Danh mục

Khái niệm Văn trong quan niệm của Lê Quý Đôn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.31 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để mở đầu cho việc đi sâu nghiên cứu những quan niệm khác nhau của Lê Quý Đôn đối với văn chương ta không thể không xem xét khái niệm “văn” được ông hiểu ra sao. Vì như nhà Đông phương học nổi tiếng của Liên Xô cũ N. I. Kônrat đã cho rằng muốn nghiên cứu lí luận văn chương của một di sản văn học lớn nào đó nhất thiết phải nghiên cứu các quan điểm đối với văn chương. Đó là một bộ phận quan trọng của lí thuyết văn chương giúp chúng ta thâm nhập vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái niệm "Văn" trong quan niệm của Lê Quý Đôn Khái niệm Văn trong quan niệm của Lê Quý Đôn Để mở đầu cho việc đi sâu nghiên cứu những quan niệm khác nhau của LêQuý Đôn đối với văn chương ta không thể không xem xét khái niệm “văn” đượcông hiểu ra sao. Vì như nhà Đông phương học nổi tiếng của Liên Xô cũ N. I.Kônrat đã cho rằng muốn nghiên cứu lí luận văn chương của một di sản văn họclớn nào đó nhất thiết phải nghiên cứu các quan điểm đối với văn chương. Đó làmột bộ phận quan trọng của lí thuyết văn chương giúp chúng ta thâm nhập vàothực tế sáng tác và lí luận của di sản văn học đó (8). Quan điểm này hoàn toàn phùhợp với việc tìm hiểu di sản lí luận văn chương của Lê Quý Đôn. Trong lịch sử mỹ học của Trung Quốc và Việt Nam từ “văn” (...) để chỉ“văn chương” là từ cổ nhất cũng là ổn định nghĩa nhất. Sau này người ta thêm yếutố “học” đi kèm để nhấn mạnh hơn giá trị nhận thức của nó (9). Ở nước Trung Hoathời cổ khái niệm “văn” thường được dủng theo nghĩa rộng để chỉ cà thi ca lẫn cáctác phẩm triết, sử. “Văn”, một trong bốn nội dung dạy học trò của Đức Khổng Tửlà theo nghĩa như vậy (văn, hạnh, trung, tín). Còn câu “học rộng ở văn, ước thúc ởlễ” (Luận ngữ - Thiên Ưng Dã) thì “văn” được hiểu là cả thi, thư. Muộn hơn vàothời Đông Hán lần đầu tiên trong Ban Cố trong “Nghệ văn chí” đã gạt các tácphẩm tản văn triết học của Bách Gia Chư Tử (kể cả Nho gia) ra khỏi phạm tr ù“văn” xếp vào phạm trù “nghệ”. Tuy thế, nghĩa rộng của từ “văn” vẫn tiếp tụcđược duy trì. Tình hình về cơ bản vẫn không thay đổi trong suốt mấy nghìn nămdiễn biến phức tạp của lịch sử mỹ học Trung Quốc thời phong kiến (10). Ở Việt Nam tình hình cũng không khác. Trong thời Lý – Trần do sự pháttriển của thơ phú và truyện kí, thể tài gần gũi với nghệ thuật ngôn từ, “văn” để chỉ“văn chương” đã nằm trong ý niệm của nhiều người. Khi Phạm Sư Mạnh viết“Nam triều nhân vật tổng năng văn” trong dịp tiễn sứ giả nhà Minh Dư Quý thì vịdanh tướng đồng thời là nhà thơ có tiếng họ Phạm đã dùng “văn” để chỉ “văn thơ”.Mặc dầu vậy khái niệm “văn” là “văn hóa”, “văn minh” và hẹp hơn là “học thuật”vẫn được nhiều người sử dụng. Sử Hy Nhan viết trong “Trảm xà kiến phú” rằng:“Y dư! Thánh hiền sùng văn thịnh thế...” (Ôi! Thánh hiền s ùng học thuật nhâncuộc thái bình). “Văn” ở đây nghĩa là học thuật. Mấy trăm năm về sau, Lê Quý Đôn và các học giả cùng thời với ông vẫnduy trì cách hiểu rộng, hẹp như thế về “văn”. Nghĩa nguyên thủy của từ “văn” làvằn gấm vẽ hoa, cũng là trang sức, tô điểm. Đôi khi Lê Quý Đôn vẫn dùng theonghĩa cổ ấy, ông viết: “Mặt trời, mặt trăng, các vị tinh tú là văn của bầu trời” (Tựa“Vân đài loại ngữ”). Ông còn viết: “Đặt đường kinh đường vĩ cho trời đất đó là đạivăn chương” (Mục lục dẫn “Vân đài loại ngữ”). Tuy nghĩa này của từ “văn” khôngđược dùng nhiều. Phổ biến là ông sử dụng “văn” để chỉ “văn hóa” (“Lễ, nhạc, phápđộ là văn của người” – Tựa “Vân đài loại ngữ”), để chỉ các trước tác của Bách GiaChư Tử (“Văn chương thật là vĩ đại! Ngũ Kinh, Tứ Thư đều là tác phẩm lớn lắm”– Tựa “Nghệ văn chí” hoặc “Các sách Trang Tử, Hoài Nam từ là tổ của vănchương” – Điều 5 – Văn nghệ), và còn để chỉ “các tờ tấu, sớ, chiếu, chế có quan hệđến đạo trị dân, cho đến ngân nga trước thuật” mà theo ông “đi đâu mà chẳng cóvăn” (Mục lục dẫn “Vân đài loại ngữ”). Tóm lại “văn” bao gồm toàn bộ nhữngsách vở trước tác do con người sáng tạo ra, “văn” vì vậy gắn liền với “nghệ”. Ôngviết: “Giáo khoa dạy lục nghệ trong đó có cả văn sự lẫn vũ bị” (Điều 3 – Vănnghệ). Điều này soi tỏ vì sao Lê Quý Đôn lại chia sách vở ra làm bốn loại: Hiếnchương, thơ văn, truyện kí và phương kĩ (Nghệ văn chí – Đại Việt thông sử). Có học giả tỏ ra không hài lòng với cách hiểu “văn” theo nghĩa rộng, thậmchí rất rộng, như đã phân tích, của Lê Quý Đôn, cho rằng cách hiểu đó hạn chế đếnviệc nhìn nhận đặc thù “văn” với tư cách là “văn chương”. Thật ra nhà bác học rấtcó ý thức trong việc sử dụng nghĩa rộng, hẹp của khái niệm công cụ này. Chẳngthế mà khi nêu tôn chỉ và ý nghĩa của việc soạn sử, Lê Quý Đôn đã phân biệt rấtrành rọt “văn” và “sử”. Ông đưa ra câu nói của Yến Hề Tư (1274-1344) để khẳngđịnh quan niệm trước sau của mình. Nhà sử học đời Nguyên này viết: “Việc soạnsử lấy việc dùng người làm gốc. Người có văn học mà không biết chép sử khôngthể cho dự vào sử quán” (11). Trong “Vân đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn có ghi lạinhận xét của sách “Ủy hạng từng đàm” về tác phẩm của La Quán Trung như sau:“Sách“Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung tựa vào chính sử bịa đặt ra nhiềuđiều không hợp lý... Thế mà có người dùng sách ấy cho là chuyện lạ, dương dươngtự đắc mà không tỉnh ngộ” (Vân đài loại ngữ II – Tr.84). Học giả họ Lê phần nhiềután thành với ý kiến của tác giả sách “Ủy hạng tùng đàm”. Tuy nhiên ông không cóý không thừa nhận hoặc chê trách quyền “bịa đặt” của tiểu thuyết lịch sử. Có lẽông chỉ muốn lưu ý người đọc không nên đánh đồ ...

Tài liệu được xem nhiều: