Danh mục

KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG BẰNG PHỐI HỢP CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.81 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên đoán âm của các phương pháp phối hợp: soi trực tiếp + Willis, soi trực tiếp + Sasa trên mẫu phân các bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa được bác sĩ lâm sàng bệnh viên 115 đề nghị xét nghiệm trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/2005. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 390 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh viện 115 trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/2005, mỗi mẫu phân đều được tiến hành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG BẰNG PHỐI HỢP CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG BẰNG PHỐI HỢP CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên đoán âm của các phương phápphối hợp: soi trực tiếp + Willis, soi trực tiếp + Sasa trên mẫu phân các bệnh nhâncó triệu chứng rối loạn tiêu hóa được bác sĩ lâm sàng bệnh viên 115 đề nghị xétnghiệm trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/2005. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 390bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh viện 115 trong thời gian từ1/2/2003 đến 1/2/2005, mỗi mẫu phân đều được tiến hành khảo sát bằng 3 ph ươngpháp (soi trực tiếp, tập trung, cấy). Phần mềm SPSS 7.5 được dùng để phân tíchcác dữ liệu nghiên cứu và od(Posttest-) để khảo sát khả năng tìm ký sinh trùngđường ruột giữa phương pháp soi trực tiếp và kết hợp các phương pháp xétnghiệm. Kết quả và kết luận: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột chung ở 390bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa đến khám tại bệnh viện 115: 41,3%. Đasố các nhóm ký sinh trùng đường ruột mà chúng tôi thu thập được là nhóm đơnbào: E. histolityca, nhóm đa bào: giun móc và S. stercoralis với tỉ lệ nhiễm trêntổng số mẫu thu thập được lần lượt là 16,4%; 24,1% và 9,5%. Phối hợp 2 phươngpháp soi trực tiếp và tập trung giúp làm tăng khả năng phát hiện giun móc, làmgiảm tỉ lệ âm tính giả gấp 2,7 lần so với khi chỉ áp dụng soi đơn thuần. Ngược lại,khi tiến hành phối hợp như vậy không làm tăng khả năng phát hiện S. stercoralishơn so với phương pháp soi trực tiếp. Phối hợp 2 phương pháp soi trực tiếp vàphương pháp cấy giúp làm tăng khả năng phát hiện giun móc, S. stercoralis và làmgiảm tỉ lệ âm tính giả gấp 5,4 lần so với khi chỉ áp dụng soi đơn thuần ở giun mócvà 7,4 lần ở S. stercoralis. ABSTRACT Objectives: To identify the negative predictive value of the combiningmethods: direct examination + Willis, direct examination + Sasa on the 390patients with digestive disorders admitted to General Hospital 115 from February01, 2003 to February 01, 2005. Methods: Cross–sectional study, 390 patients digestive disorders admittedto General Hospital 115 from February 01, 2003 to February 01, 2005. Each stoolsample was examined by 3 methods (direct examination, Willis, Sasa culture).SPSS 7.5 was used for data analysis and odds (Posttest -) were used forinvestigating the difference of the ability of detection of intestinal parasitesbetween direct examination and the combining methods. Results and conclusions: the common intestinal parasite prevalence:41.3%. Protozoa found is E. histolityca. Metazoa found are hookworm and S.stercoralis. Their prevalences are 16.4%, 24.2% and 9.5% respectively.Combination of direct examination and concentrated methods increases thedetecting ability of hookworm; its false negative prevalence is decreasing of 2.7times. Conversely, this combination does not increase the detecting ability S.stercoralis compared with direct examination. Combination of direct examinationwith culture methods increases the detecting ability of this hookworm, S.stercoralis. The false negative prevalence decreases 5.4 times in case of hookwormand 7.4 times in case of S. stercoralis. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở phần lớn các bệnh viện, chẩn đoán bệnh ký sinh tr ùng đườngruột hầu như dựa hoàn toàn vào triệu chứng lâm sàng mà thường gặp nhất là hộichứng rối loạn tiêu hóa và xét nghiệm soi phân trực tiếp. Tuy nhiên, khi áp dụngmột phương pháp soi trực tiếp thường cho kết quả âm tính khá cao. Vấn đề đượcđặt ra là xác định giá trị tiên đoán âm của các phương pháp phối hợp: soi trực tiếp+ Willis, soi trực tiếp + Sasa trên mẫu phân các bệnh nhân có triệu chứng rối loạntiêu hóa được bác sĩ lâm sàng bệnh viện 115 đề nghị xét nghiệm trong thời gian từ1/2/2003 đến 1/2/2005. Với 3 mục tiêu chuyên biệt: (1) Xác định tỉ lệ nhiễm kýsinh trùng đường ruột. (2) Xác định giá trị tiên đoán âm của hai phương pháp: soitrực tiếp đơn thuần, soi trực tiếp + Willis. (3) Xác định giá trị tiên đoán âm của haiphương pháp: soi trực tiếp đơn thuần, soi trực tiếp + Sasa trên mẫu phân của cácbệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa được bác sĩ lâm sàng tại bệnh viện 115đề nghị trong thời gian từ 1/2/2003 đến 1/2/20 05 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa được các bác sĩ lâm sàng bệnh viện 115 chỉđịnh làm xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột. Phương pháp nghiên cứu Các bệnh nhân thoả 2 tiêu chuẩn (có trên 1 triệu chứng rối loạn tiêu hóatheo định nghĩa của ANN O’FEL [1]nghi do ký sinh trùng đường ruột được gởi từbệnh viện 115; Được xét nghiệm đồng thời bởi 3 phương pháp: soi trực tiếp,Willis, Sasa) được ghi nhận vào khung thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: