Danh mục

Khái niệm then chốt và tổ chức dạy học các khái niệm di truyền học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 972.70 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, gene, hoạt động của NST trong nguyên phân và giảm phân được xác định là các khái niệm then chốt trong hệ thống các khái niệm di truyền học. Bài viết thảo luận về các khái niệm then chốt và đề xuất cách thức tổ chức dạy học các khái niệm di truyền học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm then chốt và tổ chức dạy học các khái niệm di truyền học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ KHÁI NIỆM THEN CHỐT VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC KHÁI NIỆMDI TRUYỀN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI PHẠM THỊ THANH NHÀN, VŨ THỊ THU THỦY, CHU HOÀNG MẬU * Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên * Email.: chuhoangmau@tnu.edu.vn Tóm tắt: Câu hỏi đặt ra cho việc tổ chức dạy học phần di truyền học (DTH) của chương trình giáo dục phổ thông mới là những khái niệm nào là khái niệm then chốt, khái niệm cốt lõi và tổ chức dạy học hệ thống các khái niệm DTH như thế nào để phát triển ở học sinh (HS) năng lực nhận thức kiến thức, năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Trong nghiên cứu này, gene, hoạt động của NST trong nguyên phân và giảm phân được xác định là các khái niệm then chốt trong hệ thống các khái niệm di truyền học. Trong dạy học các khái niệm DTH, điều quan trọng là tập trung vào khái niệm then chốt và tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp. Dạy học thông qua đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) hoặc theo mô hình và con đường NCKH thể hiện sự tích hợp mạnh các tri thức sinh học và tri thức các môn khoa học liên quan. Để nâng cao hiệu quả dạy học DTH, năng lực chuyển hóa tri thức nghiên cứu thành tri thức dạy học và năng lực tin sinh học cần được hình thành và phát triển ở người giáo viên sinh học phổ thông hiện nay. Từ khóa: Dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề, khái niệm di truyền học, khái niệm then chốt, năng lực sinh học.1. MỞ ĐẦU Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung cốt lõi của môn Sinh học đượcthiết kế theo mức độ tổ chức sự sống, gồm các mức phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,sinh quyển. Các mạch nội dung kiến thức được thể hiện qua các lớp học bao gồm: sinh họcphân tử, sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật và virus, trao đổi chất và chuyển hóa nănglượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản, di truyền học, tiến hóa, sinh thái học vàmôi trường, sinh học và sự phát triển bền vững, sinh học trong tương lai, trong đó DTH đượcbố trí ở lớp 12. Trong bối cảnh hiện nay, nền giáo dục phổ thông nước ta đã chuyển sang cáchthức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, chương trình giáo dục phổ thôngmới đặt ra yêu cầu hình thành và phát triển ở HS các năng lực chung, cốt lõi bao gồm: nănglực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (BộGiáo dục và Đào tạo, 2017). Đối với môn Sinh học, HS được hình thành và phát triển nănglực sinh học, gồm năng lực nhận thức kiến thức sinh học, năng lực tìm tòi, khám phá tự nhiêndưới góc độ sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn (Bộ Giáo dục vàĐào tạo, 2018). Năng lực nhận thức kiến thức sinh học là cơ sở và nền tảng cho sự phát triểnnăng lực tìm tòi khám phá tự nhiên và năng lực vận dụng kiến thức sinh học. Nội dung phầnDTH có nhiều cơ hội phát triển năng lực sinh học cho HS Trung học phổ thông. Một sốhướng tiếp cận năng lực nhận thức kiến thức DTH đã được thảo luận. Courtois và Handel(1998) đã đề xuất cách tiếp cận hợp tác để cung cấp nguồn thông tin di truyền từ các cơ sở dữliệu, thư viện và các nhà khoa học, đề xuất vị trí của các thông tin di truyền trong chiến lượcgiảng dạy DTH ở trường trung học (Banet và Ayuso, 2000), thiết kế các tiêu chí cho việc dạyvà học di truyền học, đó là liên kết giữa mức độ tế bào và phân tử; gắn kết giữa giảm phân vớidi truyền; phân biệt dòng tế bào soma và tế bào mầm trong chu kỳ sống; hoạt động khảo sát 20BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1của HS về quan hệ giữa các mức độ tổ chức sự sống (Knippels et al, 2010); nghiên cứu thayđổi mô hình giáo dục các môn khoa học, từ giảng dạy bằng sự cung cấp các sự kiện, hiệntượng đến học tập tích cực, khả năng lập luận logic, hấp dẫn và đánh giá thường xuyên(Fischer, 2011). Trong dạy học các kiến thức DTH hiện nay, Smith và Wood (2016) đã nhấnmạnh rằng: cần tập trung vào phương pháp thực hành trong giảng dạy DTH như cách tiếp cậnnghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu của mình, Lê Đình Trung (2018) đã chỉ ra rằng, bảnchất của dạy học theo chủ đề là dạy học tích hợp để hình thành, phát triển các năng lực chungvà năng lực chuyên biệt cho học sinh, đồng thời tác giả đã trình bày việc xây dựng các chủ đềđể thực hiện dạy học tích hợp trong các quy luật di truyền nhằm minh họa cho nhận xét trên.Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xác định được đơn vị kiến thức chủ chốt, để từ đó có thể thayđổi cách ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: