinh thái bất lợi (nóng ẩm và môi trường có nguồn bệnh) khoẻ hơn, lượng lá dâu giảm 4,395,89%, chiều dài tơ đơn tăng 11%, khối lượng kén tăng 10,40% và năng suất kén vượt từ 1230 % so với giống bố mẹ. Hai giống tằm tứ nguyên GQ9312, GQ1235 thích hợp nuôi vụ xuân, vụ thu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và quanh năm ở miền núi phía Bắc, ngoài ra giống GQ1235 còn nuôi được ở vụ đầu hè và cuối hè vùng đồng bằng sông Hồng, năng suất kén bình quân từ 12,00-14,77 kg/vòng trứng (Nguyễn Thị Đảm, 2011). Phát triển hai giống tằm tứ nguyên GQ9312, GQ1235 ra sản xuất nhằm thay thế 738 dần giống cũ, năng suất, chất lượng thấp, chủ động nguồn trứng giống chất lượng, hạn chế dần việc nhập trứng từ Trung Quốc (nhập giống qua đường tiểu ngạch, không qua kiểm dịch) và sự lây lan dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả ngành sản xuất Dâu tằm tơ của Việt Nam thì việc sản xuất thử nghiệm giống tằm tứ nguyên GQ9312, GQ1235 là việc làm cần thiết và có nghĩa nghĩa thực tế cao. Kết quả sản suất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 là một nội dung của Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước: Sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235, mã số KC.06.DA18/11-15 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, thời gian thực hiện từ 10/2012-9/2015. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2.1. Vật liệu thí nghiệm Gồm 06 giống bố mẹ: A1 (kén eo), 810 (kén eo), A2 (kén bầu); B46 (kén bầu), 932 (kén bầu), Tương (kén bầu). Trong đó giống A1, A2, 931 và Tương là giống tằm lưỡng hệ kén trắng được nhập nội từ Trung Quốc. Giống 810 được nhập nội từ Nhật Bản. Giống B46 là giống lưỡng hệ Việt Nam. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 2.2. Phương pháp thực hiện Hai giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 được công nhận giống TBKT theo Quyết định số 262/QĐ-CN-GSN ngày 26/10/2011. Giống tứ nguyên GQ9312 được tạo thành từ 4 giống nguyên [(932 x Tương) X (A1 x 810)]; Giống tứ nguyên GQ1235 được tạo thành từ 4 giống nguyên [(A1 x 810) X (A2 x B46)]; Để sản suất ra hai giống tằm lai tứ nguyên quy trình trải qua các bước như sau: * Bước 1: Bồi dục 4 giống nguyên tham gia làm nguyên liệu lai * Bước 2: Tiến hành lai giữa hai giống nguyên có đặc điểm hình thái tương tự nhau và không xa nhau về nguồn gốc: - Cặp lai F1 thứ nhất: Gồm 2 giống có dạng kén bầu, sức sống cao, chất lượng tơ kén khá. - Cặp lai F1 thứ hai: Gồm 2 giống có dạng kén eo, sức sống yếu, chất lượng tơ kén tốt. * Bước 3: Lai giữa hai cặp lai F1 có khác nhau về đặc điểm hình thái và xa nhau về nguồn gốc địa lý tạo thành cặp lai tứ nguyên. 3.1. Kết quả sản xuất thử nghiệm giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 Để đảm bảo sản xuất đủ số lượng trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 theo mục tiêu đề ra là 50.000 vòng Dự án đã tiến hành thực hiện như sau: * Hợp đồng thực hiện: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, khả năng về chuyên môn, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của các đơn vị phối hợp. Cơ quan chủ trì cùng với chủ nhiệm Dự án ký hợp đồng sản xuất trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 với Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu và các Bộ môn nghiên cứu trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương với số lượng trứng giống được giao cho từng đơn vị trong thời gian 03 năm như sau: - Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu: 14.500 vòng trứng - Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương: 12.000 vòng trứng * Bước 4: Bảo quản, hãm lạnh và xử lí axít HCl trứng tằm. - Bộ môn Chọn tạo giống tằm, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương: 11.500 vòng trứng Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ trứng nở (%), tỷ lệ trứng không thụ tinh (%), tỷ lệ bệnh gai hại tằm (kiểm tra chiếu kính bệnh ga ...

Tài liệu được xem nhiều: