Danh mục

Khái niệm & phân loại chi phí

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng: ♦ Định nghĩa và cho thí dụ về đối tượng chịu chi phí ♦ Phân biệt được việc tập hợp chi phí và phân phối chi phí ♦ Hiểu được sự cần thiết của việc phân loại chi phí ♦ Mô tả cách ứng xử của biến phí, định phí ♦ Hiểu được khái niệm “căn cứ điều khiển sự phát sinh của chi phí” và tầm quan trọng của việc xác định “căn cứ điều khiển sự phát sinh chí của một tổ chức ♦ Phân biệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm & phân loại chi phí Bài 2 – Khái niệm và phân loại chi phí BÀI GIẢNG 2 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ Giảng viên: Th.S. Hồ Phan Minh Đức Khoa Kế toán – Tài chính Trường Đại học Kinh tế - Đại học HuếSố tiết học: 4 tiếtMục tiêu học tập Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng: ♦ Định nghĩa và cho thí dụ về đối tượng chịu chi phí ♦ Phân biệt được việc tập hợp chi phí và phân phối chi phí ♦ Hiểu được sự cần thiết của việc phân loại chi phí ♦ Mô tả cách ứng xử của biến phí, định phí ♦ Hiểu được khái niệm “căn cứ điều khiển sự phát sinh của chi phí” và tầm quan trọng của việc xác định “căn cứ điều khiển sự phát sinh chí của một tổ chức ♦ Phân biệt được chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp ♦ Phân biệt được chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được ♦ Phân biệt được cho phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất ♦ Phân biệt được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ ♦ Mô tả được vai trò của các chi phí trên báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp ♦ Hiểu được bản chất của chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí chênh lệch Trong qúa trình điều hành và quản lý hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị luônluôn cần các thông tin về hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đứng trên quanđiểm kế toán, các thông tin mà các nhà quản lý cần đa số thường có liên quan đến các chi phícủa doanh nghiệp. Trong kế toán quản trị chi phí được phân loại theo nhiều tiêu thức tùy theomục đích sử dụng của nhà quản lý. Việc nhận định và thấu hiểu từng loại chi phí và hành vicủa chúng là chìa khóa của việc đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức, điềuhành và quản lý hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ chi phí cũng như cácphương pháp phân loại chi phí thông dụng.1. Khái niệm chung về chi phí 1.1. Đối tượng chịu chi phí 10Bài 2 – Khái niệm và phân loại chi phí Các nhân viên kế toán thường định nghĩa “chi phí như là một nguồn lực hy sinh hoặcmất đi để đạt được một mục đích cụ thể” (Horngren et al., 1999). Hầu hết mọi người đều xemchi phí là hao phí nguồn lực tính bằng tiền để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ. Để trợ giúp cho việc ra quyết định, các nhà quản lý muốn biết chi phí tính đối tượng nàođó (ví dụ như một sản phẩm, dịch vụ, một dự án, hoặc một chương trình) là bao nhiêu. Chúngta gọi “đối tượng này” là một đối tượng chịu chi phí (cost object). Bảng 2.1. cung cấp một sốthí dụ về các đối tượng chịu chi phí khác nhau. Bảng 2.1. Ví dụ về đối tượng chịu chi phí Đối tượng chịu chi phi Ví dụ Sản phẩm Một chiếc xe đạp Martin 107 Dịch vụ Một chuyến bay từ Tp.HCM đến Sydney Dự án Một chiếc máy bay Boeing 777 do Hãng Boeing chế tạo cho Vietnam Airlines Khách hàng Một công ty ở Mỹ mua sản phẩm của Công ty bia Huda Huế Nhóm nhãn hiệu Nhóm nhãn hiệu dầu gội Rejoice của Công ty Procter&Gamble Việt Nam Hoạt động Một cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty Honda Việt Nam Bộ phận Một phân xưởng sản xuất của Công ty VIFON Chương trình Một chương trình đào tạo cao học quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Huế 1.2. Tập hợp chi phí và phân phối chi phí Một hệ thống kế toán chi phí thường xác định chi phí theo hai giai đoạn cơ bản: tập hợpchi phí và phân phối chi phí. Giai đoạn 1: Tập hợp chi phí: Việc thu thập số liệu chi phí theo một cách có tổ chức thông qua hệ thống kế toán. Vídụ, chi phí được tập hợp theo cách phân loại chi phí theo khoản mục: chi phí nguyên liệu trựctiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung… Giai đoạn 2: Phân phối chi phí: Việc phân phối các chi phí tập hợp được cho các đối tượng chịu chi phí. Việc phânphối chi phí có thể bao gồm: việc tính trực tiếp chi phí cho các đối tượng chịu chi phí (ápdụng cho các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) hoặc phân bổ chi phí chocác đối tượng chịu chi phí (áp dụng cho các chi phí gián tiếp như chi phí sản xuất chung) ...

Tài liệu được xem nhiều: