Danh mục

Kết quả tuyển chọn giống và tác động một số biện pháp kỹ thuật trên lan Kiếm Hoàng Vũ (cymbidium sinense) tại các tỉnh phía Bắc

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.88 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày từ kết quả đánh giá tập đoàn địa lan Kiếm bản địa (Cymbidium sinense) Viện Nghiên cứu Rau quả đã lựa chọn được giống lan Kiếm Hoàng Vũ có nhiều ưu điểm vượt trội như cây sinh trưởng phát.triển tốt, với đặc điểm lá vặn vỏ đỗ, màu sáng lục, đường kính hoa to đạt 4,15 cm, hoa màu vàng sáng, số ngồng hoa trên chậu đạt 3,5 ngồng. Giai đoạn 2013-2015, Viện tiếp tục đưa giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ vào khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất ở một số địa phương như Gia Lâm Hà Nội, Mộc Châu - Sơn La, Uông Bí - Quảng Ninh, Văn Giang - Hưng Yên. Kết quả đều cho thấy giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ có tính ổn định cao, rất có triển vọng để phát triển ngoài sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả tuyển chọn giống và tác động một số biện pháp kỹ thuật trên lan Kiếm Hoàng Vũ (cymbidium sinense) tại các tỉnh phía Bắc Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ TÁC ĐỘNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRÊN LAN KIẾM HOÀNG VŨ (Cymbidium sinense) TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC Đặng Văn Đông, Chu Thị Ngọc Mỹ, Đặng Tiến Dũng TÓM TẮT Từ kết quả đánh giá tập đoàn địa lan Kiếm bản địa (Cymbidium sinense) Viện Nghiên cứu Rau quả đã lựa chọn được giống lan Kiếm Hoàng Vũ có nhiều ưu điểm vượt trội như cây sinh trưởng phát triển tốt, với đặc điểm lá vặn vỏ đỗ, màu sáng lục, đường kính hoa to đạt 4,15 cm, hoa màu vàng sáng, số ngồng hoa trên chậu đạt 3,5 ngồng. Giai đoạn 2013-2015, Viện tiếp tục đưa giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ vào khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất ở một số địa phương như Gia Lâm Hà Nội, Mộc Châu - Sơn La, Uông Bí - Quảng Ninh, Văn Giang - Hưng Yên. Kết quả đều cho thấy giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ có tính ổn định cao, rất có triển vọng để phát triển ngoài sản xuất. Giá thể trồng gồm 1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá sỏi giúp cây tăng trưởng nhánh mạnh, tỷ lệ ra hoa đạt 94,4%. Đặc biệt có thể đưa lan Kiếm Hoàng Vũ đi xử lý lạnh tại Mộc Châu - Sơn La vào thời điểm 15/7 âm lịch để điều khiển nở hoa vào dịp tết Nguyên đán và nâng cao được chất lượng hoa. Từ khóa: Lan Kiếm, Hoàng Vũ, tuyển chọn giống, biện pháp kỹ thuật, giá thể, điều khiển nở hoa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lan Kiếm (Cymbidium sinense) là giống lan bản địa, có từ lâu đời, với nhiều ưu điểm như: cây bụi, lá nhỏ, xanh đậm, dáng lá thanh thoát, hình chiếc kiếm. Hoa có vẻ đẹp kiêu sa, kiểu hoa thanh nhã mà quý phái, có mùi thơm dịu, lan toả (Trần Duy Quý, 2005), vì vậy, chúng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, ở Việt Nam đã xác định được khoảng 20 loài lan kiếm với nhiều dạng biến chủng tạo nên sự đa dạng về giống với nhiều đặc tính quý (Leonid V. A & Anna L. A, 2003). Tuy nhiên trong những năm qua giống hoa này chưa được quan tâm nghiên cứu, người dân chủ yếu trồng theo kinh nghiệm truyền thống, bộ giống chưa được đánh giá, kỹ thuật còn lạc hậu, nên mặc dù lan có nhiều đặc tính quý, hiếm nhưng chưa được phổ biến. Để phát triển được các loài lan quý này, thì công tác tuyển chọn giống là hết sức cần thiết nhằm phát triển bền vững các loài lan này ở những vùng sinh thái thích hợp, bên cạnh đó cũng cần tác động một số biện pháp kỹ thuật để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng suất chất lượng hoa và điều khiển nở hoa cho lan kiếm vào dịp mong muốn. - Vật liệu: + Thí nghiệm tuyển chọn giống gồm 5 giống lan Kiếm: Trần Mộng; Hoàng Vũ; Thanh Ngọc; Cẩm Tố và Mặc Biên, được thu thập từ một số nhà vườn ở Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Hưng Yên… + Thí nghiệm khảo nghiệm và biện pháp kỹ thuật: tiến hành trên giống lan Kiếm Hoàng Vũ, cây in vitro, 3 năm tuổi với tiêu chuẩn cây cao 40-45 cm, có 5 nhánh, không bị sâu bệnh hại. - Địa điểm nghiên cứu: Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ninh và Mộc Châu. - Thời gian nghiên cứu: Năm 3/20123/2016. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Tuyển chọn giống lan Kiếm Hoàng Vũ (Cymbidium sinense). - Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến lan Kiếm Hoàng Vũ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Tuyển chọn giống lan kiếm II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Các bước tiến hành: năm 2012 đánh giá giống để chọn giống triển vọng, năm 2013 khảo nghiệm cơ bản, năm 2014 khảo nghiệm sản xuất. Các bước tiến hành dựa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm CVU. 2.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm tuyển chọn giống: theo phương pháp tuần tự, không 563 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM nhắc lại. Thí nghiệm đánh giá giống, mỗi giống 30 chậu, 5 nhánh/chậu. Khảo nghiệm cơ bản, quy mô mỗi giống 10 m2 tương ứng với 60 chậu. Khảo nghiệm sản xuất, mỗi giống 300 chậu. 2.3.2. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến lan Kiếm Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định loại giá thể thích hợp cho lan Kiếm Hoàng Vũ : thí nghiệm gồm 5 CT: CT1: 1 /3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá sỏi; CT2: 2/3 tổ quạ + 1/3 đá sỏi; CT3: 1 /3 vỏ lạc + 1/3 vỏ thông + 1/3 rong biển; CT4: 1/2 sơ dừa+1/2 trấu hun; CT5: 2/3 đất bùn ao+1/3 đá sỏi.Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm 30 chậu, mật độ trồng 6 chậu/1 m2. Cây được trồng trong chậu nhựa đen kích cỡ 20cm x 21cm. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu xác định thời điểm đưa đi xử lý đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ: Thí nghiệm gốm 5 CT: CT1: Đưa đi xử lý 1/7 âm lịch; CT2: 15/7 âm lịch; CT3: 1/8 âm lịch; CT4: 15/8 âm lịch, CT5: Đ/c - Không đưa đi xử lý. Địa điểm xử lý tại Mộc Châu - Sơn La. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi CT 50 chậu. Các kỹ thuật khác áp dụng theo quy trình tạm thời của Viện Nghiên cứu Rau quả. Các chỉ tiêu theo dõi: Chiều dài lá, chiều rộng lá, số nhánh, chiều cao cây, chiều dài ngồng hoa, đường kính ngồng, số hoa/ngồng, đường kính hoa, độ bền hoa. Theo dõi thành phần bệnh hại chính và đánh giá theo thang điểm phân cấp (1-9): Cấp 1:< 1% diện tích lá bị hại; Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại; Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại; Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại; Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại. Phương pháp điều tra bệnh hại theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hai cây trồng (QCVN 01-38: 2010/ BNNPTNT). Các số liệu sau khi thu thập được xử lý theo chương trình EXCEL và IRRISTAT 5.0 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả tuyển chọn giống 3.1.1. Đánh giá giống Năm 2012, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập được 5 giống địa lan kiếm bản địa. Trong đó giống Mặc Biên là giống đối chứng đã được nuôi trồng từ lâu đời và rất phổ biến. Các giống này đều là cây trưởng thành, có sức sinh trưởng tốt, được đưa vào đánh giá tại Viện Nghiên cứu Rau quả. Kết quả đánh giá về đặc điểm hình thái lá, hoa và thời gian ra hoa của các giống được thể hiện qua các bảng sau. Bảng 1. Đặc điểm về lá, hoa của các ...

Tài liệu được xem nhiều: