Thông tin tài liệu:
Triển lãm lần này với cái tên rất “linh động”: Nowhere = No-where? Hay = Now-here. Ba nghệ sĩ: hai Nhật: Motoyuki Shitamichi, Mamoru Okuno, và một Việt: Tuấn Mami. Trời thì mưa to, ngoài sân trung tâm có bày một sân khấu nhỏ với dòng chữ “Lễ tôn vinh giây phút hiện tại và tình yêu”. Đây là dự án của Tuấn Mami… Nhìn qua hơi giống một sân khấu của buổi lễ trao giải thưởng nhỏ nào đó.
..
.Mỗi người đến xem được phát cho một tờ giới thiệu và một quyển “vựng tập” về triển lãm khá đẹp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai mạc NOWHERE – phần 1: Hai tác giả Nhật
Khai mạc NOWHERE – phần 1:
Hai tác giả Nhật
Triển lãm lần này với cái tên rất “linh động”: Nowhere = No-where?
Hay = Now-here. Ba nghệ sĩ: hai Nhật: Motoyuki Shitamichi, Mamoru
Okuno, và một Việt: Tuấn Mami. Trời thì mưa to, ngoài sân trung tâm
có bày một sân khấu nhỏ với dòng chữ “Lễ tôn vinh giây phút hiện tại
và tình yêu”. Đây là dự án của Tuấn Mami… Nhìn qua hơi giống một
sân khấu của buổi lễ trao giải thưởng nhỏ nào đó.
.
Mỗi người đến xem được phát cho một tờ giới thiệu và một quyển
“vựng tập” về triển lãm khá đẹp mắt.
Triển lãm lần này có 5 tác phẩm, Motoyuki Shitamichi và Mamoru
Okuno mỗi người có hai tác phẩm. Tuấn Mami thì có một tác phẩm,
nhưng tác phẩm của Tuấn khá là nhiều và dài…
Motoyuki Shitamichi (đội mũ) và Mamoru Okuno (đeo kính)
Tuấn Mami đang nói chuyện với một bạn trẻ. Bạn này hóa ra cũng là
một nhân vật trong chuỗi tác phẩm của Tuấn ở show này.
Các phóng viên đang phỏng vấn Mamoru
Ngoài trời mưa khá to nhưng triển lãm hôm nay khán giả đến vẫn đông.
Đặc biệt ở trung tâm văn hóa Nhật Bản mỗi lần tổ chức triển lãm thì rất
đông các bạn trẻ là dân “ngoại đạo” đến tham dự.
Có các nghệ sĩ nữa: Vũ Đức Toàn chăm chú xem tác phẩm.
Hoàng Minh Đức (bên trái) cũng đến.
Đạo diễn, họa sĩ Đỗ Minh Tuấn.
Đến dự triển lãm hôm nay có nghệ sĩ–giám tuyển Trần Lương.
Nhà văn Nguyễn Đình Chính (quàng khăn quàng cổ), tác giả của những
cuốn sách gây tranh cãi, con trai cố nhà thơ Nguyễn Đình Thi
Đến giờ khai mạc triển lãm, Norihiko Yoshioka lên phát biểu. Anh cảm
ơn mọi người đã đến dự dù trời mưa rất to. Anh xin lỗi mọi người vì
trung tâm đã không chuẩn bị trước cho tình huống trời mưa thế này và
rất mong mọi người chia sẻ ô cho nhau để có thể xem hết khai mạc
triển lãm.
Khán giả phải chia sẻ ô với nhau để có thể cùng xem triển lãm. Lúc đó
tôi đang đứng dưới mưa vậy mà có bạn nữ rất tự nhiên đến che mưa
cho tôi. Và ở triển lãm này khán giả cũng chia sẻ ô cho nhau để không
ai bị ướt cả. Hoan hô tinh thần Nhật Bản đã lan sang các bạn trẻ.
Ông Kazumi Inami phát biểu. Ông cho biết trước kia Tuấn Mami đã
từng có thời gian ở Nhật, và anh đã làm quen được với Motoyuki và
Mamoru. Trong quá trình làm việc và qua nhiều trao đổi, các nghệ sĩ đã
gắn bó với nhau hơn và có cái nhìn chung về nghệ thuật. Triển lãm này
là nỗ lực đầu tiên của các nghệ sĩ nhằm tạo ra tác phẩm nghệ thuật mới
thông qua sự quan sát tìm tòi ở Hà Nội. Shitamichi và Mamoru đã ở Hà
Nội một tháng cho dự án này. Như ông Mizuki Takahashi giám tuyển
của trung tâm nghệ thuật đương đại Art town Mito từng nói, ba nghệ sĩ
này đã thực hành và hiện thực hóa nghệ thuật của họ với các phương
tiện khác nhau: nhiếp ảnh, âm thanh, cơ thể. Thay vì tạo ra đối tượng
nghệ thuật, các nghệ sĩ đã tạo ra những khoảnh khắc phù du không có
bất kì hình dạng cụ thể nào, chẳng hạn như mối quan hệ giữa người với
người và những mối quan hệ tinh tế mà chúng ta thường không để ý
đến.
Ba nghệ sĩ trong triển lãm. Từ trái qua phải Motoyuki Shitamichi,
Mamoru Okuno và Tuấn Mami. Cụ già ngồi ở bàn suốt từ đầu khai mạc
đến cuối khai mạc là khách mời của Tuấn Mami trong chương trình
“Lễ tôn vinh giây phút hiện tại và tình yêu”. Tuấn Mami thay mặt lên
phát biểu: anh cảm ơn mọi người đã đến ngày hôm nay. Anh bảo anh
rất hạnh phúc khi được làm việc với trung tâm văn hóa, với hai người
bạn Nhật Bản, cũng như tất cả các bạn đã làm trong dự án của anh.
Xin giới thiệu lần lượt các tác phẩm, và chia bài thành hai phần, phần
đầu là của các tác giả Nhật.
Đầu tiên là tác phẩm của Mamoru Okuno
Etude số 11 với hai cái quạt và 200 móc quần áo bằng thiếc. Bên dưới
là sơ đồ cấu tạo tác phẩm. Như vậy tác phẩm chia làm hai nửa.
Một nửa ở trong phòng triển lãm, có hai cái quạt làm nhiệm vụ quay để
tạo ra âm thanh của những chiếc móc quần áo va vào nhau.
Dưới mỗi cái quạt đều ghi dòng chữ “không di chuyển quạt”. Mamoru
chắc chắn đã phải sắp xếp bố trí quạt sao đó để tạo hiệu ứng âm thanh
với những cái móc quần áo.
Một nửa tác phẩm ở bên ngoài phòng triển lãm, được móc vào một
cành cây để đón gió thiên nhiên. Được biết Mamoru từng có một vài
năm biểu diễn âm nhạc ngẫu hứng với các dụng cụ âm nhạc tự chế. Tác
phẩm này là nằm trong series “Etude for everyday life”.
Hôm nay mưa rất to nên chẳng thấy gió đâu, tiếng mưa cũng át mất
tiếng móc va vào nhau…
Tác phẩm thứ hai của Mamoru là “Hãy lắng nghe” cũng với một bản vẽ
hướng dẫn tác phẩm.
Đầu tiên là lấy cái bông bịt tai.
Sau đó người xem bịt chặt vào tai, rồi đến mấy cái hộp thiếc mở ra xem
tác phẩm.
.
Ở trong mỗi hộp thiếc là một quyển sổ, ví dụ trong quyển sổ này ghi
những dòng như:
-18 – 10 – 2011 Hành lang trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
Tôi nghe thấy:
Tiếng nước chảy từ trên ống xuống đất phía bên trái tôi
-
Tiếng bước chân của một nhóm người, tiếng giày của nam, tiếng
-
guốc của nữ, tiếng nói chuyện, họ đi ngang qua lưng tôi.
Tiếng nói chuyện vọng lại từ các dãy hành lang
-
Tiếng gõ trống, tiếng thước va đập lại xuống s ...