Khả năng vận vụng bản đồ tư duy vào dạy học từ loại tiếng Việt
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 641.55 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung dạy học từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ, quan hệ từ… ) chiếm một dung lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên, việc dạy học nội dung này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi không chỉ bởi tình chất trừu tượng, phức tạp của tri thức mà còn do năng lực tư duy trừu tượng của học sinh THCS vẫn còn hạn chế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng vận vụng bản đồ tư duy vào dạy học từ loại tiếng Việt KHẢ NĂNG VẬN VỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT PHAN THỊ THÙY NGA Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Huế Tóm tắt: Nội dung dạy học từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ, quan hệ từ… ) chiếm một dung lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên, việc dạy học nội dung này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi không chỉ bởi tình chất trừu tượng, phức tạp của tri thức mà còn do năng lực tư duy trừu tượng của học sinh THCS vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, bản đồ tư duy (BĐTD) đã và đang được sử dụng một cách có hiệu quả vào dạy học ở các trường học, là phương tiện hỗ trợ cho việc lĩnh hội kiến thức thông qua việc tái hiện lại mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức theo mức độ khác nhau. Vì thế sử dụng BĐTD trong dạy học từ loại cho học sinh ở THCS là một giải pháp hợp lí, phù hợp với nội dung và đối tượng dạy học, đồng thời có thể rèn luyện được tư duy, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Từ khóa: từ loại; bản đồ tư duy; trường trung học cơ sở, thiết kế bài dạy, phương tiện dạy học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Trong giáo dục, BĐTD là một công cụ hữu ích cho giảng dạy và học tập. BĐTD giúp cho giáo viên và học sinh lập kế hoạch, trình bày ý tưởng, soạn ghi chú, tóm tắt nội dung, hệ thống lại kiến thức, trình bày ý tưởng mới [1]… Chính vì vậy, BĐTD hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào dạy học các bài học về từ loại Tiếng Việt ở các hoạt động kiểm tra bài cũ; dạy bài mới, thực hành, ôn tập, củng cố kiến thức; hệ thống hóa kiến thức… 2. SỬ DỤNG BĐTD TRONG VIỆC KIỂM TRA BÀI CŨ Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích so sánh… để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung của bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm dựa vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào trạng thái “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó cần có sự thay đổi trong việc kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú ý đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài cũ. Giáo viên có thể tiến hành kiểm tra bài cũ bằng các cách sau: - Cách 1: Giáo viên sử dụng BĐTD “khuyết” để yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm. - Cách 2: Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ cần kiểm tra, yêu cầu học sinh vẽ BĐTD thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ BĐTD theo yêu cầu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 379-383 380 PHAN THỊ THÙY NGA - Cách 3: Trước khi học bài mới, giáo viên nhắc học sinh về nhà học kiến thức bài cũ bằng cách lập BĐTD theo ý hiểu của các em. Phần kiểm tra bài cũ, giáo viên gọi một hoặc hai học sinh thuyết minhBĐTD đã chuẩn bị ở nhà. Ví dụ: Trước khi bước vào học bài “Cụm danh từ” (lớp 6), giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD. Hình1. Bản đồ tư duy “Danh từ” 3. SỬ DỤNG BĐTD TRONG DẠY BÀI MỚI BĐTD có thể hỗ trợ cho cách trình bày các kiến thức, tăng tính trực quan trong dạy học. Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. Qua BĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. Giáo viên sử dụng BĐTD như là một đồ dùng trực quan phục vụ cho việc giảng bài mới. Đặc biệt khi dạy bằng giáo án điện tử. Đối với việc dạy bài mới, để sử dụng BĐTD có hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà. Từ nội dung bài học, giáo viên đúc kết thành một BĐTD rồi vẽ trên máy (nếu dạy bằng giáo án điện tử) hoặc trên giấy roki (nếu dạy giáo án t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng vận vụng bản đồ tư duy vào dạy học từ loại tiếng Việt KHẢ NĂNG VẬN VỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT PHAN THỊ THÙY NGA Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Huế Tóm tắt: Nội dung dạy học từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ, quan hệ từ… ) chiếm một dung lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên, việc dạy học nội dung này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi không chỉ bởi tình chất trừu tượng, phức tạp của tri thức mà còn do năng lực tư duy trừu tượng của học sinh THCS vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, bản đồ tư duy (BĐTD) đã và đang được sử dụng một cách có hiệu quả vào dạy học ở các trường học, là phương tiện hỗ trợ cho việc lĩnh hội kiến thức thông qua việc tái hiện lại mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức theo mức độ khác nhau. Vì thế sử dụng BĐTD trong dạy học từ loại cho học sinh ở THCS là một giải pháp hợp lí, phù hợp với nội dung và đối tượng dạy học, đồng thời có thể rèn luyện được tư duy, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Từ khóa: từ loại; bản đồ tư duy; trường trung học cơ sở, thiết kế bài dạy, phương tiện dạy học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Trong giáo dục, BĐTD là một công cụ hữu ích cho giảng dạy và học tập. BĐTD giúp cho giáo viên và học sinh lập kế hoạch, trình bày ý tưởng, soạn ghi chú, tóm tắt nội dung, hệ thống lại kiến thức, trình bày ý tưởng mới [1]… Chính vì vậy, BĐTD hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào dạy học các bài học về từ loại Tiếng Việt ở các hoạt động kiểm tra bài cũ; dạy bài mới, thực hành, ôn tập, củng cố kiến thức; hệ thống hóa kiến thức… 2. SỬ DỤNG BĐTD TRONG VIỆC KIỂM TRA BÀI CŨ Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích so sánh… để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung của bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm dựa vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào trạng thái “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó cần có sự thay đổi trong việc kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú ý đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài cũ. Giáo viên có thể tiến hành kiểm tra bài cũ bằng các cách sau: - Cách 1: Giáo viên sử dụng BĐTD “khuyết” để yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm. - Cách 2: Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ cần kiểm tra, yêu cầu học sinh vẽ BĐTD thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ BĐTD theo yêu cầu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 379-383 380 PHAN THỊ THÙY NGA - Cách 3: Trước khi học bài mới, giáo viên nhắc học sinh về nhà học kiến thức bài cũ bằng cách lập BĐTD theo ý hiểu của các em. Phần kiểm tra bài cũ, giáo viên gọi một hoặc hai học sinh thuyết minhBĐTD đã chuẩn bị ở nhà. Ví dụ: Trước khi bước vào học bài “Cụm danh từ” (lớp 6), giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD. Hình1. Bản đồ tư duy “Danh từ” 3. SỬ DỤNG BĐTD TRONG DẠY BÀI MỚI BĐTD có thể hỗ trợ cho cách trình bày các kiến thức, tăng tính trực quan trong dạy học. Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. Qua BĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. Giáo viên sử dụng BĐTD như là một đồ dùng trực quan phục vụ cho việc giảng bài mới. Đặc biệt khi dạy bằng giáo án điện tử. Đối với việc dạy bài mới, để sử dụng BĐTD có hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà. Từ nội dung bài học, giáo viên đúc kết thành một BĐTD rồi vẽ trên máy (nếu dạy bằng giáo án điện tử) hoặc trên giấy roki (nếu dạy giáo án t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bản đồ tư duy Dạy học từ loại dạy học từ loại tiếng Việt Năng lực tư duy trừu tượng Lược đồ tư duyTài liệu liên quan:
-
Phương pháp học tập mới và hiệu quả cho lối tư duy của học sinh
5 trang 179 0 0 -
40 nguyên tắc thủ thuật sáng tạo cơ bản (nguyên tắc 31 - 40)
5 trang 105 0 0 -
5 trang 80 0 0
-
262 trang 59 0 0
-
Lôi kéo sếp 'vào cuộc' sáng tạo'
3 trang 49 0 0 -
Làm Chủ Tư Duy Thay Đổi Vận Mệnh
50 trang 47 0 0 -
101 trang 42 0 0
-
Luyện tâm trí: Hình dung tưởng tượng
4 trang 41 0 0 -
Bí quyết ghi chép để học thật tốt
3 trang 41 0 0 -
Tư duy những đặc điểm và phẩm chất của tư duy
8 trang 39 0 0