Danh mục

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RÔ PHI HÀNG HOÁ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá chung về công nghệ sản xuất cá rô phi, chúng ta đã có công nghệ sản xuất con giống đơn giới tính, chúng ta đã có công nghệ nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn thương phẩm với năng suất 23-26 tấn/ha/vụ. Dòng cá rô phi của chúng ta có chất lượng tương đối tốt, có thể làm cơ sở cho việc tạo ra con giống tốt cho nuôi trồng. Các tỉnh phía bắc, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích ao hồ khá lớn thích hợp cho nuôi cá rô phi. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RÔ PHI HÀNG HOÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT RÔ PHI HÀNG HOÁ TẬP TRUNG DỰA TRÊN CƠ SỞ CỦA CÁC NÔNG HỘ NHỎ CÁ BIỆT TẠI HẢI DƯƠNG Nguyễn Huy Điền Trung tâm khuyến ngư Quốc gia Đánh giá chung về công nghệ sản xuất cá rô phi, chúng ta đã có công nghệ sản xuất con giống đơn giới tính, chúng ta đã có công nghệ nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn thương phẩm với năng suất 23-26 tấn/ha/vụ. Dòng cá rô phi của chúng ta có chất lượng tương đối tốt, có thể làm cơ sở cho việc tạo ra con giống tốt cho nuôi trồng. Các tỉnh phía bắc, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích ao hồ khá lớn thích hợp cho nuôi cá rô phi. Tuy vậy chúng ta thấy rằng, hiện nay chưa có một nơi nào ở miền Bắc sản xuất được một lượng đáng kể cá rô phi để phục vụ cho thị trường trong ngoài nước. Điều này ta thấy khi phân tích hàng loạt vấn đề mà đó là những nguyên nhân cản trở việc sản xuất tập trung cá rô phi. Trước hết, ở miền Bắc, phần lớn quy mô nuôi thuỷ sản là quy mô gia đinh với diện tích ao từ 300- 1500m2, phân tán, có mùa đông lạnh đòi hỏi cung cấp giống tập trung, đầu vụ. Cho tới nay, chưa có một giải pháp quản lí, tổ chức, công nghệ nào được xây dựng,triển khai để khắc phục những khó khăn, tận dụng lợi thế ... nhằm tạo ra lượng hàng hoá có giá trị tập trung. Mặc dầu chúng ta có một vài mô hình, nhưng các giải pháp của mô hình sản xuất hàng hoá tập trung dựa trên cơ sở của các nông hộ nhỏ cá biệt của một vùng, thí dụ như trong việc quản lí sản xuất và thả con giống ra sao để việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hợp lí; công nghệ nuôi ra sao để cá không có mùi bùn; quản lí chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; công nghệ thu hoạch và xử lí sau thu hoạch; các giải pháp thị trường của sản phẩm, các dịch vụ giống, khuyến ngư, dịch bệnh .... Vì vậy, đề tài nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của cộng đồng nông dân tại huyện Tứ Kỳ, Hải dương nhằm các mục tiêu: 1. Tạo được mô hình công nghệ sản xuất từ giống đến nuôi thương phẩm cá rô phi đơn tính chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho vùng nuôi tập trung. 2. Hình thành nghề nuôi cá rô phi xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại Hải dương và vùng đồng bằng sông Hồng. Mô hình công nghệ sản xuất và tiêu thụ cá rô phi hàng hoá tập trung dựa trên cơ sở của các nông hộ nhỏ cá biệt tại Hải Dương được xây dựng mang lại 1 hiệu quả tốt. Phương án tổ chức và quản lý sản xuất mô hình này trên cơ sở có sự tham gia cộng đồng: Thành lập được các ban chỉ đạo đề tài cấp tỉnh, huyện, xã, các nhóm hỗ trợ lẫn nhau nuôi cá rô phi xuất khẩu. Các Nhóm sản xuất được hình thành trên cơ sở địa bàn dân cư 25-30 gia đình, bầu Nhóm trưởng, hình thành ban quản lý dự án với sự tham gia của một số đại biểu có nuôi cá. Xây dựng nội quy quy chế hoạt động, quản lý, nhiệm vụ trách nhiệm của các thành viên của những người tham gia trong nhóm. SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC 2 Ban chỉ đạo của Tỉnh Ban chØ ®¹o Ban CN cÊp huyÖn ®Ò tµi Ban chØ ®¹o cÊp x∙ Nhãm c¸n bé t− vÊn kü thuËt Nhãm s¶n xuÊt r« phi Hé n«ng d©n Hé n«ng d©n nu«i c¸ Hé n«ng d©n nu«i c¸ nu«i c¸ Trách nhiệm của Ban chỉ đạo cấp tỉnh -Chỉ đạo chung -Là đầu mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh, các cơ quan trung ương huy động mọi nguồn lực thực hiện đúng tiến độ kế hoạch. -Là đầu mối tiếp cận thị trường, tìm giải pháp hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm. 3 -Trực tiếp trợ giúp hoạt động của Ban chỉ đạo huyện,chỉ đạo nhóm cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến ngư. -Lập ra kế hoạch sản xuất chi tiết cho các nhóm, chỉ đạo và quản lý hoạt động chung. -Tổ chức đánh giá và báo cáo định kỳ, hàng năm các hoạt động của các ban, nhóm hỗ trợ nuôi cá rô phi. - Xây dựng các chương trình thông tin tuyên truyền hỗ trợ kỹ thuật, thị ttrường phù hợp và kịp thời đáp ứng nhu cầu kiến thức và thông tin của nông dân. Trách nhiệm nhóm tư vấn kỹ thuật và dịch vụ khuyến ngư -Chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật và các dịch vụ khuyến ngư như :con giống và thức ăn cho các hộ nuôi cá rô phi xuất khẩu tại các xã. -Cùng với các trưởng nhóm xây dựng kế hoạch và triển khai các kế hoạch nuôi cá rô phi cho các xã và nhóm theo phương pháp tham gia cộng đồng -Giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi xuất khẩu của các thành viên của các nhóm, xã trong huyện -Liên hệ thường xuyên với Ban chủ nhiệm đề tài, Ban chỉ đạo huyện, Xã để huy động sự giúp đỡ của ban chỉ đạo các cấp Trách nhiệm của Ban chỉ đạo huyện -Trực tiếp chỉ đạo phát triển và hỗ trợ phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu trong toàn huyện. -Là đầu mối liên hệ với các cơ quan trung ương, các cơ quan chức năng trong tỉnh, các phòng ban, các tổ chức chính trị- xã hội trong huyện huy động các nguồn lực hỗ trợ và hợp tác từ bên ngoài, kể cả tiền vốn vay tín dụng. -Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các kế hoạch nuôi cá rô phi xuất khẩu theo tiến độ tại các xã. -Tận dụng năng lực đã được tăng cường để duy trì và phát triển phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu tập trung tại địa phương sau khi đề tài kết thúc Trách nhiệm của Ban chỉ đạo xã - Cùng với các trưởng nhóm tham gia điều tra nắm bắt hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương, xây dựng kế hoạch và triển khai các kế hoạch nuôi cá rô phi tại xã mình theo phương pháp tham gia cộng đồng - Điều phối và chỉ đạo chương trình nuôi cá rô phi xuất khẩu tại xã từ khâu lựa chọn nhóm hộ,cải tạo ao, thả cá, quản ...

Tài liệu được xem nhiều: