![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kết quả sớm của phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 308.18 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tính khả thi và kết quả sớm của phẫu thuật LIFT so với phẫu thuật cắt mở đường rò trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt.Nghiên cứu thực hiện bao gồm các trường hợp rò hậu môn xuyên cơ thắt, có một đường rò, được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/2007 đến 3/2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả sớm của phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT LIFT TRONG ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN XUYÊN CƠ THẮT Trần Thị Tranh*, Lê Châu Hoàng Quốc Chương**, Nguyễn Trung Tín** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi và kết quả sớm của phẫu thuật LIFT so với phẫu thuật cắt mở đường rò trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Phương pháp: Can thiệp lâm làng, không ngẫu nhiên, bao gồm các trường hợp rò hậu môn xuyên cơ thắt, có một đường rò, được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/2007 đến 3/2011. Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện 30 ca phẫu thuật LIFT, 30 ca phẫu thuật cắt mở đường rò. Thời gian thực hiện phẫu thuật trung bình của nhóm phẫu thuật cắt mở là 21,67 ±8,64 phút, nhóm phẫu LIFT là 28,33 ± 8,67 phút. Thời gian nằm viện tương đương giữa 2 nhóm. Thời gian lành vết thương trung bình của nhóm phẫu thuật cắt mở là 6,37 ± 2,23 tuần, nhóm phẫu thuật LIFT là 4,53 ± 1,61tuần. Phẫu thuật LIFT Có 1 trường hợp bị biến chứng chảy máu. Không có sự khác biệt về đau sau mổ giữa 2 nhóm. Tái phát trong thời gian theo dõi 3 tháng sau mổ chưa ghi nhận được trong nghiên cứu này. Kết luận: Phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt có một đường rò thực hiện an toàn và có kết quả sớm chấp nhận được so với phẫu thuật cắt mở đường rò. Từ khóa: Rò hậu môn, cắt mô xơ đường rò, LIFT, không tự chủ. ABSTRACT EARLY RESULTS OF THE LIGATION OF INTERSPHINCTERIC FISTULA TRACT FOR TRANSPHINCTERIC FISTULA Tran Thi Tranh, Le Chau Hoang Quoc Chuong, Nguyen Trung Tin * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 121 - 125 Purpose: To evaluate the feasibility and results of the ligation of intersphinteric fistula tract comparing with fistulectomy for the treatment of trans-sphincter anal fistula. Methods: The interventional research was conducted at the University Hospital of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City from May 5/2007 to 3/2011. This was a no-randomized trial included the simple transphincteric fistula. Results: We performed 30 cases of LIFT and 30 cases of fistulectomy. Duration of surgery of fistulectomy group was 21.67 ± 8.64 minutes, and the LIFTgroup was 28.33 ± 8.67 minutes. Time of hospital stay between the two groups was equivalent. Average time of wound healing of fistulectomy group was 6.37 ± 2.23 weeks, the LIFT group was 4.53 ± 1.61 weeks. There was one case of minor post-op bleeding in LIFT group. No difference in postoperative pain between two groups was recognized. Recurrence during follow-up 3 months after surgery was not recorded in this study. Conclusion: The LIFT surgery could be performed safely and had acceptable early results. Key words: Anal fistula, fistulectomy, LIFT, Incontinence. Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Tranh ĐT: 0914703941 E-mail: bstranthitranh@gmail.com. Chuyên Đề Ngoại Khoa 121 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐẶT VẤN ĐỀ Rò hậu môn là bệnh viêm nhiễm thường gặp vùng hậu môn trực tràng, đa số bệnh phát sinh từ nhiễm trùng khe tuyến, được xếp vào loại nhiễm khuẩn không đặc hiệu. Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật cần đạt được là khỏi bệnh và bảo tồn chức năng cơ thắt để tránh biến chứng tiêu không kiểm soát sau mổ(5). Sau mổ rò hậu môn không lành được do 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất có thể do phân đi vào lỗ trong của đường rò gây nhiễm khuẩn, thứ hai là phần đường rò đi giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài bị đè ép gây nên những ổ nhiễm khuẩn kín tái diễn và dai dẳng(3). Từ đó các tác giả đề nghị cột và cắt đường rò gian cơ thắt (phẫu thuật LIFT) nhằm mục đích ngăn chặn đường vào của phân qua lỗ rò trong, đồng thời loại bỏ ổ nhiễm khuẩn nằm gian cơ thắt. Phẫu thuật này không cắt cơ thắt nên sẽ bảo tồn được chức năng của cơ thắt(9). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu phẫu thuật LIFT để điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt nhằm mục tiêu đánh giá tính khả thi, an toàn, và kết quả sớm của phẫu thuật LIFT so với phẫu thuật cắt mở đường rò về thời gian lành vết thương, tỉ lệ biến chứng sau mổ nhất là phương diện tự chủ của cơ thắt hậu mô. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, có 1 đường rò hậu môn xuyên cơ thắt. Được tiến hành tại Bệnh viện Đại Học Y Dược từ 25/5/2007 đến 24/3/2011. Thời gian theo dõi ít nhất 3 tháng sau mổ. Tiêu chuẩn chọn bệnh Chọn bệnh không ngẫu nhiên cho 2 nhóm trong nghiên cứu: phẫu thuật LIFT hay phẫu thuật cắt mở đường rò (mỗi nhóm 30 bệnh nhân). Loại trừ những bệnh nhân bị rò hậu môn do nguyên nhân đặc hiệu. 122 Tiêu chuẩn đánh giá Lành vết thương(7) Độ I: Lành hoàn toàn, vết thương có biểu bì phủ trên bề mặt. Độ II: Lành vết thương có mô hạt. Độ III: Vết thương có mô hạt nhưng còn rỉ dịch mủ. Độ VI: Không lành sau 10 tuần. Đánh giá tiêu không kiểm soát bằng bảng điểm CCIS (Cl ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả sớm của phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT LIFT TRONG ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN XUYÊN CƠ THẮT Trần Thị Tranh*, Lê Châu Hoàng Quốc Chương**, Nguyễn Trung Tín** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi và kết quả sớm của phẫu thuật LIFT so với phẫu thuật cắt mở đường rò trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Phương pháp: Can thiệp lâm làng, không ngẫu nhiên, bao gồm các trường hợp rò hậu môn xuyên cơ thắt, có một đường rò, được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/2007 đến 3/2011. Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện 30 ca phẫu thuật LIFT, 30 ca phẫu thuật cắt mở đường rò. Thời gian thực hiện phẫu thuật trung bình của nhóm phẫu thuật cắt mở là 21,67 ±8,64 phút, nhóm phẫu LIFT là 28,33 ± 8,67 phút. Thời gian nằm viện tương đương giữa 2 nhóm. Thời gian lành vết thương trung bình của nhóm phẫu thuật cắt mở là 6,37 ± 2,23 tuần, nhóm phẫu thuật LIFT là 4,53 ± 1,61tuần. Phẫu thuật LIFT Có 1 trường hợp bị biến chứng chảy máu. Không có sự khác biệt về đau sau mổ giữa 2 nhóm. Tái phát trong thời gian theo dõi 3 tháng sau mổ chưa ghi nhận được trong nghiên cứu này. Kết luận: Phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt có một đường rò thực hiện an toàn và có kết quả sớm chấp nhận được so với phẫu thuật cắt mở đường rò. Từ khóa: Rò hậu môn, cắt mô xơ đường rò, LIFT, không tự chủ. ABSTRACT EARLY RESULTS OF THE LIGATION OF INTERSPHINCTERIC FISTULA TRACT FOR TRANSPHINCTERIC FISTULA Tran Thi Tranh, Le Chau Hoang Quoc Chuong, Nguyen Trung Tin * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 121 - 125 Purpose: To evaluate the feasibility and results of the ligation of intersphinteric fistula tract comparing with fistulectomy for the treatment of trans-sphincter anal fistula. Methods: The interventional research was conducted at the University Hospital of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City from May 5/2007 to 3/2011. This was a no-randomized trial included the simple transphincteric fistula. Results: We performed 30 cases of LIFT and 30 cases of fistulectomy. Duration of surgery of fistulectomy group was 21.67 ± 8.64 minutes, and the LIFTgroup was 28.33 ± 8.67 minutes. Time of hospital stay between the two groups was equivalent. Average time of wound healing of fistulectomy group was 6.37 ± 2.23 weeks, the LIFT group was 4.53 ± 1.61 weeks. There was one case of minor post-op bleeding in LIFT group. No difference in postoperative pain between two groups was recognized. Recurrence during follow-up 3 months after surgery was not recorded in this study. Conclusion: The LIFT surgery could be performed safely and had acceptable early results. Key words: Anal fistula, fistulectomy, LIFT, Incontinence. Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Tranh ĐT: 0914703941 E-mail: bstranthitranh@gmail.com. Chuyên Đề Ngoại Khoa 121 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐẶT VẤN ĐỀ Rò hậu môn là bệnh viêm nhiễm thường gặp vùng hậu môn trực tràng, đa số bệnh phát sinh từ nhiễm trùng khe tuyến, được xếp vào loại nhiễm khuẩn không đặc hiệu. Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật cần đạt được là khỏi bệnh và bảo tồn chức năng cơ thắt để tránh biến chứng tiêu không kiểm soát sau mổ(5). Sau mổ rò hậu môn không lành được do 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất có thể do phân đi vào lỗ trong của đường rò gây nhiễm khuẩn, thứ hai là phần đường rò đi giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài bị đè ép gây nên những ổ nhiễm khuẩn kín tái diễn và dai dẳng(3). Từ đó các tác giả đề nghị cột và cắt đường rò gian cơ thắt (phẫu thuật LIFT) nhằm mục đích ngăn chặn đường vào của phân qua lỗ rò trong, đồng thời loại bỏ ổ nhiễm khuẩn nằm gian cơ thắt. Phẫu thuật này không cắt cơ thắt nên sẽ bảo tồn được chức năng của cơ thắt(9). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu phẫu thuật LIFT để điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt nhằm mục tiêu đánh giá tính khả thi, an toàn, và kết quả sớm của phẫu thuật LIFT so với phẫu thuật cắt mở đường rò về thời gian lành vết thương, tỉ lệ biến chứng sau mổ nhất là phương diện tự chủ của cơ thắt hậu mô. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, có 1 đường rò hậu môn xuyên cơ thắt. Được tiến hành tại Bệnh viện Đại Học Y Dược từ 25/5/2007 đến 24/3/2011. Thời gian theo dõi ít nhất 3 tháng sau mổ. Tiêu chuẩn chọn bệnh Chọn bệnh không ngẫu nhiên cho 2 nhóm trong nghiên cứu: phẫu thuật LIFT hay phẫu thuật cắt mở đường rò (mỗi nhóm 30 bệnh nhân). Loại trừ những bệnh nhân bị rò hậu môn do nguyên nhân đặc hiệu. 122 Tiêu chuẩn đánh giá Lành vết thương(7) Độ I: Lành hoàn toàn, vết thương có biểu bì phủ trên bề mặt. Độ II: Lành vết thương có mô hạt. Độ III: Vết thương có mô hạt nhưng còn rỉ dịch mủ. Độ VI: Không lành sau 10 tuần. Đánh giá tiêu không kiểm soát bằng bảng điểm CCIS (Cl ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Nghiên cứu y học Phẫu thuật LIFT Điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt Phẫu thuật cắt mở đường rò Cắt mô xơ đường ròTài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 320 0 0 -
5 trang 313 0 0
-
8 trang 268 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 257 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 243 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 230 0 0 -
13 trang 212 0 0
-
5 trang 211 0 0
-
8 trang 210 0 0
-
9 trang 208 0 0