Danh mục

Khả năng sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam - Các loại ong kí sinh họ Braconidae: Phần 2

Số trang: 173      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.18 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Các loại ong kí sinh họ Braconidae (Hymenoptera) và khả năng sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam: Phần 2 - Khuất Đăng Long gồm nội dung Chương IV - Đặc điểm sinh vật học - sinh thái học của một số loài ong kí sinh điển hình thuộc họ Braconidae, Chương V - Vai trò của các loại ong kí sinh họ Braconidae và khả năng lợi dụng chúng trong phòng trừ các loài sâu hại cây trồng nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam - Các loại ong kí sinh họ Braconidae: Phần 2Chương IVĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌCCỦA MỘT SỐ LOÀI ONG KÝ SINH ĐIỂN HÌNHTHUỘC HỌ BRACONIDAE1. Đặc điểm sinh vật học và hình thái các pha trước trưởngthành của một số loài OKS1. 1. Hình thái và sự phát triển của các pha trước trưởng thành ởApanteles cypris NixonĐây là loài OKS chuyên hóa ở sâu non cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocismedinalis Guénee hại trên lúa. Sau khi ong vũ hóa được 3 giờ, trongbuồng trứng của ong cái chưa phân biệt được rõ trứng thành thục,kích thước của buồng trứng rất nhỏ. Điều này chứng tỏ trứng đượchình thành khá chậm trong buồng trứng. Sau khi vũ hóa được từ 20đến 24 giờ, nếu ong cái được ăn nước đường 10%, hoặc mật ong,trong buồng trứng của ong cái đã xuất hiện trứng đã thành thục, lúcnày kích thước của buồng trứng tăng lên rõ rệt. Trứng thành thục có hình dạng như quả bí dài, một đầu phìnhrộng, một đầu thót nhỏ lại và kéo dài ra (hình 105a). Chiều dài củatrứng đạt từ 0,28-0,34mm, chỗ rộng nhất gần 0,09mm. Sau khitrứng OKS được đẻ vào cơ thể sâu non vật chủ được 3 giờ, chiềudài của trứng đạt từ 0,35-0,40mm, còn sau 24 giờ, chiều dài củatrứng đã đạt đến 0,55-0,62mm. Như vậy, sau khi trứng đã được đẻvào sâu non của vật chủ 3 và 24 giờ, sự tăng kích thước chiều dàicủa trứng tương ứng 1,2-1,4 lần và 1,8-1,9 lần (bảng 3). So vớitrứng thành thục trong buồng trứng, sau khi được đẻ vào cơ thể sâunon vật chủ, sự tăng kích thước của trứng không đáng kể so vớitrứng ở loài Cotesia ruficrus (Haliday). Khuất Đăng Long198 Hình 105. Hình thái các pha phát triển trước trưởng thànhcủa Apanteles cypris Nixon (theo Vũ Quang Côn, Khuất Đăng Long, 1989) a. Trứng thành thục trong buồng trứng, b. Ấu trùng đầu tuổi 1 và hàm phóng to, c. Ấu trùng cuối tuổi 2 và đầu, d. Ấu trùng đầu tuổi 3 và hàm phóng to Trong cơ thể sâu non cuốn lá nhỏ, trứng của OKS A. cypris pháttriển từ 2-3 ngày. Nhiệt độ của không khí vào các tháng 10 hàng năm ởkhu vực ngoại thành Hà Nội dao động từ 20-280C, nhiệt độ này có ảnhhưởng không rõ rệt đến thời gian phát triển của trứng. Kết quả theo dõi sự phát triển của ấu trùng ký sinh A. cypristrong cơ thể sâu non C. medinalis cho thấy, sự phát triển của cácpha ong non qua 3 tuổi. Điều này cũng giống như kết luận của nhiềutác giả khi nghiên cứu các đại diện của OKS thuộc họ Braconidae,ấu trùng của ký sinh đều có 3 tuổi (Sweetman, 1964; De Bach,1964; Vũ Quang Côn, 1986). Ấu trùng tuổi 1 (hình 105b) sau khi nở được 1 ngày có chiều dàitừ 0,31-0,35mm, chiều rộng đầu từ 0,11-0,12mm. Đặc điểm dễ nhậnthấy ở ấu trùng tuổi 1 ở chỗ chúng có hàm to và khỏe, không tươngxứng với chiều dài của thân. Đây cũng là đặc điểm khác với ấu trùngở loài C. ruficrus. Thông thường, trong một cơ thể sâu non cuốn lánhỏ, thường quan sát thấy có từ 2-3 ấu trùng OKS, đôi khi lên đến 4-5 ấu trùng cùng tuổi 1 (Vũ Quang Côn, 1989). Điều này khẳng địnhsố trứng mà một ong cái A. cypris đẻ vào cơ thể của một sâu non từ2-5 trứng. Sự cạnh tranh trong loài xảy ra ở giai đoạn ấu trùng kýsinh tuổi 1. Trong sự cạnh tranh, ưu thế thuộc về ấu trùng có hàm tovà khỏe hơn, chúng sẽ giết chết các ấu trùng khác để khi chuyển sangtuổi 2, trong cơ thể sâu non vật chủ chỉ còn 1 ấu trùng ký sinh pháttriển. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 từ 2-3 ngày.Chương IV. ĐẶC ĐIỂM SVH VÀ STH MỘT SỐ LOÀI OKS ĐIỂN HÌNH HỌ BRACONIDAE 199 Như vậy, ở loài A. cypris, ấu trùng ký sinh tuổi 1 có hàm to vàkhỏe là đặc điểm đặc trưng cho loài OKS có kén đơn. Hiện tượngcạnh tranh trong loài xảy ra dữ dội và quá trình loại trừ lẫn nhau xảyra ngay ở giai đoạn ấu trùng tuổi 1 (Salt, 1961; Vũ Quang Côn,1988, 1989). Ấu trùng tuổi 2 (hình 105c) có phần đầu nhỏ đi, phần thân bắt đầukéo dài ra, chiều ngang đầu và phần ngực gần như bằng nhau, từ 0,50-0,55mm, gấp 4 lần so với chiều dài thân ấu trùng tuổi 1. Phần đuôi củaấu trùng ký sinh co lại và phân thành 2 thùy, hàm của ấu trùng ít nhọnhơn. Dọc cơ thể của ấu trùng xuất hiện hệ thống hô hấp đã phân nhánhtheo các đốt. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 2 từ 5-7 ngày. Ấu trùng tuổi 3 (hình 105d) tiếp tục lớn lên về chiều dài, thândài từ 4,5-5,0mm, chiều ngang tăng lên không đáng kể so với ấutrùng tuổi 2. Chiều rộng đầu từ 0,65-0,70mm, phần thùy đuôi co lạirất rõ mặc dù vẫn còn tồn tại. Lúc này, cơ thể của ấu trùng có sựphân đốt rõ ràng, đặc điểm thấy được rõ nhất lúc này ở ấu trùng cóhàm phát triển nhọn hơn so với ấu trùng tuổi 2. Hàm nhọn và cónhiều răng có thể giúp cho ấu trùng cắn thủng vỏ cơ thể sâu non vậtchủ để chui ra bên ngoài làm kén và hóa nhộng. Thời gian phát triểncủa ấu trùng tuổi 3 từ 7-9 ngày. Ở loài A. cypris, tuổi 3 của ấu trùng ký sinh có thể coi như kếtthúc ngay sau khi ấu trùng thành thục cắn thủng vỏ cơ thể sâu nonvật chủ và chu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: