Danh mục

Kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau phẫu thuật sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.26 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau mổ sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau phẫu thuật sửa chữa hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toànKẾT QUẢ SỚM VÀ THEO DÕI DÀI HẠN SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮAHỒI LƯU TĨNH MẠCH PHỔI BẤT THƯỜNG HOÀN TOÀNNguyễn Thị Quý*, Hoàng Anh Khôi*, Nguyễn Minh Trí Viên*, Phan Kim Phương*TÓM TẮTHồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn (HLTMPBTHT) là một dị tật tim bẩm sinh (TBS) hiếm, chỉkhoảng 1 – 2% trẻ sanh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Biểu hiện lâm sàng khác nhau nếu hệ thống dẫn lưu tĩnhmạch bị tắc nghẽn hoặc không bị tắc nghẽn. HLTMPBTHT có tắc nghẽn cần phải được can thiệp phẫu thuật cấpcứu, trong khi HLTMPBTHT không tắc nghẽn có thể để mổ chương trình. Tuy nhiên thường được can thiệpphẫu thuật ngay khi đã được chẩn đoán. Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) sau mổ vẫn còn là vấn đề khó khăn.Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm và theo dõi dài hạn sau mổ sửa chữaHLTMPBTHT tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh.Phương pháp nghiên cứu: Từ 1993 đến 2008, 79 bệnh nhi được phẫu thuật sửa chữa triệt đểHLTMPBTHT, gồm thể trên tim (32 bệnh nhân); trong tim (45 bệnh nhân); và hỗn hợp (2 bệnh nhân). 42 nam(53,2%) và 37 nữ (46,8%). Tuổi trung bình (năm) là 3,71 ± 4,10 (1 tháng – 14 tuổi). Trọng lượng trung bình(kg) là 10,24 ± 6,08 (3,2 – 27). Tất cả bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật chỉ dựa trên kết quả siêu âm timtrước mổ. Năm bệnh nhân (8,2%) có kết hợp với các thương tổn khác ngoài tồn tại ống động mạch và thông liênnhĩ gồm thông liên thất (2), màng xơ trên van 2 lá (1); kênh nhĩ thất bán phần (1), hẹp nhánh phế quản trái bẩmsinh (1). 10 trường hợp (12,7%) có biểu hiện tắc nghẽn cần phải can thiệp mổ cấp cứu ngay sau khi điều trị nộikhoa ổn định. 58/79 bệnh nhân có TAĐMP mức độ trung bình hoặc nặng trước mổ. Xử trí TAĐMP sau mổ vớithông khí kiểm soát 02 100%, duy trì tăng thông khí nhẹ, an thần với midazolam và fentanyl tối thiểu trong 24giờ hoặc lâu hơn khi có chỉ định. Từ năm 2005, chúng tôi bắt đầu điều trị TAĐMP còn tồn tại sau mổ vớiProstacyclin (Iloprost) truyền tĩnh mạch hoặc phun khí dung kết hợp với Sildenafil qua đường uống.Kết quả: Thời gian rút nội khí quản trung bình (giờ) 51,90 ± 76,84 (1 – 320). Thời gian nằm viện trungbình (ngày) 19,16 ± 17 (7 – 114). Tỷ lệ tử vong (4 TH) là 5,1% với 2 TH tử vong sớm và 2 TH tử vong muộn.Khả năng sống còn 10 năm sau phẫu thuật là 93 ± 3,7%. 3 TH xảy ra cơn TAĐMP cấp sau mổ. Cung lượng timthấp 35 TH (44,3%), rối loạn nhịp trên thất 6 TH (7,6%) và blốc nhĩ thất thoáng 3 TH nhưng sau đó, tất cả đềutrở về nhịp xoang. Hẹp miệng nối sau mổ 3 TH (4,2%); biến chứng thần kinh 2 TH. Thời gian theo dõi sau mổtrung bình là (tháng) 73,97 ± 43, 44 (1 – 120). Tỷ lệ sống sót theo thời gian là 93 ± 3,7%. Kết thúc theo dõi, hầuhết bệnh nhân 70/79 (89%) được đánh giá với chức năng tim mạch NYHA I, nhịp xoang, không cần điều trị nộikhoa, tăng trọng và phát triển bình thường.Kết luận: Phẫu thuật sữa chữa triệt để HLTMPBTHT có thể thực hiện trên trẻ sơ sanh và trẻ nhỏ với nguycơ thấp và đạt kết quả tốt nếu được can thiệp hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ. Tiên lượng chất lượng cuộcsống dài hạn sau mổ của các bệnh nhân này tốt.Từ khóa: Hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn.* Viện Tim TP. Hồ Chí MinhĐịa chỉ liên lạc: TS.BS Nguyễn Thị QúyĐT: 0913674254 Email: drngtquy@yahoo.com147ABSTRACTEARLY RESULTS AND LONGTERM FOLLOW-UP AFTER CORRECTIVE SURGERY FOR TOTALANOMALOUS PULMONARY VENOUS RETURNNguyen Thi Quy, Hoang Anh Khoi, Nguyen Minh Tri Vien, Phan Kim Phuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 146 - 157Total anomalous pulmonary venous return (TAPVR) is a rare congenital cardiac anomaly. It occurs in only1 – 2% of children born with congenital heart defects. The clinical presentation is different if the pulmonaryvenous drainage is unobstructed or obstructed. Obstructed TAPVR requires urgent surgical intervention,whereas unobstructed TAPVR can be dealt with electively; although this is usually operated on once the diagnosisis made. Postoperative pulmonary artery hypertension can be problematic.Objectives: The object of this study is the report of early results and longterm follow-up after correctivesurgery for TAPVR at Heart Institute of HoChiMinh city.Methods: Between 1993 and 2008, 79 childrens underwent surgical repair for supracardiac (32 patients),intracardiac (45 patients) and mixte (2 patients). There were 42 males and 37 females.The mean of age is 3.71 ±4.10 years (1 month – 14 yrs). The mean og weight is 10.24 ± 6.08 kg (3.2 – 27). All of patients proceeded tooperation with echocardiographic data only. Five patients (8.2%) presented with associated anomalies other thanPDA and ASD including VSDs (2), supramitral ring (1), partial atrioventricular canal (1), congenital stenosis ofleft bronchial (1). Eight patients (11%) presented with pulmonary venous obstruction and underwent urgentTAPVR repair after medical stabilization. 58/79 patients has modera ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: