Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 217.09 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoạt động định giá tài sản trí tuệ (TSTT) ở Việt Nam diễn ra từ khá lâu trước khi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ra đời năm 2005, song cho đến hiện nay việc định giá TSTT này vẫn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này xuất phát từ việc các văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn khá sơ sài và chồng chéo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ 60 Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ThS. Hoàng Lan Phương Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV Tóm tắt: Hoạt động định giá tài sản trí tuệ (TSTT) ở Việt Nam diễn ra từ khá lâu trước khi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ra đời năm 2005, song cho đến hiện nay việc định giá TSTT này vẫn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này xuất phát từ việc các văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn khá sơ sài và chồng chéo. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá TSTT mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình - trong đó bao gồm các TSTT. Ngay cả các văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT như Luật SHTT và các Nghị định hướng dẫn thi hành cũng chưa có một quy định liên quan đến việc định giá TSTT. Để việc định giá TSTT ở Việt Nam trong thời gian tới được đồng bộ thì cần có một văn bản pháp lý thống nhất khắc phục những bất cập của pháp luật về định giá tài sản vô hình nói chung và TSTT nói riêng hiện nay là một điều tất yếu. I. DẪN NHẬP Đối với các doanh nghiệp, TSTT đóng vai trò là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc định giá TSTT giúp các doanh nghiệp khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường, đồng thời doanh nghiệp có thể tiến hành thương mại hóa được các TSTT một cách thuận lợi. Tuy nhiên, việc định giá TSTT ở Việt Nam còn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này có thể thấy rõ khi năm 1995, nhãn hiệu kem đánh răng “P/S” đã được định giá 5 triệu USD trong thương vụ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan cho Tập đoàn Unilever của Anh - Hà Lan hay nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan của Tổ hợp Sơn Hải cũng được hãng Colgate (Hoa Kỳ) định giá 3 triệu USD [1]. Song sau 14 năm, vào năm 2009, giá trị của nhãn hiệu “TISCO” của công ty Gang thép Thái Nguyên chỉ được định giá 39,5 tỷ đồng khi cổ phần hóa doanh nghiệp (chưa bằng 3% tổng giá trị tài sản - 1084 tỷ đồng) [8]. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp khi cổ phần hóa cũng chưa thực sự chú trọng việc tính giá trị của các TSTT vào giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hóa như Kem Tràng Tiền hay Bánh tôm Hồ Tây... JSTPM Vol 1, No 2, 2012 61 Vấn đề định giá TSTT đã được nhiều nhà chuyên môn nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu. Có thể kể tới các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: (1) Các bài viết về vai trò của định giá TSTT và các phương pháp định giá TSTT như: Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti, “Định giá TSTT: Làm thế nào để lựa chọn một phương pháp định giá thích hợp”[11]; Daryl Martin & David Drews, “Kỹ thuật định giá TSTT” [5]; John Turner, “Định giá TSTT, Kỹ thuật định giá: các tham số, phương pháp và giới hạn” [2]; (2) Các bài viết về các tiêu chuẩn định giá TSTT của Hoa Kỳ như: Micheal R. Annis & Brad L. Pursel, “Định giá TSTT theo các nguyên tắc được chấp nhận chung (GAAP) của Hoa Kỳ và sự ảnh hưởng tới sự tranh chấp về SHTT; Ian McClure, “Kiểm tra sự tăng trưởng kinh tế: Định giá, tài chính và trao đổi TSTT” [9]; J. Timothy Cromley, “Các tiêu chuẩn định giá TSTT” [6]. Định giá TSTT là một vấn đề khá mới ở Việt Nam song cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới lĩnh vực mới này: (1) Các nghiên cứu về nhu cầu, mục đích và các phương pháp định giá TSTT: Vũ An Khang, “Nhu cầu định giá TSTT và các vấn đề về tài chính, kế toán có liên quan”; TS. Vũ Thị Hải Yến, “TSTT và các phương pháp định giá TSTT trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp”. (2) Các nghiên cứu về định giá TSTT khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: TS. Trần Văn Hải, ThS. Trần Điệp Thành, “Một số điểm cần chú ý khi định giá TSTT của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa”; ThS. Nguyễn Thị Tuyết, “Vai trò của TSTT và thực trạng nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam về TSTT trong cổ phần hóa doanh nghiệp”. (3) Nghiên cứu về định giá TSTT khi góp vốn bằng TSTT của PGS.TS. Trần Văn Nam, “Góp vốn bằng TSTT của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề tồn tại”. Nguyên nhân dẫn đến việc định giá TSTT ở Việt Nam còn chưa theo một tiêu chuẩn nào xuất phát từ những bất cập của pháp luật. Do đó, trong bài viết, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật này để việc định giá TSTT sẽ được thống nhất hơn trong thời gian tới. 62 Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... II. THỐNG NHẤT THUẬT NGỮ Thuật ngữ TSTT được sử dụng trong bài viết là thuật ngữ chỉ các đối tượng của quyền SHTT được bảo hộ và được phép chuyển giao theo quy định Luật SHTT [10]. Khái niệm“định giá” có thể hiểu thông qua 2 khái niệm “định giá bất động sản” và “định giá công nghệ”: - Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định (Khoản 9, Điều 4, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006); - Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ (Khoản 14, Điều 3, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006). Theo đó, định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Định giá là công việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản đó trên thị trường. Việc định giá tài sản là do các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài sản tự thực hiện. Khái niệm định giá không thể đồng nhất với khái niệm thẩm định giá. Theo Khoản 2, Điều 4, Pháp lệnh giá 2002: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ 60 Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ThS. Hoàng Lan Phương Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV Tóm tắt: Hoạt động định giá tài sản trí tuệ (TSTT) ở Việt Nam diễn ra từ khá lâu trước khi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ra đời năm 2005, song cho đến hiện nay việc định giá TSTT này vẫn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này xuất phát từ việc các văn bản pháp luật về lĩnh vực này còn khá sơ sài và chồng chéo. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá TSTT mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình - trong đó bao gồm các TSTT. Ngay cả các văn bản pháp lý chuyên ngành về SHTT như Luật SHTT và các Nghị định hướng dẫn thi hành cũng chưa có một quy định liên quan đến việc định giá TSTT. Để việc định giá TSTT ở Việt Nam trong thời gian tới được đồng bộ thì cần có một văn bản pháp lý thống nhất khắc phục những bất cập của pháp luật về định giá tài sản vô hình nói chung và TSTT nói riêng hiện nay là một điều tất yếu. I. DẪN NHẬP Đối với các doanh nghiệp, TSTT đóng vai trò là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc định giá TSTT giúp các doanh nghiệp khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường, đồng thời doanh nghiệp có thể tiến hành thương mại hóa được các TSTT một cách thuận lợi. Tuy nhiên, việc định giá TSTT ở Việt Nam còn chưa tuân theo một chuẩn mực nào. Điều này có thể thấy rõ khi năm 1995, nhãn hiệu kem đánh răng “P/S” đã được định giá 5 triệu USD trong thương vụ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan cho Tập đoàn Unilever của Anh - Hà Lan hay nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan của Tổ hợp Sơn Hải cũng được hãng Colgate (Hoa Kỳ) định giá 3 triệu USD [1]. Song sau 14 năm, vào năm 2009, giá trị của nhãn hiệu “TISCO” của công ty Gang thép Thái Nguyên chỉ được định giá 39,5 tỷ đồng khi cổ phần hóa doanh nghiệp (chưa bằng 3% tổng giá trị tài sản - 1084 tỷ đồng) [8]. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp khi cổ phần hóa cũng chưa thực sự chú trọng việc tính giá trị của các TSTT vào giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hóa như Kem Tràng Tiền hay Bánh tôm Hồ Tây... JSTPM Vol 1, No 2, 2012 61 Vấn đề định giá TSTT đã được nhiều nhà chuyên môn nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu. Có thể kể tới các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: (1) Các bài viết về vai trò của định giá TSTT và các phương pháp định giá TSTT như: Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti, “Định giá TSTT: Làm thế nào để lựa chọn một phương pháp định giá thích hợp”[11]; Daryl Martin & David Drews, “Kỹ thuật định giá TSTT” [5]; John Turner, “Định giá TSTT, Kỹ thuật định giá: các tham số, phương pháp và giới hạn” [2]; (2) Các bài viết về các tiêu chuẩn định giá TSTT của Hoa Kỳ như: Micheal R. Annis & Brad L. Pursel, “Định giá TSTT theo các nguyên tắc được chấp nhận chung (GAAP) của Hoa Kỳ và sự ảnh hưởng tới sự tranh chấp về SHTT; Ian McClure, “Kiểm tra sự tăng trưởng kinh tế: Định giá, tài chính và trao đổi TSTT” [9]; J. Timothy Cromley, “Các tiêu chuẩn định giá TSTT” [6]. Định giá TSTT là một vấn đề khá mới ở Việt Nam song cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới lĩnh vực mới này: (1) Các nghiên cứu về nhu cầu, mục đích và các phương pháp định giá TSTT: Vũ An Khang, “Nhu cầu định giá TSTT và các vấn đề về tài chính, kế toán có liên quan”; TS. Vũ Thị Hải Yến, “TSTT và các phương pháp định giá TSTT trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp”. (2) Các nghiên cứu về định giá TSTT khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: TS. Trần Văn Hải, ThS. Trần Điệp Thành, “Một số điểm cần chú ý khi định giá TSTT của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa”; ThS. Nguyễn Thị Tuyết, “Vai trò của TSTT và thực trạng nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam về TSTT trong cổ phần hóa doanh nghiệp”. (3) Nghiên cứu về định giá TSTT khi góp vốn bằng TSTT của PGS.TS. Trần Văn Nam, “Góp vốn bằng TSTT của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề tồn tại”. Nguyên nhân dẫn đến việc định giá TSTT ở Việt Nam còn chưa theo một tiêu chuẩn nào xuất phát từ những bất cập của pháp luật. Do đó, trong bài viết, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về định giá TSTT và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật này để việc định giá TSTT sẽ được thống nhất hơn trong thời gian tới. 62 Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam... II. THỐNG NHẤT THUẬT NGỮ Thuật ngữ TSTT được sử dụng trong bài viết là thuật ngữ chỉ các đối tượng của quyền SHTT được bảo hộ và được phép chuyển giao theo quy định Luật SHTT [10]. Khái niệm“định giá” có thể hiểu thông qua 2 khái niệm “định giá bất động sản” và “định giá công nghệ”: - Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định (Khoản 9, Điều 4, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006); - Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ (Khoản 14, Điều 3, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006). Theo đó, định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Định giá là công việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản đó trên thị trường. Việc định giá tài sản là do các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài sản tự thực hiện. Khái niệm định giá không thể đồng nhất với khái niệm thẩm định giá. Theo Khoản 2, Điều 4, Pháp lệnh giá 2002: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển Khoa học và công nghệ Pháp luật Việt Nam Giá tài sản trí tuệ Luật Sở hữu trí tuệ Pháp luật về định giá tài sảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
62 trang 301 0 0
-
THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn
11 trang 189 0 0 -
THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất
9 trang 184 0 0 -
Đề thi và Đáp án môn Pháp luật đại cương 2 - ĐH SPKT TP.HCM
3 trang 143 0 0 -
10 trang 137 0 0
-
Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp
21 trang 136 0 0 -
11 trang 131 0 0
-
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 115 0 0 -
Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản
7 trang 113 1 0 -
98 trang 112 1 0